Ung thư hậu môn và những thông tin quan trọng bạn cần biết

Hậu môn được biết đến là bộ phận cuối cùng của hệ tiêu hóa có vai trò đào thải các độc chất và chất thải ra ngoài cơ thể. Khi hậu môn có những triệu chứng như xuất hiện các cơn đau rát, ngứa, chảy máu… thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh ung thư hậu môn. Vậy ung thư hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu qua bài viết tổng quan về bệnh ung thư hậu môn này nhé

Xem ngay:

1. Ung thư hậu môn và thông tin tổng quan

Ung thư hậu môn là một dạng bệnh lý ác tính đường tiêu hóa rất hiếm gặp so với các bệnh ung thư đường tiêu hóa khác nhưng rất nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao.

Ung thư hậu môn là gì?

Bệnh ung thư hậu môn là căn bệnh hình thành khi các tế bào trong lớp niêm mạc của hậu môn phát triển bất thường, tạo thành các khối u và có khuynh hướng di căn ra các vùng lân cận.

dau-hieu-ung-thu-hau-mon_1
Hình ảnh khối u ung thư hậu môn

Ung thư hậu môn được chia thành 5 loại khác nhau dựa trên đặc điểm tế bào, trong đó ung thư biểu mô tế bào vảy là phổ biến. Ngoài ra còn có ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp, ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư hắc tố Melanoma.

Các giai đoạn bệnh ung thư hậu môn

Bệnh ung thư hậu môn được chia ra thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn I: là giai đoạn tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp lót bên trong hậu môn với kích thước nhỏ hơn 2cm và chưa lan ra khỏi hậu môn nên triệu chứng không rõ ràng và người bệnh khó phát hiện được. 
  • Giai đoạn II: trong giai đoạn này thì khối u đã phát triển lớn hơn 2cm nhưng chưa lan ra khỏi hậu môn. 
  • Giai đoạn III: lúc này tế bào ung thư đã phát triển với kích thước rất lớn và bắt đầu lây lan sang các hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa lan ra các mô ở  xa.
  • Giai đoạn IV: đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư hậu môn và có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Vì lúc này khối u đã có kích thước rất lớn, xâm lấn ra ngoài hậu môn và lan rộng tới hạch bạch huyết xung quanh và các cơ quan khác như xương và gan, dạ dày…
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_14
U hậu môn tiến triển qua 4 giai đoạn

Phân loại ung thư hậu môn

Có thể phân loại ung thư hậu môn như sau:

– Ung thư mô ngoài (Bệnh Bowen): Có sự bất thường trên lớp bề mặt trong của hậu môn, giống các tế bào ung thư nhưng chưa phát triển sâu hơn. Đây còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.

Một số bác sĩ coi đây là ung thư hậu môn sớm nhất nhưng một số khác lại cho rằng đây chỉ là tiền ung thư chứ chưa phải là ung thư thực sự.

– Ung thư hậu môn xâm lấn:
Ung thư biểu mô tế bào vảy: So với ung thư biểu mô tại chỗ, loại ung thư này đã tiến vào các lớp sâu hơn của lớp lót.

Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp: Là một loại ung thư tế bào vảy.

Adenocarcinomas: Một số ít ung thư hậu môn được gọi là ung thư tuyến.

Ung thư biểu mô tế bào đáy: Loại này chiếm rất ít ở ung thư hậu môn, chủ yếu là phổ biến hơn đối với những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

U ác tính: Ung thư này bắt đầu ở các tế bào lớp lót hậu môn làm cho sắc tố màu nâu được gọi là melanin. Chỉ một phần rất nhỏ các bệnh ung thư hậu môn là u ác tính

Những nguy hiểm khi bị bệnh ung thư hậu môn

Như đã đề cập ở trên thì bệnh ung thư hậu môn là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi nó không chỉ gây ra nhiều sự bất tiện, khó chịu cho người bệnh mà còn rất nguy hiểm tới tính mạng: 

  • Trước tiên là căn bệnh này sẽ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh.
  • Ung thư hậu môn làm cho người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược sức khỏe giảm sút và dễ mắc các căn bệnh khác.
  • Nguy hiểm hơn là nếu chúng ta không phát hiện bệnh từ sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến nguy cơ bị di căn và tử vong rất cao.
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_12
Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần

2. Nguyên nhân của bệnh ung thư hậu môn

Cho tới nay thì nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh ung thư hậu môn vẫn chưa được các bác sĩ tìm ra được nhưng họ đã phát hiện được những yếu tố có thể gây ra bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Phần lớn các bệnh nhân mắc ung thư hậu môn đều ở mức tuổi khá cao trên 60 tuổi. 
  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá… có nhiều khả năng mắc ung thư hậu môn hơn.
  • Sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Những người có quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt khi giao hợp bằng đường hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư hậu môn. 
  • Chế độ ăn ít chất xơ: Nếu chế độ ăn của bạn ít rau, củ, quả, ngũ cốc có nhiều chất xơ sẽ gây khó khăn cho việc đại tiện dẫn đến việc hậu môn bị nứt, viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ hình thành khối u ung thư.
  • Nhiễm vi khuẩn HPV: Khuẩn HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư hậu môn. 
  • Tình trạng bệnh lý: Với những người mắc bệnh trĩ, hội chứng ruột kích thích có liên quan đến ung thư hậu môn… có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn
  • Mắc các bệnh ung thư khác: Nếu như bạn bị mắc ung thư âm đạo, ung thư cổ tử cung ở nữ giới hoặc ung thư dương vật ở nam giới có khả năng bị ung thư hậu môn cao hơn.
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_13
Bệnh ung thư hậu môn do nhiều yếu tố nguy cơ

3. Dấu hiệu ung thư hậu môn 

Việc phát hiện bệnh ung thư hậu môn từ sớm là điều rất quan trọng để người bệnh có nâng cao khả năng chữa trị thành công hơn. Sau đây là một số dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư hậu môn:

  • Ngứa ngáy khó chịu: Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư hậu môn thì người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy ở hậu môn kèm theo hiện tượng vùng da quanh bị sưng, đỏ, nổi mẩn. Vì dấu hiệu này cũng có thể là do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, nhiễm nấm… nên bạn nên đi kiểm tra cho chắc chắn.
  • U cục ở hậu môn: Khi bị ung thư hậu môn thì khu vực xung quanh hậu môn sẽ xuất hiện các khối u. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là bệnh trĩ chứ chưa hẳn là dấu hiệu của ung thư hậu môn.
  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh: Bệnh nhân ung thư hậu môn thường gặp triệu chứng là số lần đi vệ sinh tăng nhiều, hình dạng phân thay đổi và có cảm giác buồn nhưng không đi ra được. Đó là do khối u phát triển đã chèn ép đến các cơ quan xung quanh vùng ruột hoặc niệu đạo khiến bệnh nhân bị táo bón và tiểu nhiều lần. Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh táo bón thông thường, hoặc bệnh trĩ, polyp hậu môn. 
  • Hậu môn tiết dịch: Nếu thấy vùng hậu môn tiết dịch khác lạ, dạng nhờn dính, có màu vàng, kèm máu và có mùi hôi khó chịu thì khả năng cao là bạn đã bị ung thư hậu môn hoặc cũng có thể là chứng bệnh áp xe quanh hậu môn, bệnh trĩ, rò hậu môn 
  • Đau đớn: Khi khối u xâm lấn vào bên trong thì người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn và cơn đau sẽ tăng theo thời gian. Hiện tượng này có thể là do bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, bệnh lậu… nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư hậu môn. 
  • Hậu môn bị chảy máu: Nếu bạn thấy mình có hiện tượng chảy máu hậu môn thì rất có thể bạn đang bị ung thư hậu môn và bệnh tình ngày càng nặng. Nguyên nhân là do các khối u ở hậu môn và các vị trí di căn bị vỡ hoặc bong lớp vảy gây chảy máu và máu theo phân ra bên ngoài. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ hoặc các bệnh ở đường tiêu hóa thông thường.
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_16
Đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh

Nếu bạn thấy hậu môn có bất kỳ dấu hiệu nào nào thì cần đi khám sớm và trao đổi với bác sĩ để được chẩn trị bệnh chính xác hơn.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư hậu môn

Ngày nay, để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư hậu môn thì đã có rất nhiều phương pháp hiện đại, hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư hậu môn

Để chẩn đoán ung thư hậu môn thì các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm như sau: 

  • Kiểm tra hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ dùng tay kiểm tra xung quanh hậu môn có những khối u cứng, sưng và đau không? Có dấu hiệu bất thường nào không?
  • Nội soi: Là phương pháp giúp tìm các tổn thương bên trong hậu môn và trực tràng một cách chính xác hơn.
  • Sinh thiết: Là phương pháp dùng kim lấy mẫu tế bào kiểm tra xem có phải là tế bào ung thư hay không và phạm vi xâm lấn của khối u. 
  • Siêu âm: Là phương pháp siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm nội soi để nhận định mức độ xâm lấn của ung thư tới các lớp của ống hậu môn.
  • Chụp X-quang, chụp PET/CT: Là phương pháp giúp kiểm tra kích thước, vị trí, tình trạng và mức độ di căn của khối u, di căn hạch và xâm lấn cơ quan lân cận.
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_17
Nội soi hậu môn chẩn đoán chính xác bệnh

5. Phương pháp điều trị bệnh ung thư hậu môn

Tùy thuộc độ tuổi, giai đoạn ung thư, tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ có một số lựa chọn một hoặc kết hợp với các biện pháp điều trị sau:

  • Phẫu thuật: Với các khối u nhỏ thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ cục u và một số mô khỏe mạnh xung quanh hậu môn. Đây là phương pháp thường được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn sớm. Còn với bệnh nhân giai đoạn cuối hoặc không đáp ứng tốt các phương pháp điều trị khác thì phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ phần dưới của đường tiêu hóa
  • Hóa trị: Là phương pháp dùng thuốc chống ung thư được tiêm hoặc uống để đưa vào cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Là phương pháp dùng tia năng lượng cao tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể và có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả.
dau-hieu-ung-thu-hau-mon_18
Xạ trị ung thư hậu môn

6. ung thư hậu môn sống được bao lâu

Để khẳng định ung thư hậu môn sống được bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Độ tuổi bệnh nhân
  • Thể trạng người bệnh
  • Loại ung thư
  • Giai đoạn tiến triển bệnh
  • Mức độ đáp ứng điều trị
  • Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, phát hiện ung thư hậu môn càng sớm và tiến hành điều trị tích cực, cơ hội sống cho bệnh nhân càng cao.

Ung thư hậu môn được chia thành 2 nhóm là ung thư tế bào vảy và nhóm các loại ung thư không phải tế bào vảy (bao gồm ung thư tuyến, ung thư tại chỗ, ung thư tế bào đáy…) trong đó ung thư tế bào vảy phổ biến hơn cả. Đây cũng là loại ung thư có tiên lượng sống tốt hơn.

Ở giai đoạn I, khi khối u phát triển với kích thước nhỏ, dưới 2 cm, vẫn giới hạn trong hậu môn, bệnh nhân ung thư tế bào vảy có khoảng 77% cơ hội sống trong khi cơ hội này cho nhóm bệnh ung thư còn lại là 71%.

Ở giai đoạn II, khi khối u phát triển lớn hơn 2 cm nhưng vẫn chưa có bất kì sự lây lan đến hạch bạch huyết hay di căn đến các bộ phận ở xa nào, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư tế bào vảy là 67% và nhóm các loại ung thư khác khoảng 59%.

Ở giai đoạn III, khi khối u phát triển với kích thước không xác định, đã lan tới các hạch bạch huyết quanh trực tràng và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác như âm đạo, bàng quang, đại trực tràng, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư tế bào vảy là 51 – 58% và nhóm các loại ung thư khác là 35 – 50%.

Giai đoạn di căn, cơ hội sống cho cả 2 nhóm ung thư hậu môn đều giảm, chỉ còn khoảng 7 – 15%.

7. Người bệnh ung thư hậu môn nên làm gì?

Khi bị ung thư hậu môn thì người bệnh khó tránh khỏi những khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt. Do đó mà để việc chữa trị bệnh nhanh chóng thành công hơn thì người bệnh cần ghi nhớ một số điều sau:

  • Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tiến trình chữa trị được nhanh có kết quả khả quan hơn.
  • Hãy cố gắng giữ cho mình một tâm lý bình tĩnh, lạc quan để chống chọi với bệnh vì điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chữa bệnh thành công.
  • Chữa trị ung thư hậu môn hay bất cứ bệnh ung thư nào cũng là cả một quá trình khó khăn, lâu dài. Vậy nên bệnh nhân cần tâm sự, nói chuyện với thân để họ có thể hỗ trợ, chăm sóc tốt hơn. 
  • Phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với những thực phẩm giàu dưỡng chất, chất xơ như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C để giúp các tổn thương ở hậu môn nhanh lành hơn. Hạn chế dùng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ hải sản, đồ ăn cay nóng, quá mặn… để giảm bớt mức độ nặng nề của bệnh.
  • Chú ý tạo dựng một lối sống lành mạnh không thuốc lá, rượu bia… để tránh cho tế bào ung thư phát triển mạnh hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Cần phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho khu vực hậu môn để tránh tình trạng viêm nhiễm và giúp các tổn thương mau lành.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Bởi vì bệnh ung thư hậu môn là căn bệnh nằm ở vị trí khá nhạy cảm nên người bệnh thường mang tâm lý ngại ngùng, không dám đi khám. Chính vì lý do này đã khiến cho bệnh tình trở nên nặng hơn và đến khi phát hiện được thì bệnh đã đến giai đoạn cuối, khó cứu chữa. Vậy nên các bạn hãy chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường của hậu môn để kịp thời điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7