Nứt hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Nội dung bài viết
Nứt hậu môn có đặc trưng là một vết loét nông gần giống như một vết rách ở ống và rìa hậu môn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng làm cho người bệnh đau đớn khi đi vệ sinh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng nứt hậu môn qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
- Nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì
- Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em phải làm sao
- Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì không nên ăn gì
1. Nứt hậu môn là gì?
Nứt hậu môn là tình trạng có một vết rách nhỏ ở lớp niêm mạc mỏng vùng hậu môn. Các vết nứt thường gây đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. Tình trạng nứt kẽ hậu môn phổ biến ở mọi lứa tuổi và được chữa lành bằng các phương pháp điều trị đơn giản. Một số trường hợp bị nứt hậu môn có thể cần phải dùng đến thuốc hoặc đôi khi là phẫu thuật.
Các giai đoạn của nứt hậu môn, bao gồm:
- Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn này những tổn thương là một vết rách rất nông, có hình giống cái vợt, đầu to ở phía ngoài và đầu nhỏ ở phía trong, bờ thấp, đáy màu hồng.
- Giai đoạn mạn tính: Tổn thương ở giai đoạn mạn tính là một ổ loét sâu, bờ nổi cao, đáy màu trắng và có những sợi vòng của thớ cơ thắt trong chạy ngang qua. Tổn thương này có thể được phủ bởi một u hạt viêm, khi bị nhiễm trùng thì sẽ có một vài giọt mủ. Ở giai đoạn này mà không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì ổ loét của nứt hậu môn có thể tiến triển thành bệnh áp xe hậu môn và rò hậu môn.
2. Triệu chứng nứt hậu môn
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị nứt hậu môn:
- Đau nhiều ở hậu môn khi đi đại tiện, tình trạng đau rát có thể kéo dài đến vài giờ.
- Xuất hiện máu đỏ tươi, máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu quanh vùng hậu môn.
- Xuất hiện một vết rách trên da quanh hậu môn.
- Thường sẽ thấy da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.
3. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là gì?
Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng nứt hậu môn:
- Phân cứng hoặc lớn khó đào thải qua hậu môn.
- Do tình trạng táo bón và cố sức rặn khi đi đại tiện.
- Bị tiêu chảy mãn tính.
- Do viêm vùng hậu môn trực tràng, do bệnh Crohn hoặc bệnh viêm ruột khác gây ra.
- Do quá trình sinh nở ở phụ nữ.
- Do bị chấn thương trực tiếp vào vùng hậu môn.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân ít gặp hơn đó là ung thư hậu môn, một số bệnh nhiễm trùng như HIV, lao, mụn cóc sinh dục, giang mai.
4. Nứt hậu môn có nguy hiểm không?
Nếu để tình trạng nứt hậu môn kéo dài, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Chuyển sang nứt hậu môn mạn tính: Nứt hậu môn bao lâu thì lành cũng là sự quan tâm của nhiều người, vết nứt hậu môn có thể lành trước 8 tuần nếu người bệnh sử dụng các biện pháp cải thiện bệnh. Tuy nhiên nếu vết nứt hậu môn không lành sau 8 tuần thì được coi là nứt hậu môn mạn tính.
- Tình trạng tái phát: Nếu bạn đã từng bị nứt hậu môn, thì nguy cơ tái phát cũng rất cao.
- Nứt hậu môn có thể lan tới cơ thắt vòng hậu môn, làm cho các vết nứt khó lành hơn rất nhiều.
- Nếu để kéo dài hoặc không điều trị sẽ có nguy cơ bị bệnh áp xe hậu môn và rò hậu môn.
5. Biện pháp chẩn đoán nứt kẽ hậu môn
Khám lâm sàng nứt hậu môn
Đầu tiên các bác sĩ sẽ thăm khám hỏi những câu hỏi liên quan đến các triệu chứng bệnh, thói quen đi đại tiện của người bệnh.
Khám trực tiếp bằng mắt thường vết nứt hậu môn để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau để đưa ngón tay vào trong hậu môn nếu có nghi ngờ có vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhưng thao tác này khá đau nên bác sĩ sẽ cân nhắc trước khi thực hiện.
Xét nghiệm nứt hậu môn
Để xác định được chính xác bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm nhanh để kiểm tra tình hình vết rách. Ngoài ra, có thể phân biệt được là do nứt kẽ hậu môn hay do bệnh lý khác gây ra.
+ Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá độ nhạy cảm và lực co thắt vòng cơ bằng cách đo áp lực hậu môn. Ngoài ra, xem xét các chức năng của đại tràng có ổn định hay không.
+ Nội soi trực tràng đối với người bệnh có tuổi nhỏ hơn 50, không có nguy cơ các bệnh về ruột non hay ung thư trực tràng.
6. Cách điều trị nứt hậu môn
Thông thường, nứt hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh thay đổi thói quen ăn uống. Tuy nhiên các triệu chứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần phải điều trị bằng phương pháp khác. Dưới đây là các cách điều trị nứt hậu môn:
Điều trị nứt hậu môn bằng cách thay đổi lối sống
- Thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ: nhằm tránh tình trạng táo bón, mỗi ngày nên bổ sung 20 – 35gr chất xơ mỗi ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh như rau cải, bông cải xanh; các loại trái cây tươi như chuối, đu đủ.. ; các loại hạt như hạt chia, hạnh lanh, hạt óc chó; ngũ cốc nguyên cám…
- Uống nhiều nước: người bệnh nên uống ít nhất 2 lít mỗi ngày, cùng các loại nước ép rau củ. Tuyệt đối không uống các loại nước cho chứa chất kích thích, cafein.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng: giúp làm mềm phân, tránh tình trạng khó đại tiện.
- Không nhịn đi đại tiện: khi có nhu cầu đi đại tiện, người bệnh cần đi ngay, không có nhịn vì có thể dẫn đến táo bón, phân trở nên cứng hơn gây ra vết rách và đau đớn hơn. Đồng thời, không nên rặn quá nhiều và không ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên ống hậu môn.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và lau khô bằng khăn mềm.
- Điều trị triệt để tình trạng táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm để thúc đẩy chữa lành vết nứt hậu môn.
- Luyện tập thể dục đều đặn, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
Điều trị nứt hậu môn bằng cách sử dụng thuốc
- Sử dụng thuốc mỡ làm giảm đau, chống phù nề như: Anusol-HC, oxit kẽm… giúp làm giảm những khó chịu từ vết nứt.
- Dùng Nitrogylcerin bôi vùng hậu môn giúp giãn mạch và gia tăng lượng máu đến vết nứt, giúp cho vết nứt mau lành hơn. Cách này giúp giảm áp lực cơ thắt hậu môn, giảm bớt sự co thắt và giảm đau. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ như đau đầu, huyết áp thấp, chóng mặt…
- Tiêm botox: Có thể bác sĩ sẽ tiêm một liều nhỏ onabotulinumtoxinA (Botox) vào cơ vòng hậu môn làm liệt các cơ thắt trong vài tháng, gây giãn cơ thắt. Tác dụng phụ có thể gây ra bao gồm đau tại chỗ tiêm hay tạm thời rò rỉ khí hoặc phân.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Nếu vết thương nứt hậu môn kéo dài hoặc bệnh mạn tính thì có thể người bệnh cần phẫu thuật để mang lại hiệu quả cao hơn như:
- Nong hậu môn giúp nới cơ vòng hậu môn.
- Phẫu thuật giúp mở cơ vòng trong hậu môn: phương pháp này tạo ra một vết cắt bên lòng trong của cơ vòng, có chiều dài tương đương với rãnh nứt.
- Tiểu phẫu cắt bỏ vết nứt rồi dùng chỉ khâu lại: bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật cắt phần vết nứt đi. Kỹ thuật này thường kết hợp với mở cơ vòng trong nhưng vẫn cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về hiện tượng nứt hậu môn. Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tình trạng này đó là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến nặng hơn và kéo dài, người bệnh nên thăm khám sớm để hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra.
XEM VIDEO: VTV2 – HTCB SỐ 6: LỜI NHẮN NHỦ CỦA BÁC SỸ TRONG GIA ĐÌNH CÓ CẢ HAI BỐ MẸ UNG THƯ
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng