Ung thư phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Nội dung bài viết
Ung thư phổi là một trong những ung thư nguy hiểm đứng đầu trên thế giới và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ung thư phổi sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng thể hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol đi tìm hiểu thông tin về bệnh này nhé!
XEM THÊM:
- Hành trình hơn 4 năm đẩy lùi bệnh ung thư phổi di căn
- Ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu? Triệu chứng thế nào?
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là loại ung thư xuất phát từ phổi hay còn được gọi là khối u ác tính ở đường hô hấp. Bệnh ung thư phổi xảy ra khi một khối u ác tính hình thành trong phổi, phát triển nhanh về kích cỡ dẫn tới xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh.
Các bác sĩ chia ung thư phổi thành hai loại chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Đó là:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC): Bệnh này chiếm 80 – 85% tổng số trường hợp mắc bệnh. Đây là thuật ngữ chung dùng để chỉ một số loại u ở phổi ác tính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC): Chỉ chiếm khoảng 15 – 20% các trường hợp bị ung thư phổi. Hầu như ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ xảy ra ở những người nghiện thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư không tế bào nhỏ.
2. Các giai đoạn của ung thư phổi
Theo các chuyên gia, ung thư không tế bào nhỏ được chia thành 4 giai đoạn, tượng trưng cho các mức độ di căn của tế bào ung thư. Việc chẩn đoán chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Vì bệnh ung thư phổi thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, nên bệnh thường chỉ được chẩn đoán khi các tế bào ung thư phổi đã lan rộng ra xung quanh.
Bốn giai đoạn của bệnh u phổi không tế bào nhỏ gồm:
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư được tìm thấy trong phổi, tuy nhiên chúng chưa lan ra ngoài phạm vi này.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn 2, tế bào ung thư xuất hiện ở phổi và các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 được chia thành 2 giai đoạn nhỏ. Lúc này tế bào ung thư được tìm thấy trong phổi và các hạch bạch huyết ở giữa ngực:
- Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết, nhưng chỉ ở cùng bên ngực nơi mà những tế bào ác tính đầu tiên xuất hiện.
- Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở bên ngực đối diện và đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
- Giai đoạn 4: Hay còn gọi là ung thư phổi giai đoạn cuối. lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng sang cả hai phổi, sang khu vực xung quanh vị trí này hoặc đến các cơ quan ở xa hơn.
Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ có chỉ chia làm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn hạn chế: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở một bên phổi hoặc các hạch bạch huyết lân cận ở cùng bên ngực.
- Giai đoạn mở rộng: Lúc này các khối u ác tính đã lan rộng ra khắp các bộ phận trong cơ thể như:
- Lan ra khắp một lá phổi.
- Lan đến phổi đối diện.
- Đến các hạch bạch huyết ở phía đối diện.
- Lan ra chất lỏng ở xung quanh phổi.
- Di chuyển đến tủy xương.
- Lan đến các cơ quan ở xa.
Theo thống kê cho thấy, tại thời điểm chẩn đoán thì có 2 trong số 3 người mắc ung thư tế bào nhỏ đã ở giai đoạn mở rộng.
3. Ung thư phổi có triệu chứng gì?
Phần lớn những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu trước khi di căn. Tuy nhiên một số người vẫn có thể thấy những dấu hiệu sớm của ung thư phổi. Bạn hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể liên quan đến những bệnh khác chứ không chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào bất thường không giải thích được trong việc thở của mình, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Cơn ho mới, mãn tính
Đây là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi. Theo các chuyên gia, đôi khi ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì nó không gây ra nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ, nếu chèn vào đúng chỗ.
Tuy nhiên, ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Khi bạn ho, cũng không có nghĩa là bạn bị bệnh ung thư. Đôi khi cảm lạnh và cúm thông thường có thể tồn tại trong một vài tuần. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về việc mình có thể mắc bệnh ung thư phổi trong tình huống đó nếu nó liên quan đến bệnh do virus.
Nếu bạn bị ho kéo dài trong nhiều tuần mà không do bất kỳ bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn nào thì đó rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.
Khó thở
Theo các chuyên gia, cảm giác khó thở cũng là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi. Mặc dù tình trạng khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nhưng nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ.
Ho ra máu
Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay ho ra một lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số trường hợp cũng gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở.
Đau ngực
Nếu tế bào ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Tình trạng đau ngực do ung thư phổi gây ra sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.
Vì đau ngực cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được bác sĩ kiểm tra. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như đổ mồ hôi, áp lực ở ngực, thấy buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khàn giọng hoặc khò khè
Các vấn đề về hô hấp liên quan đến bệnh ung thư phổi không phải chỉ xuất hiện dưới dạng khó thở. Nó có thể khiến giọng của bạn trở nên khàn giọng hoặc khò khè hơn bình thường.
Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu nhanh chóng, điều này rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị.
4. Nguyên nhân nào gây ung thư phổi?
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt,… Đặc biệt khi có nhiều yếu tố phối hợp với nhau, nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ngày càng tăng.
Giới tính
Giới tính cũng quyết định tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi, chiếm ưu thế đang thuộc về nam giới ở độ tuổi 50 -75 tuổi. Ở các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới của vài quốc gia những năm gần đây không gia tăng, trong khi đó tỷ lệ ung thư phổi ở giới nữ đang có chiều hướng gia tăng do thói quen hút thuốc nhiều.
Địa lý
Tỷ lệ ung thư phổi cũng thay đổi tùy thuộc theo vùng địa lý trên thế giới. Các nước châu Phi có tỷ lệ thấp hơn chỉ chiếm 5%. Tỷ lệ mắc ung thư phổi chỉ chiếm khoảng 5-10% ở châu Á và Nam Mỹ. Còn ở Châu Âu và Bắc Mỹ có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất với 10-15%.
Thuốc lá
Phải có đến khoảng 80% bệnh ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá. Và có khoảng 5% người mắc ước tính do hậu quả của sự tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Mức độ nặng nhẹ của việc tiếp xúc với khói thuốc còn tùy thuộc vào số năm mà người đó đã hút thuốc, số điếu thuốc hút trong ngày và phần nhựa có trong điếu thuốc lá.
Theo thống kê, ước tính khoảng 10 đến 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 – 40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng ung thư phổi.
Nghề nghiệp
Công nhân làm việc ở một số mỏ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn như mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromat. Công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao. Việc tiếp xúc với khí radon trong khi làm việc, ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành bệnh ung thư phổi.
Các bệnh ở phế quản phổi
Ung thư phổi cũng có thể xảy ra trên những vết sẹo xơ. Đây là vấn đề đã đề cập khá nhiều khi các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Tuy cơ chế gây bệnh ung thư phổi chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ cũng là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.
Di truyền
Mặc dù chưa được chứng chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
5. Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường ở đường hô hấp, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát, sau đó chỉ định thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng sau:
- Chẩn đoán hình ảnh: Một khối u bất thường sẽ có thể được nhìn thấy thông qua phim chụp X-quang, MRI, CT và PET.
- Xét nghiệm đờm: Nếu xuất hiện triệu chứng ho có đờm, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra đờm bằng kính hiển vi. Đây là một trong những phương pháp xác định có tế bào ung thư trong đờm hay không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện sinh thiết nhằm kiểm tra xem khối u ở vị trí này là lành tính hay ác tính. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô bằng một trong những cách sau:
- Nội soi phế quản: Một ống soi mềm sẽ được đưa qua mũi hoặc miệng, đi qua cổ họng và vào phổi.
- Nội soi trung thất: Bác sĩ mở một đường nhỏ vào bên trong lồng ngực, sau đó sẽ đưa dụng cụ vào để lấy mẫu từ các hạch bạch huyết. Khi thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được tiến hành gây mê toàn thân.
- Sinh thiết kim phổi: Kết quả chẩn đoán hình ảnh sẽ là cơ sở để bác sĩ xác định vị trí khối u. Sau đó, một cây kim sinh thiết được đưa qua thành ngực và đến mô phổi có khối u để lấy mẫu.
Sau khi phân tích các mẫu mô, nếu kết quả dương tính với tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm thêm một số các kiểm tra khác, ví dụ như chụp xương, siêu âm ổ bụng… từ đó giúp xác định xem ung thư đã lan rộng hay chưa, đang ở giai đoạn nào…
6. Ung thư phổi có chữa được không?
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi trong giai đoạn tiến triển nên tiên lượng bệnh khá xấu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư phổi có thể khỏi hoàn toàn.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải nắm được những điều sau:
- Bạn vẫn có thể chung sống lâu dài với bệnh ung thư phổi, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu hoặc khi ung thư phổi tiến triển đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu hoặc liệu pháp miễn dịch.
- Một số người ung thư phổi giai đoạn 4 hay khi các tế bào ung thư phổi lan rộng, vẫn có thể kéo dài sự sống thêm nhiều năm nữa và càng ngày tỷ lệ này càng tăng.
- Ngay cả khi mắc bệnh ung thư phổi không thể chữa khỏi, bạn vẫn có thể điều trị được các triệu chứng của bệnh. Ngày nay, các phương pháp điều trị mới mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp hóa trị thông thường.
7. Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Việc điều trị bệnh ung thư phổi theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, tình hình phát triển, loại ung thư phổi… Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi đang được áp dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Phẫu thuật ung thư phổi
Phẫu thuật là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến, đặc biệt là với những trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là do khi đó khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều nên đáp ứng điều trị rất tốt. Phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u ác tính và nạo vét hạch.
Sau khi phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh của người bệnh ung thư phổi là rất cao. Trường hợp bị ung thư phổi không tế bào nhỏ có tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 50%. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, số trường hợp được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là rất ít nên phương pháp phẫu thuật thường ít khi được thực hiện và hiệu quả thường không tốt như kỳ vọng.
Xạ trị ung thư phổi
Xạ trị cũng là phương pháp điều trị ung thư phổi được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này được sử dụng để điều trị ung thư phổi trong trường hợp khối u to nhưng chưa lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể. Xạ trị sẽ sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao như tia X, tia gamma, proton,… giúp tiêu diệt tế bào ung thư, phá hủy khối u và làm khối u phát triển chậm hơn.
Với bệnh nhân ung thư phổi từ giai đoạn 3, không được chỉ định phẫu thuật thì có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự để thu được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh.
Phương pháp xạ trị có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng sẽ xuất hiện sau một vài ngày có thể kể đến như: chán ăn, buồn nôn, rụng tóc, lở loét miệng… Một số tác dụng phụ sẽ xuất hiện sau đó là: đau rát, khô da, viêm da, xơ phổi…
Sau xạ trị ung thư phổi, bệnh nên sống được thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại ung thư, thể trạng của bệnh nhân, chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng,…
Hóa trị ung thư phổi
Điều trị ung thư phổi bằng hóa chất chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn, khi tế bào ung thư đã lây lan rộng sang các cơ quan khác. Phương pháp này giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn ung thư. Ngoài ra, phương pháp hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị trong quá trình điều trị ung thư phổi giai đoạn 4. Điều này giúp làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt những tế bào ung thư phổi còn sót lại trong cơ thể.
Do thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Chính vì vậy, phương pháp điều trị này cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, cơ thể suy kiệt, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,…
Điều trị đích
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ có liên quan tới các đột biến gen được xác định thông qua một số các xét nghiệm sinh học phân tử. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị nhắm trúng đích để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng ít gây ảnh hưởng tới tế bào lành và ít gây tác dụng phụ. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện thời gian sống và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Điều trị miễn dịch
Điều trị miễn dịch ung thư phổi giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, từ đó có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát các tế bào ung thư. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch ung thư phổi như Durvalumab, Pembrolizumab,… Tuy nhiên, giá của các loại thuốc này thường rất cao.
Một số phương pháp khác
Trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư phổi rất dễ gặp một số biến chứng. Vì vậy, người bệnh có thể thực hiện thêm một số các biện pháp hỗ trợ sau đây để hoàn thành phác đồ điều trị:
- Châm cứu: Sử dụng các cây kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông, từ đó giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đớn, căng thẳng, lo lắng,…
- Massage, tập yoga, ngồi thiền: Những điều này sẽ giúp cơ thể người bệnh ung thư phổi được thư giãn, thoải mái, từ đó giảm đau ngực, cổ và vai gáy, giảm lo âu, căng thẳng,… góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
- Sử dụng thảo dược: Khi kết hợp thảo dược với các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện đại như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị có thể giúp giảm triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của hóa, xạ trị gây ra. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược để tránh tiền mất tật mang.
- Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu sẽ mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân, góp phần làm giảm một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, muộn phiền,… Một số loại tinh dầu bệnh nhân ung thư phổi có thể dùng là tinh dầu bạc hà, hương thảo, hoa nhài,…
8. Ai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi sớm
- Nam hoặc Nữ, trên 50 tuổi
- Người thường xuyên uống nhiều rượu bia.
- Người thường xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi như hút thuốc lá thường xuyên,…
- Người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nhất là dạng khí.
- Người sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm.
- Người có nhu cầu khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý về ung thư phổi
- Người có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là người có tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư như ung thư phổi.
9. Các biện pháp phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả
Tránh khói thuốc lá
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh ung thư phổi. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp khoảng 20 lần so với những người không hút thuốc. Do đó, để giảm nguy cơ bị ung thư phổi, hãy tránh việc hút thuốc lá. Bạn cũng nên khuyên những người xung quanh bỏ thuốc lá. Đồng thời tránh xa những nơi có người hút thuốc lá để không bị hút thuốc lá thụ động.
Giảm lượng radon trong nhà
Radon là một loại khí phóng xạ xuất phát từ sự phân hủy uranium có trong đá và đất. Nó sẽ thấm qua mặt đất và rò rỉ vào không khí hoặc nguồn nước. Theo nghiên cứu cho thấy rằng lượng khí radon cao có trong nhà hoặc nơi làm việc sẽ làm tăng số ca mắc và số ca tử vong do ung thư phổi. Ở những người chưa bao giờ hút thuốc, có khoảng 26% trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến việc tiếp xúc với radon. Giảm mức radon có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, đặc biệt là ở những người hút thuốc lá. Do đó, việc hạn chế radon trong nhà là rất quan trọng và có thể giảm được bằng những các cách sau:
- Tăng cường quạt thông gió
- Sử dụng máy làm sạch không khí
- Dự trữ nước trong bể trước khi sử dụng
- Bịt kín các vết nứt trên sàn nhà hoặc trên tường
- Hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà hoặc dưới tầng hầm
Phòng chống các yếu tố gây ung thư phổi khác
Tiếp xúc với bức xạ là yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư hay chụp cắt lớp cũng cần được xem xét vì liều bức xạ càng cao thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng tăng. Những nhân viên làm việc ở khu vực gần bức xạ cũng cần được thông báo và có dụng cụ bảo hộ đảm bảo an toàn.
Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các chất sau đây làm tăng nguy cơ ung thư phổi:
- Amiăng
- Crom
- Asen
- Cadmium
- Niken
- Bồ hóng
Tiếp xúc với các yếu tố này càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi càng cao, thậm chí còn cao hơn ở những người hút thuốc. Do đó, những người làm việc trong các môi trường đó cần có các biện pháp bảo hộ đảm bảo an toàn và vệ sinh bản thân thật cẩn thận, thường xuyên. Với những người sống gần các khu vực đó cũng cần phải vệ sinh kỹ càng, lựa chọn các loại thực phẩm và rửa sạch chúng kỹ lưỡng hơn.
Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí
Những người sống ở những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư đã chỉ ra rằng, trong năm 2010, có khoảng 3,2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ô nhiễm không khí, trong đó có đến 223.000 người mắc ung thư phổi. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm lên bản thân như sau:
- Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn thông tin tin cậy để từ đó chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường.
- Từ bỏ và tránh xa khói thuốc lá
- Đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp môi trường sống thông thoáng
- Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch như bếp điện, bếp từ để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong
- Trồng thêm cây xanh vừa góp phần bảo vệ môi trường trong lành
Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả
Những người ăn nhiều trái cây hoặc rau quả có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn so với những người ăn lượng thấp. Lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại trái cây và rau quả sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
Việc có một chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ của ung thư tái phát, ung thư thứ phát hoặc các loại bệnh mãn tính khác vẫn còn trong giai đoạn đầu.
Theo các chuyên gia việc duy trì cân nặng hợp lý, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tham gia hoạt động thể dục thường xuyên mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư.
Tập thể dục nhiều hơn
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể tăng cường khả năng chống trả tự nhiên của cơ thể đối với những yếu tố độc hại. Nhưng nghiên cứu mới hơn đã chỉ ra rằng tập thể dục không chỉ an toàn và khả thi với người bệnh trong quá trình điều trị ung thư, mà còn có thể cải thiện mức độ hoạt động về thể chất và chất lượng cuộc sống.
Để ý những dấu hiệu ung thư phổi
Các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi rất khác nhau ở mỗi cá nhân. Một số bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng liên quan đến phổi, một số khác thì không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi ung thư di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, hãy chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư phổi mà GHV KSol gửi tới bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài 18006808 (miễn cước) để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 19 – NGƯỜI TRUYỀN LỬA NIỀM TIN