Giải đáp: Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền?

Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền là câu hỏi của rất nhiều người bệnh khi được bác sĩ chỉ định phương pháp này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí của phương pháp điều trị sỏi bàng quang này. Do đó, bài viết này của GHV KSol được thực hiện để giúp người bệnh có những thông tin tham khảo về vấn đề “Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền”.

XEM THÊM:

1. Tán sỏi bàng quang là gì?

Đối với bệnh nhân bị sỏi bàng quang, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước sỏi và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong đó, phương pháp điều trị có thể là nội khoa hoặc phẫu thuật.

Nếu sỏi có kích thước lớn hoặc nhỏ nhưng không thể đào thải theo nước tiểu được mà bị mắc kẹt lại trong bàng quang và các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật điều trị sỏi.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị sỏi bàng quang được áp dụng hiện nay là mổ mở, mổ nội soi và tán sỏi. Trong đó, phương pháp tán sỏi có thể sử dụng năng lượng của tia laser đưa vào qua đường niệu đạo hoặc của sóng siêu âm tác động bên ngoài để phá vỡ sỏi bàng quang. Nhờ đó, mà viên sỏi bị tán thành các mảnh nhỏ có thể dễ dàng đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

tan-soi-bang-quang-het-bao-nhieu-tien
Tán sỏi bàng quang là một trong những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

2. Ưu điểm của phương pháp tán sỏi bàng quang

Tán sỏi bàng quang bằng laser là phương pháp được đánh giá là hiện đại và có hiệu quả nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như:

  • Làm sạch sỏi một cách hiệu quả.
  • Kỹ thuật này được thực hiện qua đường niệu đạo của cơ thể. Do đó không để lại vết mổ lớn, giảm bớt cảm giác đau cho bệnh nhân và hầu như không để lại sẹo.
  • Thời gian nằm viện sau phẫu thuật cũng như thời gian để hồi phục ngắn hơn so với mổ hở. Nhờ đó mà tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí, giúp cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở lại công việc, cuộc sống hàng ngày.

3. Tán sỏi bàng quang được chỉ định khi nào?

3.1. Những trường hợp được chỉ định

Tuy có tán sỏi bàng quang có nhiều điểm ưu việt, nhưng không phải vì thế mà có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân. Phương pháp này thường được chỉ định ở những trường hợp sau:

  • Sỏi bàng quang có kích thước từ 2-5cm, hoặc kích thước nhỏ hơn 2cm nhưng không tự thoát được theo đường tiểu.
  • Sỏi niệu quản di chuyển trong thận sau khi điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng.
  • Sỏi niệu quản ở đoạn ⅓ dưới và ⅓ giữa.
  • Sỏi bàng quang nằm tại vị trí niệu quản bị hẹp, sỏi ở vị trí có polyp bàng quang hoặc hình thành trên vị trí sa lồi niệu quản.

3.2. Các trường hợp chống chỉ định tán sỏi bàng quang

Những bệnh nhân có đặc điểm sau thì không được áp dụng điều trị bằng phương pháp tán sỏi bàng quang đó là:

  • Người bệnh mắc các vấn đề về đông máu như máu khó đông, hội chứng rối loạn đông máu.
  • Bệnh nhân bị hẹp niệu quản không đặt được máy nội soi, xơ cứng khớp háng, cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt.
  • Người bệnh đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Kích thước sỏi bàng quang lớn.

4. Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền

4.1. Chi phí tán sỏi bàng quang là bao nhiêu?

Chi phí tán sỏi bàng quang sẽ thay đổi khác nhau tùy thuộc theo từng bệnh viện và tình trạng, phương hướng điều trị của người bệnh. Vậy nên, rất khó để đưa ra mức chi phí tán sỏi bàng quang chung cho tất cả bệnh nhân. Thông thường, giá thành của các kiểm tra, xét nghiệm, phương pháp sẽ được các bệnh viện niêm yết công khai.

Về cơ bản thì chi phí điều trị tán sỏi bàng quang có thể gồm những thành phần sau đây:

  • Chi phí thăm khám ban đầu: Có thể dao động từ 100.000 – 300.000 đồng tuỳ thuộc vào giá quy định của mỗi bệnh viện.
  • Chi phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra như siêu âm X-quang, cộng hưởng từ, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… trước khi tán sỏi. Tổng các chi phí này có thể từ 1-3 triệu đồng hoặc nhiều hay ít hơn tùy thuộc vào các kiểm tra người bệnh cần làm.
  • Chi phí tán sỏi bàng quang: Chi phí này có thể dao động từ 5-10 triệu hoặc hơn và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chi phí tán sỏi sẽ cao hơn bình thường đối với những trường hợp có tình trạng sỏi phức tạp, có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm hay người bệnh có bệnh lý nền. Đó là do trước khi tiến hành tán sỏi cần cần điều trị ổn định trước cho bệnh nhân. Ngoài ra thì, chi phí tán sỏi ở những bệnh viện lớn, uy tín, thiết bị hiện đại hoặc chọn chuyên gia có tay nghề cao cũng sẽ ở mức cao hơn.
  • Các chi phí khác như tiền ở nội trú trong bệnh viện, thuốc men, vật tư tiêu hao…
tan-soi-bang-quang-het-bao-nhieu-tien-1
Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền? Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí thăm khám, xét nghiệm…

4.2. Tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền – Một số lưu ý

Hiện này thì phần lớn các bệnh viện đều có thực hiện thanh toán viện phí theo bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh với các hãng bảo hiểm y tín trên thị trường. Vì vậy, nếu có những loại bảo hiểm này thì người bệnh sẽ được hỗ trợ một phần chi phí điều trị theo mức quy định của bảo hiểm. Nhờ đó mà góp phần giảm bớt áp lực kinh tế cho bệnh nhân tán sỏi bàng quang.

Một điều khác cần chú ý đó là tất cả những thông tin về tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền trên các trang web hay bài viết, bao gồm cả bài viết này đều chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thể nắm được chính xác thông tin về chi phí tán sỏi bàng quang thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp các bệnh viện để thăm khám và được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị cũng như dự trù kinh phí.

5. Các biến chứng có thể xảy ra khi tán sỏi bàng quang

Mặc dù được đánh giá là phương pháp có độ an toàn tương đối cao, nhưng cũng tương tự như các phương pháp phẫu thuật khác, tán sỏi bàng quang có thể tiềm ẩn một số biến chứng như:

  • Niệu quản, bàng quang bị tổn thương do tia laser bị lan ra hoặc đốt nhầm vị trí.
  • Không đặt được ống nội soi vào trong cơ thể để tiếp cận được tới vị trí có sỏi.
  • Sau khi tán sỏi có thể gặp tình trạng tiểu ra máu.
  • Không tán hết được sỏi hoặc tán sỏi thất bại phải chuyển sang phương pháp mổ hở.

Chính bởi vì có thể xảy ra một số biến chứng không mong muốn nên người bệnh nên lựa chọn tán sỏi bàng quang tại những cơ sở có các yếu tố sau:

  • Bệnh viện có uy tín.
  • Có đội ngũ nhân viên và bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
  • Được trang bị cơ sở vật chất thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao.

6. Quy trình tán sỏi bàng quang

Tương tự như chi phí điều trị, quy trình tán sỏi bàng quang cũng thay đổi khác nhau tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh cũng như tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh tham khảo các bước của quy trình tán sỏi bàng quang như sau:

  • Bước 1: Bệnh nhân tới bệnh viện và làm thủ tục đăng ký khám bệnh.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành thăm khám, thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để xác định được vị trí, hình dạng, kích thước và các tính chất khác của sỏi bàng quang. Sau đó, dựa trên các kết quả này bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Sau một vài ngày nhập viện để làm các thủ tục chuẩn bị thì đến ngày phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng mổ vô khuẩn để gây tê tủy sống và hướng dẫn tư thế nằm thích hợp.
  • Bước 4: Với sự hướng dẫn của camera trên màn hình, các sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi vào bàng quang qua lỗ niệu đạo.
  • Bước 5: Sau khi tiếp cận được sỏi, sử dụng năng lượng của tia laser hoặc sóng siêu âm để tán sỏi. Sỏi được tán thành những mảnh nhỏ có thể được gắp ra ngoài bằng dụng cụ hoặc bệnh nhân tự đào thải theo nước tiểu ra ngoài.
  • Bước 6: Quá trình tán sỏi có thể kéo dài khoảng 1 tiếng. Sau khi kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa về phòng hậu phẫu để theo dõi.
  • Bước 7: Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sau hậu phẫu của người bệnh từ 2-3 ngày. Nếu không biến chứng xảy ra, tình trạng người bệnh ổn định thì có thể xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi.

7. Chế độ chăm sóc sau khi tán sỏi bàng quang

Để có thể hồi phục nhanh chóng và tránh được nguy cơ tái phát sỏi sau khi điều trị, người bệnh nên thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Cụ thể là như sau:

  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày cho cơ thể (ít nhất 2 lít nước). Nên uống nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố. Tránh uống bia rượu, trà, cà phê, các loại nước ngọt và có ga.
  • Tuyệt đối không được nhịn tiểu để tránh đọng nước tiểu gây tái phát sỏi cũng như giúp cho hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi sạch để bổ sung chất xơ và vitamin nhằm hạn chế bị táo bón, giảm áp lực cho các cơ quan bài tiết. Đặc biệt những loại hoa quả có chứa citrat như cam, bưởi, dứa… sẽ giúp ngăn chặn hình thành sỏi ở thận và bàng quang.
  • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ăn nhạt, thanh đạm. Hạn chế các thức ăn mặn, nhiều gia vị ớt, tiêu hoặc đồ nhiều dầu mỡ, đường.
  • Nên bổ sung protein từ trứng, sữa, cá, hạn chế ăn thịt và nội tạng của động vật.
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi, đánh giá mức độ hồi phục sau tán sỏi bàng quang, diễn biến của bệnh cũng như đề phòng nguy cơ bị tái phát.
tan-soi-bang-quang-het-bao-nhieu-tien-2
Sau khi tán sỏi bàng quang nên uống nhiều nước mỗi ngày

Trên đây nội dung bài viết về chủ đề “tán sỏi bàng quang hết bao nhiêu tiền” do GHV KSol thực hiện. Hy vọng đã giúp cho bạn đọc nắm bắt được phần nào thông tin về vấn đề này. Và tốt nhất, nếu bị sỏi bàng quang thì bạn nên đi khám tại các cơ sở có uy tín để được tư vấn, hướng dẫn phương pháp điều trị cũng như biết được chi phí chính xác nhất..

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL