Liệu bạn đã biết cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả hay chưa?

Có rất nhiều cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà với nguyên liệu dễ kiếm và cách thực hiện đơn giản. Vậy nên, bạn đọc hãy theo dõi bài viết này của GHV KSol để tìm được những cách chữa đau bụng  trên rốn hiệu quả mà bạn có thể chưa biết nhé.

XEM THÊM:

1. Thế nào là đau bụng trên rốn?

Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị là hiện tượng xuất hiện những cơn đau ở vùng rốn, dưới sườn. Cơn đau có thể xuất hiện ở chính giữa (đau giữa bụng trên rốn), đôi khi lại là đau bụng trên rốn bên phải hoặc đau bụng trên rốn bên phải.

Đau bụng trên rốn có thể xuất hiện thành từng đợt, có trường hợp đau quặn bụng, co thắt thành cơn nhưng cũng có trường hợp cơn đau âm ỉ, kéo dài.

Bên cạnh cảm giác đau tức ở vùng bụng trên rốn, có thể sẽ kèm thêm một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, người cảm thấy mệt mỏi…

cach-chua-dau-bung-tren-ron-tai-nha
Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau thượng vị

2. Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn

Do vùng bụng trên rốn có liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân có thể kể tới đó là:

2.1. Đau bụng trên rốn do giun

Trong trường hợp bị đau bụng do giun thì cơn đau thường xuất hiện ở quanh rốn và có khi là ở trên rốn. Trong một số trường hợp, giun có thể chui vào ống mật và gây nên những cơn đau dữ dội, khiến người bị cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, toát mồ hôi lạnh, kiệt sức…

Tình trạng này thường gặp trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoạt động tốt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

2.2. Đau bụng trên rốn do viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh có thể gây ra tình trạng đau bụng trên rốn thành từng cơn, có thể xuất hiện ở dạng viêm đại tràng cấp tính hoặc viêm đại tràng mãn tính. Khi đau bụng trên rốn do viêm đại bàng thường đi kèm với một số biểu hiện như:

  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Đi đại tiện nhiều lần hoặc kèm theo táo bón.
  • Đau vùng thượng vị một cách âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày.

2.3. Do bệnh dạ dày

Đau bụng trên rốn là một biểu hiện điển hình cho bệnh đau dạ dày với các cơn đau âm ỉ, kéo dài. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn…

cach-chua-dau-bung-tren-ron-tai-nha-1
Đau bụng trên rốn có thể do bệnh dạ dày

2.4. Hội chứng ruột kích thích gây đau bụng trên rốn

Hội chứng ruột kích thích hay còn được gọi là hội chứng đại tràng co thắt, viêm đại tràng co thắt. Đây là tình trạng chức năng của đại tràng bị rối loạn. Bệnh này thường gây ra triệu chứng đau bụng trên rốn theo từng cơn.

Đại tràng co thắt mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đau bụng trên rốn, một số biểu hiện khác của bệnh này đó là:

  • Đau quặn thắt ở vùng hạ vị, nửa bụng phải hoặc nửa bụng bên trái hay vùng thượng vị.
  • Rối loạn đại tiện: Đi nặng ra phân sống, phân không thành khuôn, phân lỏng, phân nát…

2.5. Đau bụng trên rốn do bệnh lý gan mật

Do gan và mật là hai bộ phận nằm ở khu vực trên rốn nên một số bệnh liên quan đến gan, mật như viêm gan siêu vi, áp xe gan, sỏi túi mật, đường dẫn mật… cũng có thể gây ra những cơn đau trên rốn.

Một số triệu chứng khác của người mắc các bệnh về gan mật như:

  • Vàng ở da, mắt.
  • Màu nước tiểu trở nên đậm hơn bình thường.
  • Có cảm giác buồn nôn, nôn…

2.6. Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện bằng một loạt các dấu hiệu như ăn không tiêu, đầy hơi, căng tức bụng, đau bụng dưới rốn hoặc đôi khi có thể là đau trên rốn hay nhiều bị trí khác. Các cơn đau do rối loạn tiêu hóa có thể biểu hiện với nhiều mức độ từ âm ỉ đến đau dữ dội.

2.7. Đau bụng trên do tắc ruột

Bất kì vị trí ruột nào bị tắc cũng sẽ gây nên những cơn đau dữ dội ở vị trí đó. Bên cạnh đó, do dịch tiêu hóa và hơi ở trong ruột không lưu thông được hoặc lưu thông chậm sẽ khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, trướng hơi. Ngoài ra tắc ruột còn có một số biểu hiện khác như:

  • Đau, căng tức ở bụng trên rõ rệt.
  • Bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nôn mửa, vị giác kém.

2.8. Một số nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, đau bụng trên rốn còn do một số vấn đề khác như:

  • Đau bụng quằn quại sau khi vận động mạnh.
  • Đau khi đi xe bị xóc do do có sỏi thận, sỏi niệu quản.
  • Đau do lách sưng khi bị một số bệnh như sốt rét, chấn thương.
  • Đau trên rốn còn là dấu hiệu của một số trường hợp nguy hiểm như thủng dạ dày, thủng túi mật, ứ nước, ứ mủ thận…
  • Viêm ruột thừa: Mặc dù viêm ruột thừa thường biểu hiện bằng triệu chứng đau ở hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp thì sau khi gây đau ở trên rốn mới chuyển sang đau khu trú ở hố chậu phải. Trường hợp này hay xảy ra nhất với trẻ em.

3. Xác định đau trên rốn bằng cách nào?

Trước tiên, người bệnh cần theo dõi thường xuyên, kỹ càng tình trạng đau bụng trên rốn của minh. Nếu như cơn đau chỉ xuất hiện và không tái phát lại nhiều lần thì nguyên nhân có thể là do ăn uống quá nó, bị đầy bụng hoặc do ăn phải những thức ăn khó tiêu.

Nhưng nếu cơn đau bụng trên rốn xuất hiện kéo dài dai dẳng và trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh nên tới bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh như kiểm tra gan, mật, hệ tiết niệu, nội soi dạ dày, xét nghiệm HP… Các dấu hiệu khi bị đau bụng trên rốn cho thấy người bệnh nên đến bác sĩ sẽ được trình bày ở phần tiếp sau đây.

4. Dấu hiệu đau bụng trên rốn cần đến gặp bác sĩ

Nếu cơn đau bụng trên rốn xuất hiện kéo dài, dữ dội hơn và kèm theo một số triệu chứng như sau thì người bệnh nên đi khám bác sĩ:

  • Bị tình trạng nôn kéo dài, liên tục trong khoảng 12 giờ.
  • Sốt cao hơn 38 độ đi kèm với đau bụng.
  • Đau bụng trên rốn sau khi bị chấn thương, ví dụ như va đập vào vùng dạ dày.
  • Đau bụng trên rốn và các vị trí khác sau khi dùng một loại thuốc mới.
  • Cảm giác bụng phình to ra.

Đặc biệt, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời khi có các triệu chứng:

  • Cơn đau trên rốn có dấu hiệu nặng hơn và có xu hướng di chuyển sang phần bụng bên phải hoặc xuống phía dưới bên phải.
  • Đau bụng trên rốn quằn quại khiến người bệnh không thể nào chịu đựng được.
  • Đau bụng dữ dội kèm theo đi ngoài ra phân trắng.
  • Hoa mắt, chóng mặt, khó thở, có dấu hiệu mất nước trầm trọng nhưng không phải do đi ngoài.
  • Đau bụng kèm sốt cao và nôn mửa kéo dài.

5. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả

Khi điều trị đau bụng trên rốn thì cần dựa theo nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Nếu do chế độ ăn uống không hợp lý thì cách chữa đau bụng trên rốn bằng thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa hơn…
  • Nếu nguyên nhân là do các bệnh lý thì người bệnh cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Một số loại thuốc như giảm đau, kháng sinh, giảm co thắt… có thể được bác sĩ kê đơn. Trong những trường hợp cần thiết thì có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào giới thiệu cho bạn đọc những cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà. Các phương pháp điều trị khác sẽ được đề cập tới ở những bài tiếp theo.

5.1. Uống nhiều nước

Bổ sung nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời uống nước còn giúp tạo môi trường thuận lợi cho các phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra một cách dễ dàng. Từ đó có thể giúp giảm các cơn đau bụng trên rốn do một số bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.

Tuy nhiên, bạn nên tránh uống các loại bia, rượu, nước ngọt có ga, cafe… Thay vào đó hãy lựa chọn những nguồn nước có lợi cho sức khỏe như nước lọc, nước ép trái cây, các món canh… 

5.2. Chườm nóng bụng

Chườm nóng bụng là một trong những cách giúp giảm các cơn đau bụng trên một cách hiệu quả. Khi chườm nóng các mạc mạch ở bụng sẽ được giãn ra, các cơ bụng được thư giãn đồng thời thúc đẩy các chuyển động của đường tiêu hóa. Không những vậy, chườm nóng bụng còn có tác dụng giúp giảm viêm.

Có thể thực hiện chườm nóng để giảm đau bụng trên một cách rất dễ dàng như sau:

  • Chuẩn bị một túi sưởi hoặc bình nước nóng nhỏ, ấm để lên bụng.
  • Đặt lên vùng bụng bị đau, bạn có thể lăn đi lăn lại bình nước trong 10-15 phút. Trong quá trình chườm, hãy thay túi sưởi hoặc bình nước nóng khi hết ấm.
  • Bạn có thể lặp lại cách này khi cơn đau lại xuất hiện. Chú ý tránh để nước nóng gây bỏng. 
cach-chua-dau-bung-tren-ron-tai-nha-2
Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng chườm nóng

5.3. Massage nhẹ nhàng

Massage bụng giúp giảm cơn đau trên rốn là một phương pháp đơn giản mà lại hiệu quả. Phương pháp này không gây xâm lấn vào cơ thể mà còn có tác dụng thư giãn, giảm đau. Theo các nghiên cứu của Hiệp hội trị liệu xoa bóp Hoa Kỳ, massage tác động tích cực đến tinh thần, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm chướng bụng đầy hơi, điều hòa nhu động ruột.

Cách massage giảm đau bụng trên rốn thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bạn nằm ở tư thế nằm ngửa đồng thời thả lỏng các cơ bụng ra..
  • Dùng hai bàn tay xoa vào nhau để có độ nóng hoặc có thể xoa tay với tinh dầu, cao, dầu gió.
  • Đặt tay lên vùng bụng trên rốn. Sau đó xoa đều, nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ nhiều lần.
  • Có thể xoa sang những khu vực khác của vùng bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thời gian mỗi lần massage là trong khoảng 15-20 phút hoặc có thể kéo dài hơn tùy theo cơn đau bụng trên rốn của bạn.

Nếu tự làm mà bạn không cảm thấy thoải mái thì bạn có thể liên hệ với các chuyên viên massage có kỹ thuật cao.

5.4. Dùng nước giấm táo hoặc rượu táo

Với tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì sự ổn định của nồng độ pH trong cơ thể thì nước giấm hoặc rượu táo có thể giúp xoa dịu cơn đau bụng trên rốn.

Cách thực hiện đó là:

  • Pha một thìa nhỏ giấm hoặc rượu táo nguyên chất vào trong một ly nước ấm.
  • Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ mật ong vào, khuấy đều.
  • Bạn nên áp dụng cách này 2 lần/ngày để giảm đau bụng trên rốn hiệu quả.

5.5. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng gừng

Gừng với tính kháng viêm tự nhiên có thể giúp làm nhẹ bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày, trong đó có đau bụng trên rốn, đầy hơi, khó tiêu.

Cách dùng gừng để chữa đau bụng trên rốn thực hiện như sau:

  • Bạn cần chuẩn bị gừng, nước nóng và một ít mật ong nguyên chất.
  • Gừng mang đi rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành lát mỏng.
  • Cho gừng vào ly rồi thêm nước nóng vào, ngâm trong khoảng 10 phút.
  • Lọc lấy phần nước gừng rồi pha thêm một ít mật ong vào cho dễ uống. Bạn cũng có thể giữ lại một vài lát gừng để nhai nếu thích.
  • Bạn nên uống nước gừng khi còn nóng để có hiệu quả tốt nhất.

5.6. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà bằng nghệ

Curcumin có trong nghệ có khả năng kháng viêm nên giúp xoa dịu những cơn đau bụng trên rốn do bệnh dạ dày. Bên cạnh đó, nghệ còn có tác dụng duy trì độ pH trong dạ dày, nhờ đó mà giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn có thể dùng nghệ để pha trà uống tương tự như gừng hoặc nhai sống trực tiếp.

5.7. Chữa đau bụng trên rốn bằng cam thảo

Cam thảo có khả năng chữa một số rối loạn của dạ dày, bao gồm cả đau bụng trên rốn. Do cam thảo có tác dụng giúp tạo ra một lớp nhầy bảo vệ bề mặt của dạ dày và các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa tránh khỏi những kích thích của các chất có trong dịch vị dạ dày. Bên cạnh đó, cam thảo còn giúp cho các hoạt động của ruột diễn ra tốt hơn, tránh đầy hơi, khó tiêu.

Cách dùng cảm thảo chữa đau bụng trên rốn rất đơn giản: Bạn lấy một thìa cà phê bột cam thảo pha với 200ml nước nóng và để ủ trong khoảng 10 phút. Sau đó dùng để uống khi nước còn ấm. Mỗi tuần bạn nên thực hiện cách này từ 2-3 lần.

5.8. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà- Dùng lá bạc hà

Từ lâu đời, bạc hà đã được sử dụng trong nhiều mẹo dân gian giúp trị những cơn đau một cách khá hiệu quả, nhất là đau bụng trên rốn. Cách dùng bạc hà để cải thiện cơn đau bụng trên rốn đó là:

  • Nguyên liệu: Lá bạc hà, gừng, hạt thì là, tỏi băm, tiêu đen,
  • Đem tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đi xay nhuyễn. Sau đó pha hỗn hợp thu được với nước ấm, rồi dùng để uống.
  • Mỗi ngày nên uống 2 lần, duy trì trong khoảng 1-2 tuần sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể.
cach-lam-giam-dau-bung-duoi-ron-3
Chữa đau bụng trên rốn bằng lá bạc hà

5.9. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà – Lá ổi

Lá ổi mà một nguyên liệu rất dễ tìm và có tác dụng rất tốt với sức khỏe và các cơn đau bụng trên rốn. Tuy nhiên bạn cần chú ý lựa chọn, sử dụng những lá ổi đảm bảo sạch và an toàn. Vì nếu không sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa đau bụng nói chung và đau bụng trên rốn nói riêng thì dùng búp ổi non nhai luôn với muối hột. Với con gái thì nhai 7 búp còn con trai thì nhai 9 búp.

Nếu bạn không thể nhai trực tiếp được thì có thể sắc phơi khô búp ổi non, rồi sắc nước uống với gừng và vỏ quýt.

5.10. Chữa đau bụng trên rốn bằng lá trầu không

Lá trầu không thường được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh lý về dạ dày, đau thắt vùng thượng vị do viêm loét dạ dày.

Bạn chỉ cần hái lá trầu không về rửa sạch. Sau đó nhai sống lá trầu không cùng với một ít muối hạt. Hoặc có thể giã nát lá trầu không rồi vắt lấy nước để uống.

5.11. Cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà – Dùng vỏ quýt

Vitamin C và nhiều chất kháng viêm có trong vỏ quýt sẽ giúp xóa tan cơn đau bụng trên rốn một cách nhanh chóng.

Với cách này thì nguyên liệu cần có vỏ quýt và gừng tươi (mỗi loại 10g), 30g gạo và khoảng 350ml nước.

Cho vào nồi, trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau rồi đun sôi lên. Sau đó vắt lấy nước uống.

6. Những lưu ý khi chữa và phòng ngừa đau bụng trên rốn

Khi bị đau bụng trên rốn, người bệnh cần chú ý thực hiện một số điều sau để có thể điều trị tình trạng này kịp thời, đúng lúc. Đồng thời những biện pháp này cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị đau bụng trên rốn hat các biến chứng của nó gây nguy hiểm đến sức khỏe.

6.1. Đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu nghi ngờ

Khi bị đau nhói từng cơn thì người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, tìm nguyên nhân gây bệnh cũng như để có biện pháp điều trị tận gốc. Tránh tình trạng phát hiện bệnh muộn, gây ra những biến chứng nặng nề. Nội soi là một phương pháp các bác sĩ có thể thực hiện để phát hiện những tổn thương ở đường tiêu hóa như mức độ xung huyết, viêm loét của dạ dày…

6.2. Giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, buồn phiền

Não và hệ tiêu hóa của con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi não bị căng thẳng quá mức có thể dẫn đến những bất thường ở nhu động ruột và gây ra các cơn đau bụng.

Không những thế, tâm lý căng thẳng còn khiến cho các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa bị tiêu diệt, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.

Chính vì thế, để có thể phòng ngừa cũng như điều trị đau bụng trên rốn tốt hơn thì bạn nên giữ tâm lý thoải mái, thư giãn. Bạn có thể tập yoga, thiền để hỗ trợ thư giãn tinh thần, giảm bớt stress trong cuộc sống và công việc.

6.3. Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống điều độ

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng đau bụng trên rốn. Trong một số trường hợp, chính chế độ ăn uống bất hợp lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

  • Nên sử dụng những loại thực phẩm, thức ăn tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng và không chứa các hóa chất hay chất bảo quản.
  • Nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn những món sống, tái như tiết canh, gỏi cá…
  • Hạn chế ăn những món có chứa nhiều gia vị chua, cay, các thực phẩm muối chua hay chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ vào các bữa ăn bằng rau củ, trái cây, rau xanh, trái cây.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh ăn quá nhiều vào một lúc hoặc quá no vào buổi tối.
  • Hạn chế dùng các sản phẩm từ chứa có chứa đường lactose vì sẽ gây khó tiêu. Tuy nhiên, nên ăn sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường ruột.

Trên đây là bài viết về chủ đề “cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà”. Có thể thấy có rất nhiều cách có thể giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, bạn đọc nên lưu ý rằng những thông tin trong bài viết này chỉ có giá trị tham khảo, không thể áp dụng thay thế cho chỉ định điều trị của bác sĩ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7