Những điều bạn cần biết về ung thư phổi giai đoạn 4

Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn muộn của bệnh ung thư phổi, lúc này các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan xa trong cơ thể. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học đã mang đến nhiều hy vọng cho những bệnh nhân ở giai đoạn này. GHV KSol sẽ giải đáp những thắc mắc về ung thư phổi giai đoạn 4 qua bài viết dưới đây. 

XEM THÊM:

1. Ung thư phổi giai đoạn 4 là gì?

Phổi là một bộ phận rất quan trọng của hệ hô hấp, cho phép con người hít thở. Ung thư phổi là tình trạng tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai phổi, thường xảy ra ở các tế bào thuộc lớp niêm mạc của đường thở. Những tế bào bất thường sẽ không phát triển thành mô phổi khỏe mạnh, mà chúng sẽ phân chia nhanh chóng và hình thành nên các khối u gây cản trở chức năng của phổi. 

Ung thư phổi giai đoạn 4 là một giai đoạn phát triển muộn nhất của bệnh ung thư phổi. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết, các khu vực xung quanh phổi và một số cơ quan xa trong cơ thể. 

Theo thống kê, có khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi khi được chẩn đoán mắc bệnh đã ở giai đoạn 4. Lúc này, đã xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt khiến bệnh nhân phải đi khám và phát hiện bệnh. Ở giai đoạn này, khối u không chỉ ở phổi mà có thể đã di căn tới các cơ quan khác của cơ thể như não, xương hoặc gan. Đặc điểm của khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị cũng như tiên lượng sống của bệnh nhân giai đoạn này.

Ung thư phổi giai đoạn cuối được chia thành giai đoạn 4A và 4B. Trong đó:

  • Giai đoạn 4A: Giai đoạn này là tình trạng có tế bào ung thư ở cả hai phổi, khối u nằm trong lớp phủ của phổi (màng phổi); hoặc lớp phủ của tim (màng ngoài tim); hoặc có chất lỏng xung quanh phổi hay tim có chứa các tế bào ung thư. Lúc này, ung thư đã lan ra bên ngoài ngực đến một hạch bạch huyết, hoặc đến một cơ quan khác như gan hoặc xương.
  • Giai đoạn 4B: Giai đoạn này là ung thư đã lan rộng đến một hoặc nhiều cơ quan xa trong cơ thể chẳng hạn như: não, các hạch bạch huyết ở xa hoặc xương, tuyến thượng thận, thận, gan…
ung-thu-phoi-giai-doan-4-2
Ung thư phổi giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng của căn bệnh này

2. Nguyên nhân gây ung thư phổi giai đoạn 4

Dù tỷ lệ người mắc ung thư phổi giai đoạn 4 không hề nhỏ nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác nào gây ra bệnh. Các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng bệnh có liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Hút thuốc lá: Đây là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, một số thành phần có trong khói thuốc có khả năng gây ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Theo số liệu thống kê, có đến 90% người mắc ung thư phổi là do nguyên nhân hút thuốc lá, trong khi nguyên nhân khác chỉ chiếm 10%, đây là một con số đáng báo động cho thấy mức độ nguy hiểm của thói quen hút thuốc gây ra. 
  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi: Không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn là lý do dẫn đến căn bệnh ung thư phổi giai đoạn 4. Phổi là cơ quan hứng chịu trực tiếp những tác nhân này thông qua hoạt động hít thở của chúng ta hàng ngày. Chính vì vậy, những chất độc hại nếu tồn tại với nồng độ vượt ngưỡng cho phép trong không khí có thể là nguyên nhân gây ung thư phổi giai đoạn cuối.
  • Tia phóng xạ: Tình trạng phơi nhiễm với tia phóng xạ có thể dẫn đến nhiều bệnh, trong đó có ung thư phổi giai đoạn 4. Những công nhân làm trong các ngành khai thác uranium, fluorspar sẽ nguy cơ mắc sẽ cao hơn rất nhiều do hít thở trong bầu không khí có chứa radon – một chất phóng xạ phổ biến gây ra bệnh ung thư phổi.
  • Di truyền: Mới đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ung thư phổi giai đoạn 4 có liên quan đến gen di truyền. Như vậy, đối với những gia đình có người thân mắc ung thư phổi hãy nâng cao tinh thần cảnh giác, bởi nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Do đó, những đối tượng này nên đi tầm soát ung thư phổi định kỳ. 
  • Ngoài ra, ung thư phổi giai đoạn cuối còn được xác định là do nhiều nguyên nhân khác gây ra như: ăn uống thực phẩm bẩn trong thời gian dài, lối sống không lành mạnh…

3. Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4, ung thư phổi đã di căn đến các vùng khác của cơ thể, có thể xuất hiện nhiều triệu chứng kết hợp với các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn trước, có thể bao gồm: vàng mắt, vàng da, ho dai dẳng, đau ngực, khó thở, khàn giọng và ho ra máu. Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 cũng có thể khác nhau tùy theo vị trí mà ung thư phổi đã di căn trong cơ thể. Cụ thể:

  • Nếu tế bào ung thư di căn đến xương, chúng có thể gây đau xương hoặc gãy xương.
  • Nếu tế bào ung thư di căn đến gan, chúng có thể gây buồn nôn, mệt mỏi, đầy hơi, vàng da hoặc sưng tứ chi.
  • Nếu tế bào ung thư giai đoạn 4 di căn não, chúng có thể gây đau đầu, suy giảm thị lực, khó nói hoặc co giật.  
  • Một số triệu chứng khác của ung thư phổi giai đoạn 4 là: đau bụng, đau lưng, yếu đuối, mệt mỏi, xuất hiện khối u ở cổ hoặc quanh xương đòn, ăn không ngon, tê hoặc ngứa ran khắp người.
ung-thu-phoi-giai-doan-4-1
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 4 phụ thuộc vào vị trí di căn, như di căn đến xương sẽ làm gãy xương

4. Ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu?

Ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố di căn của ung thư. Cụ thể như sau:

Các yếu tố quyết định ung thư phổi sống được bao lâu

Để xác định được thời gian sống của người bệnh ung thư giai đoạn 4, các bác sĩ sẽ không đưa ra phán đoán dựa trên các cơ sở sau:

  • Giai đoạn của bệnh: Đây là tình trạng và mức độ của bệnh mà người bệnh đang mắc phải. Giai đoạn của bệnh sẽ cho biết được tế bào ung thư đã phát triển như thế nào, để từ đó bác sĩ xác định phương pháp điều trị và cho người bệnh biết được thời gian sống là bao lâu để chuẩn bị tâm lý trước.
  • Phương pháp điều trị bệnh: Nếu như giai đoạn ung thư phổi mà bệnh nhân gặp phải có thể áp dụng được biện pháp phẫu thuật thì thời gian sống của người bệnh sẽ dài hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh chữa trị bằng phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc thậm chí là không thể áp dụng được 2 phương pháp này thì thời gian sống còn lại rất ngắn.
  • Sức khỏe và thể trạng của người bệnh: Nếu bệnh nhân có thể trạng và sức khỏe tốt thì thời gian sống có thể kéo dài hơn so với người có thể trạng và sức khỏe yếu. Trường hợp này được so sánh khi có hai người bệnh có cùng giai đoạn bệnh.

Ung thư phổi giai đoạn 4 sống được bao lâu?

Bệnh ung thư phổi được chia làm 2 thể chính đó là: ung thư phổi tế bào nhỏung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ có tốc độ phát triển nhanh gấp đôi và di căn xa, người bệnh khi mắc phải thường có triệu chứng như: ho khan hoặc ho có đờm, sụt cân bất thường, khó thở và đau tức ngực… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 đa phần sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh. Trong trường hợp người bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm được điều trị đầy đủ thì có thể sống thêm được khoảng 5 năm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ung thư phổi tế bào nhỏ đã di căn thì cho dù có duy trì áp dụng các biện pháp điều trị cũng chỉ sống thêm được từ 6 – 18 tháng (tùy thể trạng từng bệnh nhân).

Bên cạnh đó, những trường hợp bệnh nhân ung thư phổi có thể sống trên 5 năm chỉ được xét trong các giai đoạn bệnh như:

  • Ở giai đoạn khu trú, tỷ lệ sống của người bệnh ung thư phổi trên 5 năm khoảng 52%.
  • Khi các tế bào ung thư lan tới các hạch bạch huyết lân cận, người bệnh sống được trên 5 năm chỉ còn chiếm tỷ lệ 25%.
  • Đố với trường hợp xuất hiện tình trạng di căn xa, tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh lúc đó chỉ còn khoảng 4%.

Hiện nay, đã có loại thuốc có thể làm ức chế tế bào ung thư phổi nhưng đây cũng chỉ là biện pháp nhằm mục đích kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, chứ không thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh.

ung-thu-phoi-giai-doan-4
Tỷ lệ sống trên 5 năm của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 chỉ còn khoảng 4%

5. Ung thư phổi giai đoạn 4 có lây không?

Ung thư phổi giai đoạn 4 có lây không là thắc mắc của không ít người, đặc biệt là khi trong gia đình có người thân bị ung thư phổi. Khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội, nhiều người lo sợ bệnh có thể bị lây bệnh thông qua hô hấp hoặc sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến, không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Như vậy, có thể kết luận rằng bệnh ung thư phổi không lây từ người này sang người khác. Người bị mắc ung thư phổi không phải là nguồn lây nhiễm, cũng không có khả năng truyền bệnh ra môi trường xung quanh. Tất cả các thông tin ung thư phổi có thể bị lây nhiễm đều không có căn cứ khoa học. 

6. Ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không?

Dựa trên tình trạng di căn của khối u đến các cơ quan khác trong cơ thể, bác sĩ sẽ xác định được ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không. 

Bên cạnh đó, dựa vào một số đặc điểm di truyền của khối u ở phổi sẽ có sự khác biệt ở mỗi bệnh nhân nên khả năng chữa trị thành công cũng tùy vào từng trường hợp. Một số bệnh nhân ung thư giai đoạn 4 mang các đột biến nhất định như: ALK, EGFR, ROS1… sẽ có khả năng đáp ứng cao với các loại thuốc điều trị đích. Trong khi đó, khối u có thể mang một hoặc nhiều đột biến cùng lúc lại có khả năng đáp ứng với liệu pháp điều trị miễn dịch.

Ngoài ra, những yếu tố như độ tuổi, giới tính và thể trạng của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối cũng ảnh hưởng tới tiên lượng và hiệu quả của các phương pháp điều trị. Cụ thể, những người trẻ tuổi thường sống lâu hơn và có cơ hội điều trị hiệu quả cao hơn người cao tuổi. Nếu tình trạng sức khỏe ở thời điểm phát hiện ra bệnh của bệnh nhân còn ổn định, thì cơ hội điều trị sẽ cao hơn so với những người có thể trạng kém.

7. Cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 4

Thực tế, ung thư giai phổi giai đoạn 4 vẫn có rất nhiều lựa chọn để chữa trị. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có lựa chọn tốt nhất. Dưới đây là các cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 4:

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 bằng thuốc điều trị đích

Các loại thuốc điều trị đích ung thư phổi giai đoạn cuối (Targeted Therapy) nhắm vào những đột biến gây ung thư như: EGFR, ROS1, ALK, BRAF và KRAS. Có khoảng 20% bệnh nhân mắc ung thư phổi tiến triển mang 1 trong 5 đột biến gen trên nên bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cần làm sinh thiết để kiểm tra xem khối u có các đột biến kể trên hay không. Nếu có một trong những đột biến đó, thì ung thư phổi tiến triển sẽ rất nhạy và có khả năng đáp ứng tốt với các loại thuốc như:

  • Thuốc Iressa (gefitinib): Là loại thuốc nhắm vào đột biến EGFR.
  • Thuốc Xalkori (crizotinib): Là loại thuốc nhắm vào các đột biến ALK và ROS1.

Có thể nói, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 mang một trong những đột biến kể trên có thể có đủ điều kiện điều trị bằng thuốc điều trị đích.Từ đó, cơ hội điều trị ung thư hiệu quả ở những bệnh nhân mang một trong những đột biến này cũng cao hơn 2 lần so với các bệnh nhân không mang đột biến.

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 bằng liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là một liệu pháp điều trị ung thư mới, liệu pháp này hoạt động theo cơ chế ức chế phân tử mà tế bào ung thư sử dụng để trốn hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch cũng sẽ được kích hoạt và có khả năng nhận biết, tiêu diệt tế bào ung thư rất hiệu quả.

Để có thể xác định xem bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 có thể điều trị bằng liệu pháp miễn dịch hay không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bệnh nhân có các dấu chuẩn PD-L1 hay không. Có khoảng 30–40% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dấu chuẩn PDL-1 dương tính có thể dùng các thuốc miễn dịch Opdivo (nivolumab) và Keytruda (pembrolizumab) để điều trị ung thư phổi.

Các bệnh nhân ung thư phổi là liệu pháp miễn dịch thường ít có tác dụng phụ, có hiệu quả điều trị cao hơn so với hóa trị và điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch có thể giúp bệnh nhân kéo dài thời gian thêm khoảng 3 tháng nữa.

Điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 bằng hóa trị

Bác sĩ sẽ thực hiện phác đồ hóa trị dành cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 và được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp miễn dịch và thuốc điều trị đích. Đánh giá về hiệu quả, có khoảng 20–25% bệnh nhân điều trị bằng hóa trị đã cho thấy đáp ứng một phần, sự tổn thương do ung thư hay bán kính dài nhất ở khối u cũng giảm ở 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư.

Liệu pháp điều trị kết hợp

Trong phác đồ điều trị ung thư phổi giai đoạn 4, các bác sĩ cũng có thể kết hợp nhiều liệu pháp điều trị với nhau hoặc kết hợp một số loại thuốc của cùng một liệu pháp nhằm tăng hiệu quả điều trị. Ví dụ: sử dụng 2 thuốc miễn dịch hoặc hóa trị kết hợp với nhau, hoặc dùng liệu pháp miễn dịch sau hóa trị, xạ trị…

ung-thu-phoi-giai-doan-4-4
Có thể điều trị ung thư phổi giai đoạn 4 bằng hoá trị hoặc kết hợp các phương pháp với nhau

8. Phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 

Khi ung thư phổi bước sang giai đoạn 4 là người bệnh đã bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh. Vì vậy, tỷ lệ bệnh nhân có thể khỏi bệnh trong giai đoạn này là hoàn toàn không có. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối ở trên hầu hết chỉ nhằm mục đích giúp người bệnh giảm thiểu sự đau đớn và kéo dài thời gian sống đến mức có thể.       

Thực hiện theo phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra

Khi ung thư phổi bước vào giai đoạn 4, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là phương pháp điều trị hỗ trợ. Các phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn các triệu chứng của bệnh gây ra, làm giảm cơn đau và kéo dài sự sống nhiều nhất có thể cho người bệnh.

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Trong giai đoạn này, cơ thể người bệnh bị các tế bào ung thư tấn công rất mạnh mẽ. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã và đang bị tổn thương rất nặng nề. Cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, sụt cân nhanh chóng và nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn. 

Đồng thời, hãy lắng nghe những mong muốn của người bệnh về thực phẩm muốn được ăn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều đạm như: thịt, cá, sữa, tôm… Đảm bảo thức ăn được chế biến ở chế độ dễ ăn và cơ thể dễ hấp thụ nhất.

Vận động cơ thể

Cơ thể mệt mỏi là biểu hiện của tất cả những người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cứ nằm một chỗ, tình trạng khó thở, mệt mỏi của người bệnh sẽ càng tăng lên. Do đó, phương pháp tốt nhất là bạn nên đưa người bệnh đi dạo và thực hiện một số hoạt động vận động nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối có thể nâng cao sức khỏe, cũng như tạo cảm giác thông suốt khi hít thở và ăn uống.

Luôn giữ tâm trạng tích cực, lạc quan

Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư, tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Khi mắc ung thư phổi giai đoạn 4, người bệnh không nên mất tinh thần và tuyệt vọng mà hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Như vậy sẽ giúp cho bản thân trở nên thoải mái, cũng như giảm bớt sự đau đớn. Bên cạnh đó, việc giữ cho tinh thần thoải mái sẽ mang lại hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị có kết quả tốt hơn.

9. Ung thư phổi giai đoạn 4 nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm mà người bệnh ung thư phổi giai đoạn 4 nên ăn:

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Một chế độ ăn uống giàu vitamin C sẽ giúp cơ thể người bệnh có đủ chất đề kháng, chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối một cách tốt nhất. Vitamin C này thường được tìm thấy nhiều trong cam, quýt, bưởi, táo, việt quất… Ngoài ra, người chăm sóc nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, E, B như: ớt chuông, rau xanh, bí, cà chua, khoai tây, bột yến mạch… cũng giúp nâng cao tối ưu sức khỏe của bệnh nhân.

ung-thu-phoi-giai-doan-4-3
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Ăn dầu cá mỗi ngày

Các axit béo tốt như omega3, omega 6 trong dầu cá có tác dụng chống viêm và tăng khả năng miễn dịch hiệu quả ở những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4. Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi có thể uống từ 1 – 2 viên dầu cá mỗi ngày hoặc người nhà dùng thêm cá hồi, cá thu, cá ngừ vào khẩu phần ăn của bệnh nhân 2 lần/tuần. Tuy nhiên, cần lưu ý những bệnh nhân có tiền sử bệnh về máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông warfarin thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm này.

Thực phẩm chứa nhiều flavonoids

Theo các nhà nghiên cứu, những loại thực phẩm chứa nhiều flavonoids cùng các chất chống oxy hóa đều có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và làm chậm nguy cơ tiến triển của tế bào ung thư. Bởi vậy, bạn nên kết thân với các thực phẩm như: cà chua, cải lá, cải xoăn, rau bina (giàu flavonoids) và sữa ít béo, trà xanh…(giàu chất chống oxy hóa) sẽ rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, đừng quên bổ sung tỏi tươi vào món ăn mỗi ngày cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, bởi allicin và lưu huỳnh trong tỏi cũng giúp chống lại các tế bào ung thư rất hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý nên nghiền nát tỏi, để trong không khí khoảng 2 phút rồi mới ăn sẽ cho công dụng hỗ trợ điều trị bệnh cao hơn.

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Khả năng tiêu hóa của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 thường bị suy giảm và yếu đi rất nhiều. Chính vì vậy, khi lên kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, người chăm sóc nên lựa chọn những thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu là tốt nhất. Đồng thời, chế biến cũng nên đơn giản, hợp khẩu vị người ăn, tránh chế biến món chiên rán, dễ làm mất chất lại gây ho, đờm khiến bệnh tình thêm trầm trọng. 

Đồng thời, bạn cũng nên tránh nêm nếm quá nhiều muối hay sử dụng nhiều gia vị cay như: ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế… trong thực đơn của người bệnh. Điều này không những những khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi mà còn khiến bệnh ung thư phổi trở nên nguy hiểm hơn.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng sẽ đảm bảo nguồn năng lượng luôn được ổn định, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất. Bên cạnh đó, cần lưu ý khả năng tiêu hóa thức ăn vào ban ngày ở người bệnh tốt hơn nhiều so với ban đêm. 

Nước ép lựu

Theo các nghiên cứu mới đây, trong nước ép lựu có chứa chất giúp ngăn chặn các khối u ở chuột. Mặc dù vẫn chưa có kết luận cụ thể trên người, nhưng điều này cũng là tín hiệu đáng mừng cho những người bị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Ngoài ra, lựu cũng có tác dụng trong việc kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho con người. Cũng vì vậy mà rất nhiều người ưa chuộng loại nước ép này.

Nước ép cà rốt

Cà rốt vốn là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin B6, Amino Acid Methionine cao. Đây là những chất có tác dụng tích cực trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi vì đa số bệnh nhân ung thư phổi đều thiếu hụt các loại Vitamin này. 

Ngoài nước ép lựu và cà rốt, sau mỗi đợt hóa trị nếu được sự cho phép của bác sĩ bạn có thể sử dụng các loại nước ép khác: như cam, dâu tây, kiwi… Lượng vitamin C có trong những loại trái cây này rất tốt trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.

Lưu ý: Bệnh nhân và người nhà cần trao đổi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng loại nước ép nào để sử dụng hỗ trợ cho quá trình điều trị.

Như vậy, trên đây là những thông tin về bệnh ung thư phổi giai đoạn 4GHV KSol muốn gửi đến bạn. Nếu cần hỗ trợ về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài 18006808 (miễn cước) để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 19 – NGƯỜI TRUYỀN LỬA NIỀM TIN

https://www.youtube.com/watch?v=iyxqKgA-JEY