[Bật mí] Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nội dung bài viết
Rất nhiều người thắc mắc hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm hay không? Nếu như bạn cũng có thắc mắc này, thì hãy đọc bài viết sau của GHV KSol về chủ đề hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì nhé!
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Sự khác biệt giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng
- [ Hỏi đáp] Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?
1. Nhiệt miệng là tình trạng như thế nào?
1.1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng,loét miệng hay loét áp-tơ (aphthous ulcer) là hiện tượng xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, thường phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Ban đầu vết loét có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng và thường kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.
Nhiệt miệng được chia thành 2 loại tùy thuộc vào mức độ gây loét. Cụ thể là:
- Vết loét đơn giản: Có thể xuất hiện ở bất cứ ai và thường phổ biến là ở những người từ 10 – 20 tuổi. Mỗi năm xuất hiện khoảng 3 – 4 lần và mỗi lần kéo dài trong khoảng 1 tuần.
- Vết loét phức tạp: Loại này ít gặp hơn và thường xảy ra ở những người người trước đây đã bị loại nhiệt miệng này.
1.2. Các giai đoạn của nhiệt miệng
Có 3 giai đoạn nhiệt miệng đó là:
- Giai đoạn đầu: Các điểm tổn thương xuất hiện, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm ở trong niêm mạc miệng, với đặc điểm đó là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn, hơi gồ lên bề mặt niêm mạc và hơi đau. Sau một vài ngày các điểm này lớn dần và bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại các ổ hoại tử.
- Giai đoạn ổ hoại tử: Khi các mụn nước vỡ sẽ hình thành các ổ hoại tử là những đốm to khoảng 2 – 3 mm và có màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt. Các mảng hoại tử này sẽ tan dần dần thành dịch viêm hòa lẫn cùng với nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa.Thời gian diễn ra giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc có thể ngắn hơn nữa.
- Giai đoạn ổ loét: Là giai đoạn kéo dài nhất, thường là từ 5 – 7 ngày, thậm chí là 15 ngày hoặc lâu hơn nữa. Thường thì người bệnh không chú ý đến giai đoạn này, cho tới khi thấy xót khi ăn mặn và nói bị đau mới phát hiện ra.
2. Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Có rất nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Lúc này, bạn cần chú ý đến sức khỏe của bản thân vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, đó là:
2.1. Hay bị nhiệt miệng do thiếu chất
Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng thường xảy ra khi cơ thể bị nóng trong người. Cũng đồng nghĩa với biểu hiện của cơ thể bị thiếu chất, ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Đặc biệt là khi cơ thể thiếu các loại vitamin C, B, acid folic là những chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của cơ thể và các tế bào biểu mô niêm mạc. Lúc này hệ thống phòng ngự của cơ thể bị suy yếu, đặc biệt là ở môi trường miệng là nơi có nhiều vi khuẩn nên rất dễ bị bị vi khuẩn, virus tấn công vào và hình thành nên các vết nhiệt miệng.
2.2. Dấu hiệu của bệnh Celiac
Bệnh Celiac là bệnh lý đặc trưng cho tình trạng không hấp thu được gluten vào cơ thể. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xảy ra tình trạng dị ứng khi ăn các loại thực phẩm có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Bệnh Celiac không quá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 1/100 người.
Khi mắc bệnh, ngoài hay bị nhiệt miệng, người bệnh còn có thể gặp một số biểu hiện như:
- Tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng và thường có mùi hôi và màu xám.
- Đầy hơi, đau bụng.
- Phát ban.
- Mụn rộp.
- Mệt mỏi, hay bị chuột rút.
2.3. Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì – Bệnh viêm ruột Crohn
Viêm ruột Crohn là bệnh lý viêm mãn tính ở đường ruột, gây ra những vết loét ở thành trong của ruột non và đại tràng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa từ miệng xuống hậu môn.
Các triệu chứng của bệnh Crohn thường không rầm rộ mà xuất hiện từ từ và dễ bị nhầm với các bệnh lý khác, như là:
- Hay bị nhiệt miệng.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Đi ngoài ra phân có máu.
- Mất cảm giác thèm ăn.
- Sụt cân.
- Xuất hiện các cơn đau co thắt ruột.
- Sốt, mệt mỏi, thường xuyên bị chuột rút.
2.3. Dấu hiệu của bệnh Behcet
Đây là một bệnh lý rất hiếm gặp, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức dẫn tới tấn công và phá hủy các bộ phận khác của cơ thể. Từ đó gây viêm mạch máu toàn thân, nhất là tĩnh mạch.
Tùy vào thể trạng của người bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau, bao gồm:
- Đau tại mạch máu, bộ phận sinh dục, miệng các khớp, não bộ…
- Loét miệng.
- Xuất hiện các nốt đỏ, nổi rõ trên bề mặt da.
- Viêm đau mắt, giảm tầm nhìn…
2.4. Do Herpes môi
Herpes môi hay còn được gọi là mụn nước sốt, là tình trạng nổi những vết phồng rộp nhỏ ở trên môi và xung quanh miệng. Các vết phồng này có kích thước nhỏ, màu đỏ, tập trung thành đám và khi bị bội nhiễm vi khuẩn có thể gây loét.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus Herpes Simplex (HSV), có thể lây từ người sang người khi hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, dùng chung mỹ phẩm, đồ dùng các nhân.
Virus Herpes gây bệnh có 2 loại đó là HSV-1 và HSV-2. Cả 2 loại này đều có khả năng gây ra các vết loét xung quanh miệng và trên cơ quan sinh dục.
Các biểu hiện thường gặp ở người bị Herpes là:
- Xuất hiện các vết phồng rộp, màu đỏ, sần sùi ở xung quanh miệng. Các vết này có thể xuất hiện ở bên trong miệng sau khi vỡ và từ đó gây ra các vết nhiệt miệng.
- Sốt nhẹ, đau họng, sưng hạch ở cổ, chảy nước dãi nhiều.
- Các triệu chứng khác thường ở người lớn thường không xảy ra rầm rộ.
2.5. Một số bệnh khác
- Trào ngược dạ dày thực quản: Acid trong dịch vị trào ngược lên thường xuyên sẽ gây tổn thương, loét niêm mạc ở miệng, họng và có thể gây ra nhiệt miệng.
- Mắc bệnh HIV/AIDS khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, làm cho niêm mạc miệng dễ bị tấn công bởi các tác nhân như virus, vi khuẩn.
- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), cùng loại với vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
3. Một số nguyên nhân khác gây nhiệt miệng thường xuyên
Ngoài một số bệnh lý như đã kể trên, thì hay bị nhiệt miệng còn có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do va chạm cơ học gây ra các tổn thương như:
- Bàn chải đánh răng quá cứng hay thiết kế không phù hợp hoặc khi đánh răng bị trượt tay khiến bàn chải va chạm mạnh với nướu, niêm mạc miệng.
- Các dụng cụ chỉnh hình răng như răng sứ, mắc cài niềng răng… có góc cạnh cứng, sắc.
- Răng bị mẻ, mọc lệch hoặc do mẩu răng vỡ còn sót lại bên trong miệng.
- Vô tình cắn vào môi, lưỡi, má.
- Ăn các loại thức ăn khô cứng.
- Do kích ứng với hóa chất: Như natri lauryl sulfate có trong thành phần một số loại kem đánh răng và nước súc miệng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và dẫn đến nhiệt miệng.
- Nhạy cảm với một số loại thức ăn. Ví dụ như cafe, trứng, dâu tây, socola, thực phẩm cay, phô mai, các loại trái cây giàu acid: Cam, chanh, dứa, quýt…
- Do thay đổi hormone: Ở một số phụ nữ, tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là do hệ quả của sự tăng giảm estrogen và progesterone trong cơ thể.
- Tâm lý căng thẳng: Stress làm suy giảm hệ thống miễn dịch và kích thích cơ thể tăng tiết cortisol. Đây chính là nguyên nhân gây ra các vết loét trong miệng. Và nguy cơ bị nhiệt miệng tăng lên khi bạn bị tâm lý căng thẳng cùng lúc với thiếu dinh dưỡng.
- Do thuốc điều trị: Một số loại thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ là nhiệt miệng như thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc chẹn beta, phenytoin, một số thuốc điều trị ung thư…
4. Các đối tượng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng
Bất kỳ ai đều có thể bị nhiệt miệng, nhưng một số đối tượng sau đây có nguy cơ cao bị tình trạng này đó là:
- Những người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay hút thuốc, uống rượu bia, lười uống nước.
- Sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới.
5. Các biểu hiện của nhiệt miệng
Một số biểu hiện điển hình của tình trạng nhiệt miệng là:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét, đốm đỏ hay vết sưng rồi sau đó thành lở loét, đau. Vị trí của các vết loét thường là ở bên trong má và môi, đấy nướu, mặt trên của miệng, lưỡi…
- Có máu trắng hoặc vàng ở trung tâm các vết loét.
- Các vết loét thường có kích thước nhỏ, phần lớn là dưới 1cm.
- Vết loét chuyển sang màu xám khi bắt đầu lành.
Với những người bị nhiệt miệng ở mức độ nghiêm trọng thì có thể có thêm một số biểu hiện như: Sốt, sưng hạch bạch huyết, cơ thể khó chịu.
6. Bị nhiệt miệng thường xuyên và kéo dài có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng thường không phải tình trạng gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe và có thể khỏi kể cả khi không điều trị. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng thường xuyên xuất hiện hoặc kéo dài thì có thể gây ra các ảnh hưởng như:
- Cảm giác đau đớn, khó chịu mỗi khi đánh răng, nói chuyện hoặc ăn uống. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, có thể khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc và sụt cân.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
- Với những người có hệ miễn dịch yếu, nếu chủ quan không điều trị sớm thì các vết loét có thể phát triển nặng hơn, gây nhiễm khuẩn niêm mạc miệng, viêm tuyến nước bọt, sốt, nổi hạch ở góc hàm…
- Bên cạnh đó, nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên đi kèm với các biểu hiện khác trên cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm đến sức khỏe đã kể ở trên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng.
7. Hay bị nhiệt miệng khi nào cần đi khám?
Nếu bị nhiệt mà sau khi áp dụng một số phương pháp tại nhà nhưng vẫn không thấy giảm bớt thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ. Các dấu hiệu khi bị nhiệt miệng cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ đó là:
- Tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 10 ngày.
- Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm.
- Số lượng và kích thước các vết nhiệt miệng tăng dần, có xu hướng lan rộng.
- Có cảm giác đau ở vết loét ngay cả khi không chạm vào.
- Nhiệt miệng kèm với các triệu chứng đau đầu, sốt, đau bụng.
- Xuất hiện các mụn rộp ở xung quanh vành môi.
8. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiệt miệng
8.1. Chẩn đoán nhiệt miệng
Thông thường với các trường hợp bị nhiệt miệng, các bác sĩ sẽ tiến hành các thao tác quan sát để đánh giá mức độ nặng nhẹ của nhiệt miệng. Đối với những người bệnh bị nhiệt miệng nghiêm trọng hoặc nghi ngờ mắc một số bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm kiểm tra như xét nghiệm máu, sinh thiết…
8.2. Điều trị nhiệt miệng
Dùng một số mẹo tại nhà
Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng nhẹ, các vết loét nhỏ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp với vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì các vết loét sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà như sau:
Súc miệng bằng nước muối:
Dùng nước muối để súc miệng là một cách hiệu quả vừa giúp làm khô vết loét vừa có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vết nhiệt miệng. Tuy nhiên, khi súc miệng bằng nước muối thì bạn có thể cảm thấy hơi đau rát, xót vết nhiệt miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Hòa tan 1 thìa nhỏ muối trắng vào khoảng 150ml nước ấm.
- Dùng nước muối loãng súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
- Mỗi ngày thực hiện 3 lần, vào buổi sáng, trưa, tối, nhất là sau các bữa ăn.
Súc miệng bằng baking soda
Baking soda có thể giúp cân bằng lại độ pH ở vết loét, nhờ đó hỗ trợ ức chế hoạt động của các vi khuẩn, ức chế phản ứng viêm. Từ đó giúp vết loét nhanh lành hơn.
- Pha 1 thìa nhỏ baking soda với 150ml nước ấm.
- Dùng nước baking soda để súc miệng trong 15-30 giây rồi nhổ ra.
- Súc miệng 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn các bữa chính.
Dùng mật ong trị nhiệt miệng
Nhờ có khả năng chống viêm và kháng khuẩn vô cùng tốt nên dùng mật ong sẽ giúp các vết loét nhiệt miệng giảm bớt cảm giác đau và sưng đỏ đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng.
Với vị ngọt và không gây kích ứng các vết loét nên người bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy dễ chịu khi dùng mật ong và cách này phù hợp với cả trẻ nhỏ (trên 1 tuổi).
- Dùng bông tăm sạch, chấm vào một ít mật ong rồi thoa lên vết nhiệt miệng.
- Áp dụng cách này mỗi ngày 4 lần.
- Nên dùng loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý nhiều để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng dầu dừa
Acid lauric có nhiều trong dầu dừa có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tại chỗ tốt, giúp giảm sưng đau và làm cho người bị nhiệt miệng dễ chịu hơn khi ăn uống. Tương tự như mật ong, dầu dừa không gây kích ứng vết loét nên phù hợp với cả trẻ em.
- Thấm dầu dừa bằng tăm bông sạch rồi thoa lên vị trí vết nhiệt miệng.
- Dùng 2-3 lần/ngày. Chú ý không nên ăn hay uống nước trong 15 phút đầu kể từ khi thoa dầu dừa.
- Nên dùng dầu dừa nguyên chất, không dùng các loại dầu dừa đã được điều chế như mỹ phẩm.
Đắp bã chè khô
Bã chè có tanin – là chất có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau.
- Ngay sau khi hãm chè xong thì lọc lấy bã rồi đem đi đắp lên vị trí vết loét.
- Mỗi ngày đắp khoảng 3-4 lần.
Dùng thuốc điều trị
Còn đối với trường hợp nhiệt miệng nặng với các vết loét lớn, gây đau đớn khó chịu dai dẳng thì các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số cách sau:
- Sử dụng nước súc miệng chứa cocaine hoặc steroid dexamethasone để giảm đau, giảm viêm.
- Sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng như thuốc hydrogen peroxide, benzocaine, fluocinonide… để giảm đau, làm lành vết loét nhanh hơn.
- Uống thuốc theo đơn khi vết loét tiến triển nặng hoặc đốt vết loét khi cần thiết.
- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bị thiếu như vitamin B12, vitamin B6, axit folic, kẽm, sắt…
- Sử dụng các thuốc, phương pháp điều trị các bệnh gây ra nhiệt miệng. Khi tình trạng bệnh được cải thiện thì nhiệt miệng cũng giảm bớt và khỏi dần.
9. Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả
Để tránh bị nhiệt miệng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thì nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Tránh sử dụng các thực phẩm gây kích ứng niêm mạc miệng như: Thức ăn mặn, một số loại gia vị, trái cây có tính acid, đồ khô cứng…
- Không dùng các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng.
- Chế độ ăn lành mạnh, nên tăng cường nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày.
- Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách hàng ngày. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng mềm và có thiết kế phù hợp để tránh làm kích thích, tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi, nướu.
- Lựa chọn các sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng với thành phần phù hợp, tránh xa những loại có chứa natri lauryl sulfate.
- Kiểm soát, thư giãn tinh thần, giải tỏa áp lực bằng các bài tập như thiền, yoga hay nghe nhạc, đọc sách.
- Tránh làm việc quá sức, dành thời gian để nghỉ ngơi mỗi ngày.
- Rèn luyện thân thể đều đặn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe.
Trên đây là bài viết về chủ đề hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng