[Xem ngay] Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không?

Đối với trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không thì tốt cho sức khỏe của trẻ. Theo các chuyên gia, viêm phế quản là một căn bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy, cùng GHV KSol tìm hiểu xem khi trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không?

XEM THÊM:

1. Một số thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đường hô hấp dưới, căn bệnh này khiến cho chức năng hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Thông thường, bệnh viêm phế quản sẽ tiến triển quan 2 giai đoạn đó là cấp tính và mãn tính. Khi bệnh được phát hiện ra sớm ở giai đoạn cấp tính thì khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao. Ngược lại, nếu như để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, bệnh dễ tái phát và để lại nhiều biến chứng.

Theo các chuyên gia cho biết, virus là tác nhân thường gặp nhất gây ra căn bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Khi bị căn bệnh này, trẻ sẽ có những triệu chứng tương tự như bị cảm lạnh thông thường như ho, sổ mũi,… Nếu như không điều trị đúng cách ngay từ sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển với mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sau đây thì các cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và điều trị:

Một số triệu chứng trẻ có thể gặp phải khi bị viêm phế quản đó là:

  • Sốt cao, kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày liền.
  • Ho nhiều, có thể ho ra đờm cục có màu vàng hoặc xanh.
  • Trẻ hay nôn trớ, mệt mỏi, chán ăn hoặc đau ngực.
tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-nam-dieu-hoa
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không?

2. Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hoà hay không?

Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm đó là khi trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không?

Trên thực tế, điều hoà nhiệt độ là một loại thiết bị thông minh giúp làm lạnh hoặc làm ấm không khí nhanh. Nhưng cho dù có tốt đến mấy thì loại thiết bị này cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Bên cạnh việc làm mát hoặc làm ấm không khí thì điều hoà lại vô tình gây ra các vấn đề như khô da, đặc biệt là khi bật nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho đường hô hấp của trẻ bị khô, tạo điều kiện hình thành các bệnh ở đường hô hấp.

Rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu như để bé nằm ở phòng điều hoà trong vòng 4 giờ đồng hồ liên tục thì niêm mạc đường hô hấp cũng như họng hầu và da của trẻ sẽ bị khô đi.

Từ đó, tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn và vi sinh vật tấn công gây bệnh, đặc biệt là những loại vi khuẩn có hại tồn tại sẵn ở trong đường hô hấp trên của trẻ như là phế cầu, tụ cầu hay H. influenzae,… 

Đặc biệt là khi vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xung quanh hạ xuống thấp, nếu như vẫn bật điều hoà nhiệt độ thấp thì  sẽ dễ dàng khiến trẻ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh, tạo điều kiện cho các vi khuẩn bùng phát rồi tạo thành viêm phế quản. Nhiều trường hợp khác thì cha mẹ cho bé ra vào phòng có máy lạnh liên tục sẽ khiến cho trẻ bị cảm lạnh. Hơn nữa khi đang lạnh mà gặp nóng đột ngột thì sẽ dễ khiến trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó bao gồm cả bệnh viêm phế quản.

Chính vì thế, khi trẻ đang bị viêm phế quản thì cần giữ ấm vừa đủ cho bé, tốt nhất nên tránh và hạn chế nằm trong phòng điều hoà đến mức tối đa nhất. Nếu cố tình cho trẻ nằm điều hoà nhiều, đặc biệt là ở nhiệt độ thấp sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh vào những thời điểm nắng nóng quá mức thì không thể không cần máy điều hoà. Vậy nên, cha mẹ vẫn có thể cho bé sử dụng điều hoà nhưng điều quan trọng ở đây là sử dụng đúng cách để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con.

3. Cách dùng điều hòa đúng khi trẻ bị viêm phế quản

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi trẻ bị viêm phế quản thì vẫn có thể nằm điều hòa nếu như thời tiết quá nóng hoặc lạnh. Không khí điều hòa khá mát mẻ và dễ chịu, đồng thời một số điều hòa còn có chức năng thanh lọc không khí và loại bỏ các tác nhân gây hại.

Vì vậy, việc sử dụng điều hòa trong không gian sống của trẻ cũng mang lại rất nhiều lợi ích, giúp cho không khí trở nên sạch sẽ và mát mẻ hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý sử dụng điều hòa đúng cách để tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ. Cụ thể đó là:

  • Trẻ em có thân nhiệt cao hơn so với thân nhiệt của người lớn. Chính vì thế, không nên để nhiệt độ điều hòa ở mức quá thấp. Các chuyên gia cho biết, nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa chênh lệch so với nhiệt độ môi trường khoảng 7 độ C là được (giao động từ 25 – 29 độ C). Nếu như trẻ có ra vào phòng điều hòa liên tục cũng hạn chế được tình trạng bị sốc nhiệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Chỉ nên sử dụng điều hòa từ 3 – 4 tiếng /lần sau đó thì tắt đi, chờ cho đến khi nhiệt độ trong và ngoài phòng cân bằng với nhau thì mở cửa để không khí ở bên ngoài đi vào phòng. Việc bật điều hòa 24/24 sẽ khiến cho niêm mạc đường hô hấp bị khô và dễ kích ứng.
  • Nếu không khí điều hòa khá khô, lúc này nên sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí để hạn chế tình trạng bị khô da, khô cổ họng,… Tuy nhiên, cũng chỉ nên làm ẩm nhẹ, nếu tạo ra độ ẩm quá lớn trong không gian kín sẽ rất dễ khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp hơn.
  • Không nên để quạt gió điều hòa thổi thẳng vào cơ thể trẻ, điều này có thể khiến tình trạng bệnh ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Để tránh bị nhiễm lạnh, nên đắp một chiếc chăn mỏng lên bụng trẻ trong khi ngủ.
  • Nên hạn chế tối đa việc sử dụng điều hòa vào ban đêm. Do lúc này nhiệt độ môi trường đã giảm thấp và thường không còn quá nóng. Nếu sử dụng vào buổi tối thì nên đặt chế độ tự tắt để tránh làm bé lạnh vào đêm.
  • Thực hiện vệ sinh máy điều hòa định kỳ để giúp loại bỏ mầm bệnh lưu trú bên trong. Nếu không điều hòa sẽ trở thành nguồn gốc gây ra các bệnh lý ở đường hô hấp đối với trẻ. Đồng thời, nên thường xuyên mở cửa phòng khi không bật điều hòa để giúp không gian sống trở nên thoáng khí hơn.
  • Khi trẻ mới đi ra ngoài về, cha mẹ không nên cho trẻ nằm điều hòa ngay ở nhiệt độ quá lạnh. Lúc này cha mẹ nên để bé ngồi một lúc, lau hết mồ hôi trên cơ thể bé rồi mới bắt đầu bật điều hòa.

4. Một số thắc mắc khác khi trẻ bị viêm phế quản

Bên cạnh thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không, thì một số vấn đề sau cũng nhận được nhiều sự quan tâm khi trẻ bị căn bệnh này:

4.1. Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm quạt

Ngoài điều hòa, thì trong những ngày hè oi nóng việc sử dụng quạt sẽ giúp không khí phòng mát mẻ, giảm oi bức. giúp cho người bị viêm phế quản cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt khi trẻ nằm quạt sẽ giúp tốc độ bay hơi của mồ hôi trên da cao hơn giúp trẻ thải nhiệt rất tốt cho việc hạ sốt cho trẻ. Vì thể, đối với trẻ bị viêm phế quản thì vẫn có thế nằm quạt được nhưng cần chú ý tới những vấn đề sau:

  • Cùng khá giống như điều hòa, các cha mẹ cần tuyệt đối không để quạt thổi trực tiếp vào các vùng mặt, vùng đầu và sau gáy của trẻ. Nên để quạt tránh xa người và để với tốc độ thấp hoặc vừa phải tầm khoảng 0,2-0,5m/s, tối đa không nên quá 3m/s là hợp lý đối với trẻ mắc viêm phế quản.
  • Không nên cho trẻ sử dụng quạt liên tiếp trong nhiều giờ liền. Vì điều này có thể sẽ khiến trẻ bị bạt hơi gió và bị nhiễm lạnh, khiến cho bệnh viêm phế quản có thể trở nên nặng hơn.
  • Ngoài ra, khi sử dụng quạt đối với gia đình có trẻ nhỏ cần tuyệt đối để ý trẻ trong khi sử dụng. Khi sử dụng cần có sự giám sát của người lớn vì thường trẻ rất hiếu động, có thể làm đổ quạt hoặc cho tay vào trong lồng quạt rất nguy hiểm.
  • Khi bé vừa đi ra ngoài nóng vào hay vừa tắm xong thì tuyệt đối không cho bé sử dụng quạt luôn các ba mẹ lau khô mồ hôi cho bé. Sau đó, thay quần áo rồi cho trẻ rồi trong phòng một lúc để bé thích nghi với nhiệt độ môi trường rồi mới sử dụng.
tre-bi-viem-phe-quan-co-nen-nam-dieu-hoa-1
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm quạt không?

4.2. Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm hay không?

Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Bởi vì nhiều cha mẹ thấy con ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên càng không cho con tắm. Tuy nhiên, việc không tắm trẻ lại càng có thể khiến bệnh nặng hơn.

Đặc biệt đối với những trẻ bị viêm đường hô hấp, việc vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ cho trẻ là rất quan trọng. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý không nên để trẻ bị nhiễm lạnh thêm trong lúc tắm, vì sẽ khiến bệnh tình sẽ trở nên nặng hơn. Sau đây là những lưu ý khi thực hiện tắm cho trẻ bị viêm phế quản:

  • Khi tắm  cho trẻ phải chọn ở chỗ tắm kín gió.
  • Làm tăng nhiệt độ phòng tắm bằng cách xả nước nóng ra sàn trước khi tắm để cho nhiệt độ không khí cả phòng tăng lên.
  • Nước tắm cho trẻ nên ở mức vừa đủ ấm.
  • Thời gian tắm nhanh, chỉ cần tắm đủ sạch, không nên tắm lâu.
  • Tắm lần lượt chứ không nên cởi hết quần áo trẻ ra tắm luôn vì trẻ chưa thể thích nghi ngay lập tức với nhiệt độ của nước tắm.

4.3. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì

Thường thì khi trẻ mắc phải bệnh viêm phế quản thường rất biếng ăn, mệt mỏi và đôi khi bị nôn trớ khi ăn. Điều này thường làm cho ba mẹ gặp phải rất nhiều khó khăn và vất vả trong việc chăm sóc. Việc cung cấp đầy đủ thực phẩm đáp ứng được các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho bé tăng cường thêm sức đề kháng, hỗ trợ điều trị kịp thời cho bé.

  • Nguồn thực phẩm đầu tiên rất cần bổ sung cho trẻ bị viêm phế quản được kể tới đó là các loại rau xanh và trái cây. Một số loại rau củ quả như: Cà rốt, dâu tây, rau cải xanh, rau bina, cam, táo,… là những guồn thực phẩm có chứa rất nhiều các loại vitamin (A, C, E,..), khoáng chất giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, giàu chất chống oxy hóa để giúp bé khỏi bệnh nhanh nhất.
  • Đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như: Sữa tươi, sữa chua, bơ, phô mai, váng sữa,…. đều rất giàu Canxi và vitamin được coi là các nguồn dinh dưỡng quan trọng tới quá trình hình thành, phát triển cũng như hồi phục của trẻ. Các cha mẹ cần lưu ý thường các sản phẩm được làm từ sữa có hàm lượng chất béo cao, vậy nên khi cho trẻ sử dụng cần chú ý tới thể trạng của bé để lựa chọn những dòng sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp. Tránh tình trạng bé bị tăng cân, béo phì.
  • Cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp của trẻ. Đặc biệt là giúp bù lại lượng nước cần thiết để tránh tình trạng khô họng và đào thải các loại độc tố ra ngoài. Thường thì bệnh viêm phế quản sẽ làm cơ thể mất đi một lượng nước đáng kể do nôn trớ hoặc sốt. Tốt nhất, đối với trẻ sơ sinh cung cấp mọt lượng nước lớn cho bé trực tiếp bằng cách bú sữa mẹ. Đối với trẻ lớn hơn thì có thể bổ sung bằng nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước từ rau củ quả,…
  • Cung cấp trong thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ những nguồn dinh dưỡng dễ tiêu hóa như bột gạo, bột mì hay là các loại ngũ cốc, sữa đậu nành, đâu phụ,…. để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày.

5. Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

  • Khi trẻ mới có những biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phế quản thì ba mẹ cần chú ý chăm sóc và điều trị tốt nhất, tránh để bệnh nặng thêm. Đặc biệt, cần giữ gìn vệ sinh cơ thể, đặc biệt là các khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý và luôn cần giữ ấm vừa phải vùng cổ, ngực, lòng bàn chân, tay của bé, tránh để không khí lạnh tác động lên những vùng này.
  • Đối với môi trường sống xung quanh của trẻ thì cần phải vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ, loại bỏ khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá,… Vì những yếu tố này có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn.
  • Nếu như trẻ bị sốt nhẹ thì chỉ nên cho bé mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Tuyệt đối không nên ủ kín cho bé vì có thể làm nhiệt độ của bé tăng lên.
  • Tuyệt đối ba mẹ không tự ý sử dụng các thuốc hay các mẹo điều trị, nhất là kháng sinh vì có thể làm cho bệnh nặng hơn và gây ra những tác dụng phụ, những di chứng ảnh hưởng nguy hiểm  tới sức khỏe và sự phát triển củabé về sau. Tốt nhất nên cho trẻ đi khám  khi bị bệnh để được tư vấn điều trị phù hợp của bác sĩ
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như là mệt mỏi hôn mê, sốt cao liên tục, ho nhiều, khó thở,… ba mẹ cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế, bệnh viện để có phácđồ điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin về chủ đề trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa hay không? Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp một số kiến thức xung quanh bệnh viêm phế quản ở trẻ, hy vọng có thể giúp ích cho các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc con.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7