CẢNH BÁO: Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày – Hậu quả khôn lường
Nội dung bài viết
Trong điều trị viêm loét dạ dày, việc gặp phải các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều chưa nắm rõ được các tác dụng phụ này là gì và điều trị như thế nào? Sau đây GHV KSol sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
XEM THÊM:
- Tinh thần ‘ba không’ để sống khỏe của vợ chồng mắc ung thư
- Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
- Người bị viêm loét dạ dày có nên uống trà gừng không?
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay, là các vết thương tổn, viêm, loét tại niêm mạc dạ dày. Những thương tổn này xảy ra niêm mạc dạ dày bị bào mòn, trợt do bất kỳ nguyên nhân nào như dư thừa axit dạ dày, sử dụng kháng sinh dài ngày, vi khuẩn,… Bệnh tiến triển âm thầm cùng cơn đau âm ỉ, đau vùng thượng vị, kèm theo các triệu chứng ợ chua, đầy hơi,… Thậm chí, nếu tình trạng viêm loét kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, ung thư,… thậm chí là tử vong.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt hay xuất hiện ở người già, tuy nhiên, ngày nay, đang có xu hướng dần trẻ hóa người bệnh.
2. Tổng quan về thuốc thường điều trị viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dựa vào nguyên nhân gây bệnh thì mới xác định và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày phải kể đến:
- Thuốc kháng sinh như Clarithromycin, Amoxicillin, Tetracyclin, Levofloxacin, Metronidazol, Tinidazol,…
- Thuốc kháng axit: Muối nhôm, muối Magie,…
- Thuốc kháng Histamin H2: Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,…
- Thuốc ức chế bơm Proton: Omeprazol, lansoprazol, Pantoprazol,…
- Thuốc dân gian, truyền miệng.
Mỗi loại thuốc khác nhau đều chứa thành phần, chỉ định khác nhau. Việc sử dụng thuốc sai mục đích và không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.
XEM THÊM >>> Bật mí ung thư dạ dày có ăn được cao ngựa không?
3. Các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày
3.1. Thuốc kháng sinh
Trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, đa phần các bác sĩ đều kê phối hợp 3 -4 loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, nhằm đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh cũng như làm giảm sự nhờn thuốc.
Mỗi đợt điều trị thường kéo dài từ 7-30 ngày, tùy thuộc vào tình trạng kháng thuốc và mức độ bệnh ở mỗi bệnh nhân.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh dài ngày không chỉ tiêu diệt vi khuẩn HP mà còn làm chết các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Biểu hiện thường thấy nhất của những bệnh nhân sử dụng kháng sinh là đi phân sống, ăn không tiêu, đầy hơi,… Người bệnh có thể cải thiện tình trạng này thông qua việc sử dụng bổ sung các lợi khuẩn sống, men vi sinh, hỗ trợ cân bằng lại hệ thống vi sinh đường ruột.
Các phản ứng phụ từ mức độ nhẹ đến nặng khi dùng kháng sinh bao gồm:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Nôn, buồn nôn.
- Chóng mặt, đau đầu, mất vị giác, vị đắng ở miệng.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Một số kháng sinh có thể gây ra các phản ứng dị ứng từ nhẹ như phát ban, mày đay, hội chứng Steven – Johnson,…
3.2. Các thuốc kháng axit
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày thường chứa các thuốc kháng axit, giúp trung hòa axit dịch vị, chứa muối nhôm, magie, …
Ngoài tác dụng kể trên, những thuốc này còn giúp tạo lớp màng bảo vệ vết viêm loét bằng màng gel. Lớp màng này giúp niêm mạc tránh khỏi tác động của axit dạ dày, giảm cảm giác đau, xót, bỏng rát tại dạ dày.
Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng axit như:
- Thuốc dạng muối nhôm khi sử dụng lâu ngày có thể gây táo bón, chứng nhuyễn xương.
- Dạng muối Magie gây giữ nước, khi dùng lâu có thể gây đi ngoài nhiều lần.
- Thuốc cũng làm giảm tác dụng của các thuốc khác khi sử dụng đồng thời.
3.3. Thuốc kháng Histamin H2
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc:
Ít gặp:
- Mê sảng, lú lẫn, gây thiếu máu.
- Chứng vú to ở nam giới, có thể liệt dương khi sử dụng kéo dài.
- Viêm gan, suy gan, ứ mật.
- Suy thận.
Khi sử dụng thuốc này, cần cực kỳ thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, do thuốc có thể gây ảnh hưởng đến trẻ.
3.4. Thuốc ức chế bơm Proton
Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ như sau:
- Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón,…
- Các rối loạn thần kinh: chóng mặt, đau đầu,…
- Ợ chua, ợ hơi khi dừng thuốc đột ngột.
Bệnh nhân nên uống thuốc trước bữa ăn sáng 30 phút, và kéo dài đợt điều trị không quá 8 tuần.
3.5. Thuốc lang, thuốc “ truyền miệng” không rõ nguồn gốc
Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày khá hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có rất nhiều thuốc không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được lan truyền điều trị bệnh.
Những thuốc này không được đảm bảo theo quy trình kỹ thuật, kiểm nghiệm, thậm chí gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như đau bụng, tiêu chảy, ho, khó thở, xuất huyết,… bệnh không cải thiện mà tiến triển nặng hơn.
Do vậy, không nên sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc này.
XEM THÊM >>> Tìm hiểu siêu âm có phát hiện ung thư dạ dày không?
4. Những biện pháp hạn chế tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày
Khi điều trị viêm loét dạ dày, việc sử dụng thuốc và gặp phải tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để khắc phục tình trạng đó:
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc như khuyến cáo, dùng đúng thời điểm, đúng loại thuốc.
- Không tự ý sử dụng thuốc, hoặc bỏ thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, hạn chế các thực phẩm chua, cay, lên men,…
- Nên uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin,…
- Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
- Tránh sử dụng các thuốc dân gian theo “lời đồn” mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về tác dụng phụ của thuốc chữa viêm loét dạ dày. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và biết thêm các biện pháp hạn chế tác dụng phụ khi gặp phải của thuốc. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng