Mách nhỏ cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng đơn giản, hiệu quả
Nội dung bài viết
Chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người sử dụng. Vậy hiệu quả và cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng như thế này, GHV KSol sẽ gửi tới bạn đọc trong bài viết này.
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Giải mã bí ẩn trào ngược dạ dày có uống được tam thất không?
- Bật mí trào ngược dạ dày có uống được nước yến không?
1. Cơ chế và các yếu tố gây nên bệnh trào ngược dạ dày
1.1. Cơ chế gây bệnh
Trào ngược dạ dày xảy ra khi xảy ra một số bất thường trong quá trình dạ dày hoạt động. Hiện tượng này xảy ra khi phần trên của dạ dày bị di chuyển lên phía trên của cơ hoành, là nơi ngăn cách dạ dày và ngực. Trong khi đó cơ hoành có vai trò giữ acid ở bên trong dạ dày. Nếu tình trạng thoát vị này diễn ra tạm thời hay liên tục thì acid có thể sẽ di chuyển lên thực quản. Từ đó gây nên các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày.
1.2. Các yếu tố dẫn đến trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở những người có một hoặc một số đặc điểm dưới đây:
- Nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều trong một bữa.
- Bị thừa cân hoặc béo phì.
- Ăn vặt sát ngay trước khi ngủ.
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm kích thích như rượu bia, cà phê, trà, nước có gas…
- Có thói quen hút thuốc lá.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.
- Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng các loại thuốc như aspirin, thuốc giãn cơ, thuốc huyết áp,…
2. Tác dụng của cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
2.1. Tác dụng của giấm táo đối với người bị trào ngược dạ dày
Giấm táo là nước táo được lên men và có hương vị thơm ngon. Đồng thời giấm táo còn cung cấp cho cơ thể hàm lượng enzyme dồi dào, đa dạng. So với các loại giấm thông thường khác như giấm gạo, giấm trắng, giấm rượu thì giấm táo có chứa hàm lượng các khoáng chất và vitamin đa dạng hơn. Ngày nay, giấm táo không chỉ được sử dụng trong chế biến các món ăn, thức uống mà còn được tận dụng để khắc phục một số bệnh lý thường gặp, trong đó có trào ngược dạ dày.
Là nguyên liệu quen thuộc và thường có sẵn trong căn bếp của mọi nhà, giấm táo được nhiều người bệnh sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra như đau, nóng rát vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, ợ đắng, chua miệng, đầy hơi, khó tiêu,…
Trong giấm táo có chứa axit axetic, là một axit có độ pH trung tính ở khoảng 5,5. Trong khi đó, axit trong dịch vị dạ dày có độ pH dao động từ 1,5 đến 3,5. Vậy nên, sử dụng các mẹo dân gian từ giấm táo có thể giúp độ pH trong dịch vị dạ dày sẽ tăng lên một cách đáng kể. Khi axit dịch vị được trung hòa thì các cảm giác đau, cồn cào và nóng rát ở vùng thượng vị sẽ thuyên giảm đi một cách rõ rệt.
Ngoài tác dụng trung hòa acid dịch vị, axit axetic còn có thể hiện khả năng kháng khuẩn, chống virus và nấm hiệu quả. Do đó, việc sử dụng giấm táo đúng cách với tần suất vừa phải có thể hỗ trợ phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào niêm mạc thực quản, dạ dày và đường ruột.
Bên cạnh đó, axit acetic trong loại giấm này cũng có tác dụng giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện tình trạng đầy hơi và chướng bụng xảy ra do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Mặt khác, giấm táo còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin nhóm B, vitamin C, E, canxi, kali, magie, đồng… Và giấm táo còn chứa hàm lượng dồi dào pectin (chất xơ) và chất chống oxy hóa bioflavonoid.
Không chỉ tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, giấm táo còn mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường trong máu, phòng ngừa tình trạng táo bón, làm đẹp da…
2.2. Công dụng của gừng với người bị trào ngược dạ dày
Theo quan điểm của Y học cổ truyền, gừng có vị cay và tính ấm. Các công dụng của gừng đó là kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ người bệnh giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.
Còn theo y học hiện đại, trong thành phần của gừng tươi có thành phần hợp chất như Tecpen, Zingiberol… Các chất này giúp trung hòa axit dịch vị dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ giảm đau và lưu thông mạch máu cho người bệnh một cách hiệu quả.
Điều đặc biệt đó là, gừng chứa 2-3% tinh dầu và chất cay, có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa sự hình thành và tiến triển của các vết loét ở dạ dày.
Với các công dụng như đã kể trên của giấm táo và gừng đối với người bị trào ngược dạ dày thì sự kết hợp 2 loại dược liệu này sẽ gia tăng hiệu quả đáng kể.
Gừng ngâm giấm táo sẽ có tác dụng giảm chứng trào ngược, cải thiện các tình trạng buồn nôn và tiêu hóa kém của người bệnh. Ngoài ra, các hoạt chất chống viêm tự nhiên của gừng như Zingerone, Cineol và Gingerol, có thể làm giảm mức độ viêm ở thực quản. Từ đó giảm tình trạng ho khan và khó nuốt ở người bệnh bị trào ngược lâu ngày.
XEM THÊM >>> Khám phá ung thư dạ dày có uống được sâm không?
3. Cách thực hiện chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
Cách chữa trào trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng rất đơn giản với các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 100g củ gừng tươi, 30g đường và 200ml giấm táo.
- Rửa cho gừng sạch hết bùn đất, rồi để ráo nước.
- Cắt gừng thành từng lát mỏng.
- Cho gừng đã thái mỏng vào bình thủy tinh sạch, sau đó thêm đường và cho giấm táo vào ngâm trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể sử dụng được.
- Khi triệu chứng của trào ngược dạ dày xuất hiện, người bệnh dùng 3 – 4 thìa giấm táo ngâm với gừng để pha với nước ấm uống. Cách này sẽ giúp giảm đau và nóng rát vùng thượng vị hiệu quả.
- Chú ý: Vì cả giấm táo và gừng tươi đều là những nguyên liệu có tính nóng. Do đó, bệnh nhân chỉ nên áp dụng mẹo này 1 lần trong ngày và cần lưu ý uống bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng bụng cồn cào.
4. Một số cách sử dụng giấm táo khác cho người bị trào ngược dạ dày
Ngoài cách kết hợp với gừng, thì người bệnh trào ngược dạ dày còn có thể sử dụng giấm táo theo một số cách khác mà vẫn đem lại hiệu quả đáng kể:
4.1. Uống giấm táo pha loãng với nước ấm
Pha giấm táo với nước ấm là mẹo dùng giấm táo chữa trào ngược dạ dày đơn giản nhất. Nếu không có nhiều thời gian, người bệnh có thể dùng giấm táo theo mẹo này để hỗ trợ trung hòa dịch vị và giảm các nhẹ các triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày như nóng rát thượng vị, đầy hơi, chướng bụng…
Mặt khác, nước giấm táo pha loãng còn có công dụng thanh lọc cơ thể, giúp giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, cần lưu ý cân chỉnh tỷ lệ nước và giấm táo cho phù hợp. Vì sử dụng quá nhiều giấm táo có thể gây hư hại men răng, kích thích dạ dày dẫn đến các tình trạng đau dạ dày, khó tiêu. Thường tỷ lệ lý tưởng pha giấm táo với nước là 1-2 thìa giấm cho vào 1 ly nước ấm.
4.2. Trà mật ong giấm táo
Trà mật ong giấm táo là một loại trà có hương vị thơm ngon, đặc trưng. Loại trà này thường được sử dụng với mục đích kiểm soát cân nặng và giảm hấp thu chất béo. Bên cạnh đó, trà mật ong giấm táo còn có khả năng hỗ trợ cải thiện các chứng đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
Thêm vào đó, mật ong có vị ngọt nhẹ nên có thể trung hòa bớt độ axit trong giấm táo. Do đó, so với sử dụng giấm táo pha nước ấm thì trà mật ong giấm táo ít gây ra tình trạng kích thích dạ dày và mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Ngoài ra, trong thành phần của mật ong chứa một số chất chống oxy hóa và defensin-1 có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm và giảm viêm. Đồng thời cung cấp thêm cho cơ thể nguồn vitamin, khoáng chất và năng lượng dồi dào. Chính vì vậy, sử dụng trà mật ong giấm táo có thể hỗ trợ giảm tình trạng viêm niêm mạc thực quản đồng thời cải thiện sức khỏe và thể trạng cho người bệnh.
Cách pha trà mật ong giấm táo giảm tình trạng trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: Giấm táo, mật ong nguyên chất, nước ấm.
- Dùng 3 đến 4 thìa cà phê mật ong pha vào 250ml nước ấm.
- Sau đó, cho thêm 1 đến 2 thìa cà phê giấm táo vào và khuấy đều
- Uống từng ngụm nhỏ trà mật ong giấm táo ngay sau khi các triệu chứng trào ngược bùng phát hoặc người bệnh cũng có thể dùng sau bữa ăn để ngăn ngừa.
4.3. Trà quế giấm táo
Bên cạnh trà giấm táo mật ong, thì người bệnh cũng có thể sử dụng trà quế giấm táo để cải thiện các triệu chứng do hiện tượng trào ngược gây ra. Là loại gia vị quen thuộc, quế có vị cay, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ giúp tăng hương vị món ăn và đồ uống, quế còn mang lại nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu cho thấy, quế giúp giảm tình trạng bài tiết dịch vị quá mức. Nhờ đó giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, tránh được tình trạng dạ dày co bóp quá mức gây ra hiện tượng trào ngược. Ngoài ra, quế còn có các chất có đặc tính chống oxy hóa và giảm viêm.
Với những tác động tích cực như đã kể trên thì trà quế giấm táo có thể giảm các triệu chứng do trào ngược dạ dày kết hợp với giúp ổn định chức năng tiêu hóa của người bệnh.
Hướng dẫn thực hiện trà giấm táo quế:
- Chuẩn bị 1 thanh quế nhỏ, 2 thìa cà phê giấm táo và 1 ít mật ong
- Cho quế vào tách và hãm với 300ml nước sôi
- Sau đó, cho giấm táo và mật ong vào khuấy đều
- Dùng trà quế giấm táo uống ngay sau bữa ăn để ngăn chặn chứng trào ngược bùng phát
4.4. Thêm giấm táo vào các món ăn hàng ngày
Một cách khác dùng giấm táo khác để thể cải thiện chứng trào ngược đó là thêm giấm táo vào món ăn của người bệnh như salad và một số loại thức uống.
Các enzyme lên men tự nhiên có trong giấm táo sẽ kích thích dạ dày tiêu hóa thức ăn cũng như tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của đường ruột.
Bên cạnh đó, như đã biết giấm táo còn cung cấp một số khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa lành mạnh. Bổ sung loại giấm này vào chế độ ăn hằng ngày có thể phần nào giảm một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Đồng thời hỗ trợ ổn định chức năng tiêu hóa và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Ung thư dạ dày có uống được tam thất không?
5. Một số lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng
Để có được hiệu quả mong muốn khi chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng nói riêng và các mẹo dùng giấm táo hay gừng khác nói chung thì người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Nên sử dụng giấm táo vào buổi sáng và vào thời điểm trước khi ăn. Vì ở thời điểm này, giấm táo sẽ phát huy được một cách hiệu quả các công dụng hỗ trợ dạ dày tăng tuần hoàn máu, sản sinh ra các tế bào bảo vệ.
- Trong quá trình sử dụng, không nên hít giấm táo vì có thể gây tổn thương đường hô hấp và phổi, gây nên cảm giác nóng rát. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng giấm táo theo các cách uống hoặc ăn thông thường.
- Giấm táo hoàn toàn không có lợi cho những người mắc chứng viêm loét dạ dày. Vì tính acid mạnh trong giấm táo có thể khiến cho các vết loét ở niêm mạc dạ dày của người bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Trong những lần đầu sử dụng, nên bắt đầu uống giấm táo với số lượng nhỏ. Nếu cơ thể hợp thì có thể tăng số lượng giấm táo ở những lần sau.
- Không nên sử dụng giấm táo trước khi đi ngủ. Nên uống giấm táo vào thời điểm người bệnh có đủ thời gian đứng thẳng khoảng 30 phút sau khi uống. Bởi vì dù đã được pha loãng nhưng giấm táo vẫn có thể gây hại cho thực quản.
- Nếu xuất hiện những biểu hiện, phản ứng lạ sau khi sử dụng giấm táo thì người bệnh nên ngưng sử dụng. Đồng thời theo dõi và đến các cơ sở y tế để thăm khám khi các triệu chứng có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên lựa chọn sử dụng loại giấm táo đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Hiệu quả của các mẹo chữa trào ngược bằng giấm táo phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Trước khi sử dụng bất kỳ mẹo nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh hay không.
- Trong quá trình áp dụng các phương pháp này, người bệnh cần tránh sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Cần kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh và hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, lo lắng, stress, ngủ không đủ giấc.
- Người đang sử dụng thuốc chống đông không nên áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng. Bởi vì gừng có tác dụng chống đông máu.
- Phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng trước khi sử dụng.
XEM THÊM >>> [Góc tư vấn] Ung thư dạ dày có uống được sữa Ensure không?
Trên đây là cách chữa trào ngược dạ dày bằng giấm táo và gừng cùng với một số thông tin cần thiết khác. Người bệnh cần lưu ý, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và không sử dụng để thay thế các phương pháp điều trị đã được bác sĩ chỉ định.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng