[Giải đáp] Bụng cồn cào nhưng không muốn ăn phải làm sao?
Nội dung bài viết
Có nhiều người mặc dù vừa mới ăn xong nhưng vẫn thấy có tình trạng bụng cồn cào, xót ruột. Vậy bụng cồn cào nhưng không muốn ăn phải làm sao? Hãy theo dõi bài viết này của GHV KSOL để tìm câu trả lời nhé!
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Đi tìm các triệu chứng ung thư đường ruột và các phương pháp điều trị bệnh phổ biến
- [Mách nhỏ] Bị mắc thức ăn trong cổ họng làm sao để nhanh khỏi?
1. Bụng cồn cào là gì?
Bụng cồn cào dẫn đến hiện tượng khó chịu buồn nôn thông thường là triệu chứng phát sinh do dạ dày bị kích thích, tổn thương. Hiện tượng này thường xảy ra khi người bệnh uống rượu bia, ăn đồ cay nóng hoặc gặp ở những người mắc các bệnh về dạ dày sau khi ăn no.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn có thể bùng phát bất cứ thời điểm nào mà không có dấu hiệu báo trước.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn
Cảm giác bụng cồn cào thường là báo hiệu cơn đói để bạn biết bạn cần phải nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến cảm giác cồn cào ruột xuất hiện mặc dù bạn đã ăn no gồm:
Chất lượng đồ ăn
Cơn đói vẫn có thể xảy ra ngay cả khi cơ thể bạn không cần nạp thêm năng lượng. Các chuyên gia đã lý giải điều này đó là do sự tương tác giữa nội tiết tố ghrelin và insulin. Nồng độ insulin trong máu thấp sẽ khiến hormone báo hiệu cơn đói của bạn tăng lên.
Ngoài ra, một số món ăn vặt đóng gói chứa 1 hàm lượng đường khá cao và carbohydrate đơn giản. Khi ăn vào, những thức ăn này sẽ gây ra hiện tượng gia tăng insulin tức thời nhưng sẽ bị giảm một cách đột ngột ngay sau đó. Lúc này, não sẽ sản xuất ra hormone đói ghrelin mặc dù bạn chỉ mới dùng bữa cách đó không lâu.
Thiếu nước
Một sự thật nữa là bụng cồn cào khó chịu đơn giản chỉ vì cơ thể của bạn đang cần thêm nước. Khát nước còn có thể có những dấu hiệu như sau: Đau dạ dày, run rẩy, cáu gắt và chóng mặt,…
Ảnh hưởng của môi trường
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua cảm giác cồn cào ở bụng do bị kích thích bởi hình ảnh trong lúc xem một chương trình ẩm thực nào đó, hoặc ngửi thấy một mùi thơm nào đó khi đi trên đường. Mặc dù cơn đói này không dựa trên nhu cầu thực phẩm nhưng chúng gây ra các cảm giác thèm ăn và cồn cào trong bụng rất thực tế.
Do căng thẳng
Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng, cảm xúc căng thẳng, stress và tiêu cực có thể khiến cơ thể bạn có cảm giác như cần dung nạp thức ăn ngay cả khi dạ dày của bạn thực sự không cần. Nói cách khác, tình trạng cào ruột lúc này là do bạn đang nhầm lẫn tín hiệu từ não với cảm giác đói bụng.
Do viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng khởi phát khi lớp niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non bị viêm và loét. Bệnh lý này thường gây ra các triệu chứng như nóng bụng, đau thượng vị, cồn cào, khó chịu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua,… sau khi ăn hoặc bụng trong trạng thái đói.
Các biểu hiện của viêm loét dạ dày này thường có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh bị căng thẳng, sử dụng các thực phẩm cay nóng, hút thuốc lá, thức khuya,…
Tác dụng phụ của các loại thuốc
Hiện tượng bụng cồn cào cũng rất có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid, thuốc chống viêm không steroid, nhóm thuốc ức chế miễn dịch và thuốc trị bệnh Gout.
Cơ chế hoạt động của những loại thuốc này có thể vô tình ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của cơ quan tiêu hóa, từ đó dẫn đến phát sinh các triệu chứng như: Khó chịu, cồn cào ở bụng, buồn nôn.
Thường xuyên hút thuốc lá
Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng đến phế quản và làm giảm chức năng hô hấp của phổi mà còn tác động tiêu cực đến cơ quan tiêu hóa của bạn.
Các chuyên gia cho biết rằng, chất kích thích bên trong thuốc lá có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản cũng như kích thích hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày.
Ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài, dạ dày sẽ thường có xu hướng tiết nhiều acid và làm phát sinh các triệu chứng như đau thượng vị, nóng bụng, cồn cào, đầy trướng, ợ hơi, ợ chua. Và khi bạn nạp thực phẩm vào dạ dày, cơn đói và cảm giác cồn cào ruột sẽ biến mất ngay.
3. Bí quyết giúp giảm tình trạng bụng cồn cào nhưng không muốn ăn
Để làm giảm bớt cảm giác cồn cào ở ruột, bạn có thử những biện pháp như sau mà chưa cần phải dùng đến thuốc.
Ăn uống đều đặn
Hormone đói ghrelin được tiết ra nhằm báo hiệu rằng đã đến lúc bạn dùng bữa. Do vậy, hãy luôn cố gắng duy trì thói quen ăn đúng giờ để tránh cồn cào bụng. Bạn có thể mang theo một vài món ăn vặt lành mạnh để ăn thêm các bữa phụ như trái cây và các loại hạt khi bạn đi ra ngoài sẽ là giải pháp thực sự hữu hiệu nếu bạn không thể dùng bữa đúng giờ.
Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng
Hãy hạn chế tình trạng suy giảm chỉ số insulin bằng cách ưu tiên những món ăn lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng thay vì những thực phẩm đóng hộp, ví dụ như: Trái cây tươi, sữa ít béo, đậu, đậu lăng và thịt gia cầm đã loại bỏ da, thịt nạc,…
Sử dụng các chất béo có lợi cho sức khỏe như: Bơ, oliu, các ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, yến mạch,…
Ngoài ra, chúng ta nên cố gắng hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Các món ăn chứa nhiều carbohydrate đã được tinh chế như bánh mì trắng hoặc mì gói chỉ chúng ta nên ăn ít lại.
Sử dụng nhiều thức ăn ít calo
Những loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày nhanh chóng nhưng lại không gây ra tình trạng tăng cân cho bạn. Có thể kể đến như: Salad, sinh tố, ranh rau, súp và rau xanh hấp,…
Uống nhiều nước mỗi ngày
Bạn hãy tạo cho mình thói quen uống nước đủ 2-2,5 lít nước lọc mỗi ngày. Thêm vào đó, bạn nên hạn chế các món nước uống lợi tiểu, bao gồm trà và cà phê bởi chúng có thể gây ra tình trạng mất nước.
Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Bạn nên đẩy lùi cảm giác cồn cào bụng do thiếu ngủ khiến tình trạng bằng cách thiết lập thói quen lên giường đi ngủ đúng giờ và luôn dậy vào cùng 1 thời điểm mỗi ngày. Ngoài ra, giấc ngủ của bạn nên kéo dài từ 7 – 9 giờ và ngủ sâu nhằm đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, việc không thức khuya cũng sẽ giúp bạn tránh tình trạng bụng cồn cào về đêm.
Thực hiện ăn chậm nhai kỹ
Khi dùng bữa, bạn hãy tập trung vào việc thưởng thức hương vị và kết cấu của món ăn cũng như nhai kỹ và ăn chậm rãi, không nên ăn vội vàng. Ngoài ra, bạn không nên vừa ăn vừa xem phim hoặc đọc sách hoặc xem điện thoại. Vì thói quen này sẽ khiến dạ dày của bạn làm việc kém hiệu quả khiến thức ăn khó tiêu hóa và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Đánh lạc hướng cảm giác
Bạn có thể cố gắng phớt lờ tình trạng bụng cồn cào của mình nếu chúng không thật sự xuất hiện từ việc bạn bị đói. Một vài biện pháp đánh lạc hướng cảm giác này bạn có thể tham khảo bao gồm: Đọc sách, khiêu vũ, làm việc, tập thể dục và nói chuyện cùng mọi người,…
Sử dụng thuốc đúng cách
Việc sử dụng thuốc có thể gây ra kích ứng lên dạ dày và đường ruột. Trong một số trường hợp nếu bạn bị mắc một số bệnh phải sử dụng thuốc trong điều trị dài hạn, việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến bạn có thể đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,… gây cho bạn tình trạng cồn cào khi đói.
Vì vậy bạn nên lưu ý dùng thuốc đúng cách để giảm các rủi ro phát sinh:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc chỉ định của nhân viên y tế.
- Chỉ nên dùng Acetaminophen trong trường hợp có khả năng đáp ứng thay vì sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Với trường hợp bạn bắt buộc phải sử dụng NSAID trong điều trị dài hạn, bạn nên thông báo với bác sĩ tác dụng phụ để được chỉ định thay thế bằng thuốc khác ít tác dụng phụ hơn.
- Nếu không thể thay thuốc được, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc phối hợp với các loại thuốc kháng acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Bạn nên sử dụng thuốc cùng với nước lọc từ 200 – 300ml để tránh kích thích lên niêm mạc thực quản và dạ dày.
- Bạn nên tránh nằm ngay sau khi uống thuốc khoảng 30 phút.
- Nên dùng thuốc sau khi ăn và bạn nên hạn chế sử dụng khi bụng đang đói.
4. Khi nào thấy bụng cồn cào nên đi khám bác sĩ
Chúng ta nên đến gặp bác sĩ nếu bạn bị cồn cào bụng nhưng không muốn ăn nhưng có đi kèm với các tình trạng sau: Đuối sức, đau đầu, khó thở, táo bón, nôn mửa,tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, giảm cân đột ngột và mất ngủ,…Vì rất có thể đây là dấu hiệu của những tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Chúng ta nên đi khám để có thể phát hiện và điều trị sớm.
Bị bụng cồn cào nhưng không muốn ăn là cảm giác không mấy dễ chịu. Đôi khi, tình trạng này là đến từ chính thói quen ăn uống và cách sống không lành mạnh của chúng ta. Vì vậy, bạn nên thay đổi và duy trì lối sống có lợi cho sức khỏe ngay từ hôm nay nhé!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng