[Gỡ rối] Người mắc bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không?
Nội dung bài viết
Bị bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin Covid – 19 được không là thắc mắc của rất nhiều người, trong tình hình dịch bệnh căng thẳng và tiêm vắc xin là một giải pháp phòng ngừa hữu hiệu. Bên cạnh đó, hen phế quản là một bệnh lý tương đối phổ biến ở nước ta. Vậy người bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không? GHV KSol sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp ngay sau đây.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Giải đáp: Người bệnh ung thư có nên tiêm Vaccine Covid-19 không?
- Những dấu hiệu của bệnh ung thư phế quản giai đoạn cuối
1. Người bị bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin COVID-19 được không?
Tình hình dịch Covid – 19 ở nước ta và trên thế giới vẫn đang còn diễn biến hết sức phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và kinh tế của con người. Cho đến hiện nay, tiêm vắc xin Covid-19 được xem là giải pháp tối ưu để góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe con người, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng nặng.
Tuy nhiên, có rất nhiều người có bệnh lý nên e ngại về việc tiêm vắc xin Covid-19 do lo sợ về ảnh hưởng đến sức khỏe. Và có không ít người mắc bệnh hen phế quản cũng nằm trong các trường hợp này.
Theo như khuyến cáo của Bộ Y Tế nước ta thì bệnh nhân hen phế quản vẫn có thể tiến hành tiêm vắc-xin Covid – 19 như người bình thường tại các điểm tiêm chủng. Với điều kiện đó là, ở thời điểm hiện tại đang không có cơn hen cấp và tình trạng bệnh hen đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, người bệnh được khuyến cáo cần tiếp tục duy trì hoặc chuẩn bị sẵn sàng các thuốc điều trị được bác sĩ chỉ định, đang sử dụng sau khi tiến hành tiêm vắc-xin COVID-19.
Khi thực hiện tiêm vắc-xin COVID-19, người mắc bệnh hen phế quản cần phải ở lại điểm tiêm để theo dõi các phản ứng tương tự như những đối tượng khác theo đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tiếp sau đó, khi về nhà người bệnh cần tiếp tục theo dõi trong vòng 24 tiếng kể từ khi tiêm vắc xin covid – 19. Đặc biệt nên chú ý có chế độ ăn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn nên được chế biến ở các dạng dễ sử dụng như cháo, súp, canh. Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau, củ, trái cây… Đồng thời đảm bảo uống nhiều nước.
Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và khởi phát cơn hen như hải sản, các loại thức ăn lạ và các loại có tính kích thích như rượu, bia, cà phê… Chú ý có chế độ nghỉ ngơi điều độ, không nên vận động nặng và gắng sức sau khi tiêm vắc xin Covid-19
Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm.
Vậy những trường hợp nào cần trì hoãn tiêm vắc xin covid – 19? Hãy cùng tìm hiểu ở phần ngay sau đây.
2. Những trường hợp cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là gì?
Theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật ngày 3/8/2021 của Bộ Y tế, thì những người thuộc các nhóm đối tượng sau đây cần trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19:
- Người mắc các bệnh cấp tính hoặc mãn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được tình trạng bệnh
- Các đối tượng bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch ở mức độ nặng, bệnh ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…
- Trong vòng 14 ngày trước ngày tiêm có điều trị bằng corticoid liều cao (tương đương prednisolon với liều dùng lớn hơn hoặc bằng 2 mg/kg/ngày trong nhiều hơn hoặc bằng 7 ngày) hoặc điều trị bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị.
- Đã mắc bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng trở lại.
- Phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
XEM THÊM >>> Giải đáp câu hỏi: Người bị ung thư phổi có ăn được đậu phụ không?
3. Những đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin COVID-19
Bên cạnh nhóm cần trì hoãn thì cũng theo hướng dẫn mới nhất được cập nhật của Bộ Y tế, các nhóm cần thận trọng khi thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 đó là:
- Người có tiền sử dị ứng với các yếu tố dị nguyên khác.
- Đối tượng có bệnh lý nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Người bị mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người già trên 65 tuổi.
- Người có tiền sử các vấn đề về huyết học như giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Người mắc bệnh mạn tính và có phát hiện thấy bất thường trong các dấu hiệu sinh tồn.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc người bệnh hen phế quản có tiêm vắc xin covid được không đó là “có’. Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng, chú ý theo dõi sức khỏe trước, trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng