[Mách nhỏ] Bị mắc thức ăn trong cổ họng làm sao để nhanh khỏi?
Nội dung bài viết
Đôi khi chỉ vì do vô ý mà khi đang ăn chúng ta có thể bị mắc thức ăn trong cổ họng. Vậy bị mắc thức ăn trong cổ họng phải làm sao để nhanh khỏi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GHV KSOL để có thể tìm ra câu trả lời nhé!
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở là dấu hiệu của bệnh gì? Và cách giải quyết
- Những món ăn bổ máu cho người bệnh mà bạn không nên bỏ qua
1. Mắc thức ăn ở cổ họng là gì?
Mắc thức ăn trong cổ họng là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp trong trường hợp khi chúng ta đang ăn uống, tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn tuổi.
Phần lớn thức vướng lại ở hạ họng hoặc đáy xoang với những thức ăn như: xương dăm cá, xương cá, xương heo, xương vịt, xương gà, rau, hoặc cũng có thể là chỉ là hạt cơm,…
Ở người già, đôi khi trường hợp thức ăn rơi xuống họng là miếng thịt cũng có thể gây ra bít kín thanh quản gây tử vong hàng nghìn trường hợp. Người lớn tuổi thường có nhu động ruột yếu nên không đưa được xuống bao tử. Miếng thịt trở thành dị vật gây bít tắc thực quản làm bệnh nhân không ăn, không uống được. Lâu ngày, tình trạng này có thể có thể gây biến chứng thủng thực quản.
2. Nguyên nhân dẫn đến mắc thức ăn cỏ cổ họng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc thức ăn ở cổ họng có thể kể đến như:
- Nguyên nhân của việc mắc thức ăn ở cổ họng là do là do sử dụng và chế biến thức ăn không hợp lý như chặt quá nhỏ, bằm quá lớn, nấu các món dễ hóc như xương nấu với miến, bún cá,…
- Do ăn uống vội quá vàng, cười đùa trong khi ăn.
- Mắc thức ăn ở cổ họng có thể do người già cao tuổi, trẻ em hệ răng chưa phát triển không thể nghiền nhỏ được thức ăn hoặc hệ tiêu hóa kém.
- Ngoài ra, mắc thức ăn cung có thể gặp ở bệnh nhân tâm thần, đây là những đối tượng không nhận thức được đồ vật.
3. Triệu chứng và chẩn đoán khi mắc thức ăn ở cổ họng
Triệu chứng
Sau khi bị mắc thức ăn ở cổ họng, bệnh nhân thấy nuốt vướng, nuốt có cảm giác đau và kéo dài ở một vị trí nhất định. Khi ăn hay uống đều có cảm giác đau nhói tăng lên rõ rệt. Ở trẻ em, có hiện tượng chảy nước bọt, quấy khóc và ho khạc liên tục.
Chẩn đoán
- Khám họng: Thức ăn nuốt phải là xương thường sẽ cắm ở amidan khẩu cái hay amidan đáy lưỡi hoặc rãnh lưỡi – amidan. Các bác sĩ khám họng sẽ phát hiện được.
- Với trường hợp xương mắc phải nhỏ, ngắn hoặc do người bệnh vẫn tiếp tục ăn uống sau khi mắc dị vật hoặc lấy tay ngoáy, móc, sờ trong họng sẽ làm cho bác sĩ khó thấy khi thăm khám. Những trường hợp này cần phải gây tê vùng họng miệng bằng Lidocain 10% xịt tại chỗ để giảm nôn ọe, dùng móc đầu tù vén trụ amidan thì mới quan sát được. Sau đó, sử dụng ống nội soi họng để quan sát tìm dị vật.
- Trường hợp bệnh nhân mắc thức ăn ở cổ họng nhưng qua thăm khám không phát hiện thức ăn hoặc chỉ thấy dấu niêm mạc bị trầy xước, bề mặt có giả mạc. Với trường hợp này, khả năng bệnh nhân bị loạn cảm họng hoặc có thể mắc dị vật nhưng đã tự trôi và để lại vết xây xước ở niêm mạc.
4. Mắc thức ăn ở cổ họng có nguy hiểm không?
Mắc thức ăn ở cổ họng tưởng như chỉ là một sự cố nhỏ có thể gặp phải thường ngày thôi. Tuy nhiên, với một số trường hợp nếu không được xử lý khẩn cấp có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau như: Ngạt thở cấp, áp-xe thành họng, hạ họng, viêm thanh quản, phù nề vùng cổ, nuốt đau, khó thở, nhiễm trùng máu,…
5. Bị mắc thức ăn trong cổ họng làm sao để nhanh khỏi?
5.1. Sơ cứu tại nhà
Ngay khi bị mắc thức ăn trong cổ họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tại nhà như sau:
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực (áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi)
- Vỗ lưng: Đặt người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra ở phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc ngang theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi dùng tay vỗ 5 lần với lực vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa thoát ra được thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
- Ép ngực: Lật đứa trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối của hai núm vú 5 lần, ấn với lực ấn vừa phải.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ từ 1 – 8 tuổi)
- Vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ xuống, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, dùng 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu thức ăn chưa ra thì tiếp tục dùng biện pháp ép bụng.
- Ép bụng: Cho trẻ ở tư thế đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng của trẻ đột ngột 5 lần.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn)
- Vỗ lưng: Cho người bệnh ở tư thế đứng, cúi đầu thấp và miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
- Biện pháp ép bụng thực hiện tương tự như trên.
5.2. Thăm khám bác sĩ
Khi bạn áp dụng các biện pháp sơ cứu như trên nhưng vẫn không lấy được thức ăn bị mắc ở họng ra ngoài, bạn nên thăm khám bác sĩ tai-mũi-họng ngay lập tức. Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp như sau:
- Lấy thức ăn bị hóc qua nội soi bằng Kelly cong hoặc kềm Frankel sau khi đã gây tê tại chỗ.
- Với trường hợp thức ăn bị mắc nằm ở vị trí ở sâu, dụng cụ gắp khó tiếp cận, bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ để gắp thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy dị vật qua bằng cách mổ phanh. Bộ dụng cụ được sử dụng để gắp trong phòng mổ là bộ nội soi thanh quản treo.
6. Làm sao để dự phòng mắc thức ăn ở cổ họng
Để không mắc thức ăn trong cổ họng bạn nên chú ý một số điều như sau:
- Thận trọng khi chế biến và ăn thức ăn có xương, đặc biệt với người già và trẻ em.
- Không nói chuyện, cười đùa trong lúc đang ăn.
- Khi bị hóc hay nghi bị hóc thức ăn, bạn nên đến ngay cơ sở tai mũi họng, tuyệt đối không nuốt thêm thức ăn vì việc này dễ làm dị vật găm sâu hơn, xuống vị trí thấp hơn gây khó khăn khi lấy thức ăn bị hóc ra ngoài.
- Tuyệt đối không dùng ngón tay hay vật cứng móc, ngoáy họng vì như vậy có thể sẽ gây ra sang chấn, tai biến, khó khăn trong việc gắp ra ngoài.
Trên đây là bài viết về “Bị mắc thức ăn trong cổ họng”. Hy vọng bài viết đã giúp ích bạn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi ngày.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng