[Hỏi đáp] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không?
Nội dung bài viết
Người bị ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không là chủ đề nhận được nhiều quan tâm. Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không thì hãy cùng GHV KSol tìm hiểu nhé!
XEM THÊM:
- Chìa khóa giúp cô giáo mầm non chiến đấu ung thư di căn
- Giải mã: Người bệnh ung thư tuyến giáp có uống được vitamin E không?
- [GIẢI ĐÁP] Ung thư tuyến giáp có ăn được nghệ mật ong không
1. Giá trị dinh dưỡng có trong khoai lang
Khoai lang là một loại củ quen thuộc và được sử dụng để chế biến thành nhiều món ăn phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn trong bữa cơm gia đình hay ăn vặt. Đây là loại thực phẩm có giá thành tương đối rẻ và dễ tìm mua.
Việc sử dụng khoai lang có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe do có thành phần chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, riboflavin, thiamine, niacin và carotenoid. Với các thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, khoai lang có khả năng hỗ trợ phòng và chữa nhiều bệnh lý mãn tính, giúp cải thiện và làm đẹp da, mái tóc.
Theo các nghiên cứu, trong 100g của khoai lang có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 90 kcal.
- 2g đạm.
- 3,3g chất xơ.
- 7,05g tinh bột.
- 6,5g đường.
- 0,15g chất béo.
- 38 mg Canxi.
- 0,69 mg sắt.
- 27mg magie.
- 0,5mg mangan.
- 54mg photpho.
- 475mg kali.
- 0,32mg kẽm.
- 36mg natri.
- Nhiều loại vitamin khác như vitamin A, B1, B2, B3, B6, B9, C, E.
Với nhiều thành phần dinh dưỡng như vậy, liệu khoai lang có phải loại thực phẩm mà người bệnh ung thư tuyến nên ăn hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
2. Người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không?
Như đã thấy khoai lang là loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho hoạt động của cơ thể. Mặt khác, người bị ung thư tuyến giáp cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để có đủ khả năng theo phác đồ điều trị. Vì thế đáp án cho câu hỏi người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không là hoàn toàn “có” nhé.
Sử dụng khoai lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp như là:
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Hàm lượng magie ở trong khoai lang là tương đối khá cao. Khoáng chất này có tham gia vào nhiều hoạt động và chức năng quan trọng của cơ thể, đồng thời giúp giảm các tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng.
Người bệnh ung thư tuyến giáp trong quá trình điều trị sẽ gặp nhiều tác dụng phụ gây mệt mỏi, đồng thời việc điều trị kéo dài nên chi phí điều trị cũng là vấn đề nhiều người lo lắng. Sử dụng khoai lang sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp giảm căng thẳng mệt mỏi, ngăn ngừa tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu trong quá trình điều trị.
Sử dụng khoai lang có khả năng hỗ trợ phòng ngừa di căn
Sử dụng khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím có thể ức chế hoạt động của tế bào ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết. Đó là do khoai lang có chứa hàm lượng anthocyanin khá cao. Vì thế, sử dụng khoai lang có thể giúp người bệnh ung thư tuyến giáp phòng ngừa bệnh tái phát hay di căn sang những cơ quan khác sau quá trình điều trị.
XEM THÊM>>> [HỎI ĐÁP] Ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không?
Dùng khoai lang giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của người bệnh
Hàm lượng chất xơ có trong khoai lang rất cao, vì thế việc sử dụng loại thực phẩm này sẽ đem lại tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. Nếu người bệnh ung thư tuyến giáp sử dụng khoai lang đều đặn sẽ giúp giảm thiểu tình trạng táo bón, kích thích hệ tiêu hóa, giúp cho người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Cải thiện thị lực và tăng cường trí não cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Vitamin A có mặt trong khoai lang với hàm lượng rất cao. Sử dụng khoai lang thường xuyên, sẽ giúp cơ thể được bổ sung nguồn vitamin A dồi dào. Từ đó, hỗ trợ duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc, làm tăng cường thị lực cho người bệnh.
Bên cạnh đó, trong khoai lang có chứa anthocyanin, giúp cơ thể người bệnh tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả.
Một số công dụng khác của khoai lang đối với sức khỏe
Ngoài một số tác dụng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp bên trên, sử dụng khoai lang còn mang lại nhiều lợi ích khác như là:
- Khoai lang là loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, lượng đường được giải phóng vào trong máu chậm hơn so với các loại củ quả khác. Quá trình giải phóng đường chậm như vậy sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng magie và chất xơ có ở trong khoai lang rất cao, giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường một cách tốt hơn.
- Thành phần choline và các loại vitamin có trong khoai lang sẽ giúp giảm phản ứng viêm và các triệu chứng của bệnh viêm loét đường tiêu hóa.
- Các chất anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong thành phần của khoai lang sẽ giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
- Các thành phần vitamin A, C, E có trong khoai lang còn giúp nữ giới có làn da và mái tóc khỏe mạnh.
- Hàm lượng vitamin A cao và sắt dồi dào cũng góp phần làm tăng khả năng sinh sản ở chị em phụ nữ.
3. Lưu ý khi sử dụng khoai lang cho người bệnh ung thư tuyến giáp
Khoai lang là một thực phẩm an toàn và lành tính, tuy nhiên người bệnh ung thư tuyến giáp cũng cần sử dụng một cách hợp lý để phát huy được các tác dụng tốt nhất của khoai lang. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Mặc dù lượng tinh bột trong khoai lang cung cấp rất tốt, tuy nhiên người bệnh ung thư tuyến giáp không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này. Nếu ăn quá nhiều khoai lang trong một ngày, cơ thể sẽ phải dung nạp và tiêu hóa một lượng chất xơ lớn, làm cho cơ thể nhanh bị đầy bụng. Điều này sẽ khiến người bệnh lâu có cảm giác đói và không muốn ăn thêm các loại thức ăn khác nữa.
Trong khi đó, người bệnh ung thư tuyến giáp cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất. Vì thế, người bệnh cần ăn khoai lang với lượng vừa phải, theo khuyến cáo chỉ nên ăn 1-2 củ khoai lang mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Cách lựa chọn và bảo quản khoai lang
Khi mua khoai lang, nên chọn những củ có màu vỏ đồng nhất, không bị nứt, không bị xây xát nhiều, không có dấu hiệu bị sâu hà. Bảo quản khoai ở trong rổ thưa, để nơi thoáng mát, và chỉ nên mua đủ lượng khoai ăn trong khoảng 7-10 ngày. Nếu mua quá nhiều mà bảo quản không tốt thì khoai sẽ bị sâu và lên mầm, ăn sẽ không được ngon và không đảm bảo giá trị dinh dưỡng.
Không ăn vỏ khoai lang nướng
Khoai lang nướng là một món ăn ngon và hấp dẫn với nhiều người. Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp khi ăn khoai lang nướng nên bóc hết lớp vỏ cháy xém ở bên ngoài. Vì dưới tác động của nhiệt độ cao, lớp vỏ bị cháy đen có thể sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, lớp vỏ bên ngoài của khoai lang có thể chứa nhiều vi sinh vật, khi vào dạ dày có thể gây kích ứng cho người bệnh.
Không ăn khoai lang sống
Người bệnh ung thư tuyến giáp đang trong quá trình điều trị, sức khỏe yếu và đường tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Do đó, người bệnh nên chú ý không nên ăn khoai lang sống. Bởi vì nhựa trong khoai lang sống có thể gây kích ứng dạ dày, gây ra các hiện tượng chướng bụng, khó tiêu, nóng bụng… Khi chế biến khoai lang, cần lưu ý nấu đủ thời gian để đảm bảo khoai đã chín hẳn.
XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Ung thư tuyến giáp có uống được tảo xoắn Nhật Bản không?
Không ăn khoai lang kết hợp với đồ ăn ngọt
Khoai lang đã là loại củ giàu tinh bột và nhiều đường, do đó nếu ăn kết hợp với đồ ngọt sẽ làm giải phóng một lượng đường lớn vào máu. Điều này sẽ làm tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường cũng như tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Với những thông tin mà bài viết trên đã cung cấp thì có lẽ bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không. Sử dụng khoai lang đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng