[Gỡ rối] Bệnh nhân ung thư máu có bị rụng tóc không?

Bệnh nhân ung thư máu có bị rụng tóc không là vấn đề khiến nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng, hoang mang. Bài viết này của GHV KSol sẽ giải đáp chi tiết về câu hỏi ung thư máu có bị rụng tóc không, cũng như cung cấp một số thông tin cần thiết khác xung quanh tới bạn đọc.

XEM THÊM:

1. Bệnh nhân ung thư máu có bị rụng tóc không?

Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Một số người bệnh ung thư máu gặp phải tình trạng bị rụng tóc. Vậy có thực sự là khi mắc ung thư máu sẽ bị rụng tóc hay không?

Trên thực tế chưa có bất cứ nghiên cứu nào công bố rằng rụng tóc là dấu hiệu của một căn bệnh ung thư nào đó (trừ trường hợp bị ung thư da đầu). Đa phần các trường hợp rụng tóc ở bệnh nhân ung thư là do có liên quan một số tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị như là hóa trị, xạ trị hoặc tâm lý căng thẳng, dinh dưỡng kém… Cụ thể như sau:

Rụng tóc do các phương pháp điều trị ung thư máu

Các phương pháp điều trị ung thư máu như là xạ trị, hóa trị… được sử dụng nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên không thể tránh khỏi việc các tế bào lành cũng bị tiêu diệt.

Trong đó, các tế bào lành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các phương pháp điều trị ung thư đó là những tế bào có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh của cơ thể như tế bào biểu bì, tế bào nang lông, móng…. Do đó, một trong những tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư máu kể trên đó là gây ra rụng tóc bệnh lý.

Một số loại hoạt chất chống ung thư có thể gây ra rụng tóc nhiều có thể kể ra như là : Cyclophosphamide, docetaxel, cisplatin, doxorubicin…

Do người bệnh bị căng thẳng kéo dài gây rụng tóc

Phần lớn các bệnh nhân bị ung thư máu gặp phải tình trạng suy sụp tâm lý, tiêu cực. Bởi vì cho rằng ung thư máu không điều trị được hoặc do bệnh gây ra các cơn đau nặng và kéo dài. Các yếu tố này khiến cho bệnh nhân ung thư sống trong tình trạng bị căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Thiếu dinh dưỡng

Khi bị ung thư máu, người bệnh có thể gặp phải các hiện tượng chán ăn, ăn không ngon gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hoặc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Và điều này dẫn tới việc các bệnh nhân ung thư máu bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tình trạng dinh dưỡng kém này có thể là nguyên nhân khiến tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng.

Như vậy, có thể thấy ung thư máu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân. Tuy nhiên các phương pháp điều trị và các tác động gián tiếp khác do ung thư máu gây ra có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.

ung-thu-mau-co-bi-rung-toc-khong
Ung thư máu có bị rụng tóc không?

2. Các biện pháp khắc phục rụng tóc ở bệnh nhân ung thư máu?

Khi sử dụng các loại thuốc hay các biện pháp để điều trị ung thư máu, tình trạng tóc rụng sẽ không diễn ra ngay lập tức. Đa phần tóc sẽ rụng bắt đầu rụng kể từ sau khi điều trị khoảng vài tuần và có xu hướng tăng dần khi tiếp tục phác đồ. Lượng tóc rụng sẽ tùy thuộc cơ địa của từng người bệnh, vào loại thuốc hay phương pháp điều trị đang sử dụng cũng như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng của bệnh nhân. Riêng đối với xạ trị, thường chỉ vùng lông tóc bị chiếu tia xạ vào mới bị ảnh hưởng.

Đối với tình trạng rụng tóc trong khi điều trị bệnh ung thư máu, thì tóc sẽ mọc lại khoảng trong khoảng 1 – 3 tháng tính từ lúc quá trình hóa trị kết thúc. Tóc mọc lại thường bị thô và khô hơn so với tóc cũ. Tuy nhiên, với những trường hợp điều trị với liều hóa trị, xạ trị quá cao thì tóc có thể sẽ không mọc trở lại được nữa.

Để hỗ trợ phục hồi tóc thì người bệnh có thể sử dụng một số phương pháp sau:

2.1. Có chế độ ăn bổ sung các dưỡng chất tốt cho tóc

Để có được mái tóc khỏe đẹp, một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết. Theo các chuyên gia, một chế độ dinh dưỡng vừa tốt cho tóc lại tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư máu cần bao gồm:

  • Protein: Có trong một số loại thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng gà, hạnh nhân hoặc hải sản như tôm, cá, hàu…
  • Omega-3: Có nhiều trong thành phần các loại cá béo như là cá hồi, cá mòi, cá thu,…
  • Các vi chất dinh dưỡng (như kẽm, sắt, canxi, lưu huỳnh…): Những vi chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như hải sản, tim, gan, nho khô, các loại đậu, đỗ…
  • Các vitamin nhóm B, vitamin E, vitamin C, vitamin H… thường có trong thành phần của các loại rau xanh (như rau bina, củ cải, lá diếp, mù tạt…) và hoa quả (như cam, việt quất, dâu tây…).
  • Nước lọc: Mỗi một ngày người bệnh cần uống trung bình 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ độ ẩm cho tóc.

2.2. Có biện pháp chăm sóc tóc đúng 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thì người bệnh cũng nên lưu ý một số thói quen chăm sóc tóc hằng ngày để ngăn ngừa tình trạng tóc rụng:

  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lành tính cho tóc như là dầu gội đầu từ các loại thảo dược.
  • Tránh nhuộm tóc, tạo kiểu tóc bằng hóa chất, nhiệt độ cao.
  • Nên sử dụng lược mềm và có răng thưa để chải tóc. Đồng thời nên tránh chải tóc khi đang gội đầu hoặc lúc tóc còn ướt.
  • Tránh sử dụng máy sấy tóc, kẹp uốn tóc, máy duỗi hay máy uốn tóc trên tóc mỏng
  • Nên vỗ nhẹ tóc khô sau khi gội.
  • Nếu da đầu của bị các tình trạng bong tróc hoặc ngứa. Điều này có nghĩa là da đầu bị khô. Do đó nên sử dụng dầu hoặc kem dưỡng ẩm dành cho da đầu, không phải dầu gội trị gàu.
  • Không buộc tóc quá chặt.
  • Tránh dùng nước nóng để gội đầu.
ung-thu-mau-co-bi-rung-toc-khong-1
Nên dùng dầu gội thảo dược

3. Một số nguyên nhân phổ biến khác gây rụng tóc

Bên cạnh ung thư máu, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, hói đầu đó là:

3.1. Tiền sử gia đình (do di truyền)

Theo kết quả của các thống kê, có tới 85% nam giới bị rụng tóc, hói đầu là bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là vào khoảng 15%. Những người có người thân trong gia đình như là bố mẹ, ông bà bị rụng tóc hói đầu sẽ có nguy cơ cao cũng gặp phải tình trạng này cao hơn người bình thường. Tình trạng rụng tóc thường xảy ra một cách từ từ và theo các mô hình có thể đoán trước như là chân tóc bị tụt xuống, xuất hiện các vùng đốm hói ở nam giới và tóc mỏng dọc theo đỉnh da đầu đối với nữ giới. Tần suất và mức độ bị tình trạng này sẽ tăng dần theo tuổi tác.

3.2. Do thay đổi nội tiết tố

Một loạt các tình trạng thay đổi nội tiết tố có thể gây ra hiện tượng rụng tóc vĩnh viễn hoặc tạm thời, có thể kể đến như là thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con, tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Ở nữ giới, hormone estrogen suy giảm khiến cho chu trình mọc của tóc bị đảo lộn, tóc dễ bị tổn thương, suy yếu và tóc gãy rụng. Do đó, phụ nữ sau sinh hay phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh rất dễ gặp phải tình trạng rụng tóc.

Trong khi đó sự suy giảm hormone testosterone ở nam giới sẽ tác động xấu đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng tế bào mầm tóc. Từ đó dẫn tới tình trạng rụng tóc ở nam giới, đặc biệt là ở độ tuổi sau 40.

3.3. Rụng tóc do một loại thuốc và thực phẩm bổ sung

Bên cạnh các thuốc hóa trị ung thư, thì một số loại thuốc khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ rụng tóc chẳng hạn như là các thuốc trị viêm khớp, thuốc chữa trầm cảm, tim mạch, bệnh gút, tăng huyết áp…

3.4. Cơ thể bị thiếu hụt protein

Thành phần chủ yếu của các nang tóc đó là protein. Do đó, việc thiếu hụt chất dinh dưỡng này sẽ là nguyên nhân khiến cho tóc bị yếu và rụng dần. Đây là một trong những lí do vì sao những người ăn chay thường gặp phải tình trạng rụng tóc.

3.5. Rụng tóc do thiếu vitamin D

Một trong những vai trò của vitamin D đó là kích thích các nang tóc mới và cũ. Đồng thời, vitamin D còn giúp điều chỉnh quá trình tăng trưởng và biệt hóa của các tế bào keratinocyte của tóc. Khi cơ thể không có đủ lượng vitamin D cần thiết thì sẽ cản trở tới quá trình phát triển của tóc mới.

Một nghiên cứu mới trên một tạp chí của Thụy Sĩ đã phát hiện ra rằng tóc có thể là dấu hiệu giúp phát hiện sự thiếu hụt vitamin D. Nghĩa là bạn thực sự có thể đo được mức độ Vitamin D trong cơ thể bằng cách làm xét nghiệm mẫu tóc. Thậm chí nếu tóc đủ dài, có thể đánh giá được tình trạng vitamin D của cơ thể trong vòng khoảng vài năm.

3.6. Do tâm lý căng thẳng, stress

Nhiều người gặp phải tình trạng tóc mỏng đi trong vòng vài tháng sau khi trải qua một cú sốc về thể chất hoặc cảm xúc. Đây là dạng rụng tóc có tính tạm thời, tóc có thể hồi phục sau khi các yếu tố môi trường đã ổn định trở lại. Thường xuyên bị tâm lý căng thẳng, stress, mất ngủ, cơ thể ăn uống kiêng khem quá mức cũng có thể làm tóc rụng nhiều hơn.

3.7 Do hóa chất làm tóc

Nhuộm, tạo kiểu tóc quá nhiều hoặc làm những kiểu tóc quá chặt có thể gây ra một tình trạng rụng tóc được gọi là rụng tóc do lực kéo. Các hóa chất sử dụng trong quá trình làm đẹp như là thuốc uốn, thuốc duỗi, thuốc nhuộm… có tác động tiêu cực đến sức khỏe của tóc và có thể khiến tóc bị rụng nhiều.

3.8. Môi trường sống ô nhiễm

Yếu tố cuối cùng có thể gây rụng tóc được đề cập tới trong bài này đó là môi trường ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm không khí, khói bụi, nguồn nước cũng gây ra tổn hại không nhỏ đến sức khỏe của mái tóc, làm cho tóc bị khô xơ và dễ rụng.

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh nhân ung thư máu có bị rụng tóc không? Ngoài ra, bài viết cũng đã đề cập tới một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7