Những thông tin cần biết về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Theo thống kê của cơ quan quốc tế Nghiên cứu ung thư (IARC) thì bệnh ung thư phổi chiếm tới 18,2% ca tử vong trong tổng số các bệnh ung thư hiện nay. Trong đó có đến 80% người mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đây là căn bệnh nguy hiểm và việc điều trị thành công ở giai đoạn muộn là rất thấp. Vậy ung thư phổi không tế bào nhỏ có đặc điểm như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng GHV KSOL tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

XEM THÊM:

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là một trong các dạng của bệnh ung thư phổi có tỷ lệ người mắc cao nhất. Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ hình thành khi các tế bào khỏe mạnh trong phổi thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát tạo thành một khối u ở bất kỳ vị trí nào trong phổi. Khi khối u này phát triển thì các tế bào ung thư có thể bị bong ra và đi theo đường máu hoặc hệ bạch huyết đến các cơ quan khác như gan và xương, não… và tác động tiêu cực đến những cơ quan này.

ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_1
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm 80% bệnh lý ung thư

Ung thư phổi không tế bào nhỏ được chia thành các loại như sau: ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào vảy, ung thư tế bào lớn. Mỗi một loại bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.

Nguyên nhân và dấu hiệu ung thư phổi không tế bào nhỏ

Cũng tương tự như những loại ung thư phổi khác thì bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng có nguyên nhân và dấu hiệu như sau.

Nguyên nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào kết luận được chính xác nguyên nhân gây ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể dẫn đến bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.

  • Người hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trong môi trường có khói thuốc lá. Những chất độc hại có trong khói thuốc sẽ làm hỏng các tế bào trong phổi, khiến cho các tế bào phổi phát triển bất thường và gây bệnh.
  • Nếu người bệnh phải làm việc, sinh sống trong môi trường có những chất độc hại như amiăng, radon và các chất hóa học khác thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào nhỏ nói riêng và các bệnh khác nói chung.
  • Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc ung thư phổi thì bạn cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao do di truyền.
ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_14
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu có nguy cơ gây ung thư phổi

Triệu chứng của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Những người khi bị mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ thì sẽ có thể gặp các triệu chứng như: 

  • Người mệt mỏi, chán ăn, sụt cân bất thường.
  • Thường xuyên ho khan, ho kéo dài, có thể ho ra đờm, chất nhầy và thậm chí là máu.
  • Khi ho thường cảm thấy tức ngực và khi hít thở thường có âm thanh khàn khàn, thở khò khè, khó thở. 
  • Khàn giọng hoặc giọng nói bị thay đổi.
  • Rất hay mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm như viêm phế quản, viêm phổi
  • Nếu ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể thì người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như: đau xương, đau đầu, chóng mặt, tê mỏi tay chân, vàng mắt hoặc vàng da…
ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_15
Ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân xuất hiện những cơn ho liên tục, dai dẳng

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Phương pháp chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ

Để chẩn đoán được chính xác người bệnh có bị mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ thì ngoài việc khám trực tiếp các triệu chứng mà bạn đang gặp phải thì sẽ tiến hành một số các xét nghiệm, chụp chiếu như:

  • Chụp X-quang: giúp quan sát hình ảnh cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể.
  • Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ): kiểm tra lưu lượng máu, các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Siêu âm: xem hình ảnh các mô trong cơ thể nhờ vào các sóng âm.
  • Chụp PET: là dùng các chất phóng xạ hoặc chất đánh dấu để ghi nhận lại những tế bào đang hoạt động bất thường.
  • Chụp CT: dùng tia X cường độ cao để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô và mạch máu trong phổi.
  • Xét nghiệm tế bào đờm: nhằm kiểm tra đờm trong cổ họng có tế bào ung thư không.
  • Sinh thiết: dùng kim lấy mẫu mô từ dịch bên trong phổi hoặc ở những vùng mô tế bào tăng trưởng bất thường.
  • Nội soi phế quản: dùng một ống mảnh có gắn máy ảnh nhỏ ở đầu luồn qua mũi hoặc miệng vào trong phổi và có thể lấy một mẫu mô nhỏ ra ngoài để kiểm tra.
ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_17
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua phim X-quang và các xét nghiệm

Điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Sau khi kiểm tra, chẩn đoán được loại bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ thì các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp nhất với tình trạng, sức khỏe của người bệnh một cách hợp lý. Cụ thể là:

  • Phẫu thuật: Nếu bệnh ở giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư, có thể bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lá phổi bị ảnh hưởng.
  • Phẫu thuật lạnh: sử dụng cách đông lạnh nhằm giúp phá hủy tế bào ung thư phổi.
  • Xạ trị: khi không thể loại bỏ khối u ác tính bằng phẫu thuật thì các bạn có thể dùng biện pháp xạ trị là sử dụng chùm tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Hóa trị: dùng thuốc trị liệu tích cực dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch và thuốc sẽ vào hệ tuần hoàn, đi khắp cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư. 
  • Liệu pháp điều trị trúng đích: là phương pháp dùng các loại thuốc và kháng thể có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Biện pháp này được đánh giá là ít gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh hơn so với xạ trị và hóa trị.
  • Liệu pháp laser hoặc liệu pháp quang động (PDT): là biện pháp sử dụng tia laser chuyên dụng để kích hoạt các thuốc đặc biệt mà tế bào ung thư đã hấp thụ. Nhờ đó mà sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư mà tránh được việc gây tổn hại cho mô khỏe mạnh.
ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_13
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ hiệu quả

Những lưu ý cho người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Nếu như bị mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ thì các bạn cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt về ăn uống, sinh hoạt để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Lưu ý về chế độ sinh hoạt cho người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt hằng ngày sẽ giúp cho bạn có sức đề kháng tốt và ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư phát triển:

  • Người bệnh cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ để có thể yên tâm điều trị tích cực hơn.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường khả năng miễn dịch, sức đề kháng và chống chọi với bệnh tật.
  • Tạo một bầu không khí trong lành, độ ẩm phù hợp cũng rất có lợi cho việc tránh được bệnh tình trở nặng hơn.
  • Duy trì những thói quen lành mạnh như ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp cơ thể cân bằng và hồi lại sức khỏe.
  • Đồng thời nên hạn chế sử dụng những sản phẩm không lành mạnh, có nhiều hóa chất sẽ ảnh hưởng đến bệnh tình.
ung-thu-phoi-khong-te-bao-nho_18
Bệnh nhân cần luôn giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

Chế độ ăn uống hợp lý, ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố giúp cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có những tiến triển tích cực:

  • Nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ từ rau củ, hoa  quả, ngũ cốc… để tăng cường sức đề kháng chống lại các tế bào ung thư.
  • Người bị ung thư phổi không tế bào nhỏ nên chú ý ăn uống thanh đạm, dùng các thực phẩm tươi mới, hạn chế thực phẩm có dầu mỡ, quá nhiều chất bổ sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Những thức uống như rượu, bia nước ngọt cũng là những thực phẩm vô cùng độc hại mà các bạn không nên ăn nếu muốn điều trị bệnh thành công.

Người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Chú ý luôn tuân theo phác đồ điều trị mà các sĩ đã đưa ra để việc điều trị đạt kết quả tối ưu nhất:

  • Luôn đi khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để được kiểm tra tiến triển của bệnh, tránh tình trạng bệnh có dấu hiệu tái phát để điều trị kịp thời.
  • Đồng thời cần phải chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của cơ thể và  thông báo với bác sĩ để kịp thời chẩn đoán chữa trị.

Tuy rằng ung thư phổi không tế bào nhỏ là bệnh có tính chất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống của bệnh nhân rất cao. Vậy nên để có thể yên tâm tận hưởng cuộc sống vui vẻ thì các bạn hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình khỏi những tác nhân gây bệnh này nhé.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 19 – NGƯỜI TRUYỀN LỬA NIỀM TIN

https://www.youtube.com/watch?v=iyxqKgA-JEY

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7