Ung thư đại tràng di căn có chữa được không?

Ung thư đại tràng di căn có chữa được không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân cũng như người nhà khi bệnh tình chuyển biến xấu. Hãy cùng GHV KSOL tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Dấu hiệu ung thư đại tràng khi di căn

Ung thư đại tràng được phân chia thành 4 giai đoạn. Ở giai đoạn cuối của bệnh, ung thư đã lây lan tới các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi & màng bụng. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối là 12%. ng thư đại tràng giai đoạn cuối thường có các triệu chứng sau:

Khó thở là 1 trong những dấu hiệu ung thư đại tràng khi di căn
Khó thở là 1 trong những dấu hiệu ung thư đại tràng khi di căn

Khó thở khi ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Khó thở là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan tới phổi. Một số dấu hiệu khác của ung thư đại tràng di căn vào phổi là đau ngực, ho và ho có đờm hoặc máu.

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối có thể bị đau xương, khi các tế bào ung thư đã lan tràn tới xương. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau ở lưng hoặc ở sườn. Trong một vài trường hợp ung thư đại tràng di căn có khả năng khiến người bệnh bị gãy xương.

Nếu ung thư di căn tới não, bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu dữ dội, mờ mắt, chóng mặt, rối loạn và mất phương hướng. Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để quét não và xác định quy mô, kích thước của các khối u trong não. Vàng da, sốt, chán ăn, sưng chân hoặc đau bụng có thể là những triệu chứng khi ung thư đại tràng di căn vào gan.

Nước tiểu có bong bóng hoặc nổi bọt

Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối có thể phát hiện thấy nước tiểu có bong bóng hoặc nổi bọt. Đây là dấu hiệu của ung thư đã ảnh hưởng tới bàng quang.

Ở giai đoạn cuối, người bệnh cũng có thể có những triệu chứng như chảy máu trực tràng, táo bón, mệt mỏi, thiếu máu, tiêu chảy. Theo một đánh giá được công bố trong “”American Journal of Gastroenterology”, khoảng 50 – 70% bệnh nhân ung thư đại tràng bị xuất huyết trực tràng và thay đổi thói quen đại tiện. Những triệu chứng này khá phổ biến, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng nêu trên kéo dài và người bệnh từ 50 tuổi trở lên, nên tới ngay các cơ sở chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Giảm cân nhanh

Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối có thể bị giảm cân không mong muốn. Đây cũng là dấu hiệu của di căn ung thư trong gan.

2. Ung thư trực tràng di căn bộ phận nào trên cơ thể?

Ung thư trực tràng là một trong những căn bệnh ung thư ruột rất dễ di căn. Các tế bào ung thư có thể tách ra từ khối u nguyên phát ở trực tràng và lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua hệ thống mạch máu, bạch huyết, dịch màng bụng hoặc do các tai biến trong phẫu thuật.

Khi di chuyển đến một cơ quan khác, những tế bào này có thể hình thành các khối u mới ở đây.

Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau trên bệnh nhân ung thư trực tràng, thì các bộ phận mà ung thư trực tràng có thể lan rộng đến bao gồm gan (phổ biến nhất), phổi, hạch bạch huyết, xương, não,… Hiện tượng này được gọi là ung thư trực tràng di căn.

Ung thư trực tràng di căn gan

ung thư đại tràng di căn gan
ung thư đại tràng di căn gan

Sự di căn của các tế bào ung thư thông thường được thực hiện thông qua hệ tuần hoàn, do đó các cơ quan giàu mạch máu và có tốc độ máu chảy chậm như gan sẽ là địa điểm lý tưởng cho các tế bào ung thư trực tràng bám dính vào và phát triển thành các khối u thứ phát.

Đây cũng là lý do tại sao gan là cơ quan có tỉ lệ bị di căn đến cao nhất. Thời gian trung bình để phát triển di căn gan từ lúc chưa có hiện tượng di căn của các tế bào ung thư trực tràng là 17,5 tháng.

Các triệu chứng thường thấy ở ung thư trực tràng di căn gan bao gồm các triệu chứng gây ra bởi các khối u nguyên phát ở trực tràng và các khối u thứ phát ở gan:

– Có máu trong phân khi đi đại tiện.
– Tắc ruột
– Đau bụng
– Thay đổi tính chất phân
– Vàng da, vàng mắt
– Rối loạn tiêu hóa
– Đau bụng, đặc biệt là phần hạ sườn phải
– Mệt mỏi thường xuyên

Trong trường hợp bệnh nhân ung thư trực tràng thấy mình có những dấu hiệu trên, thì cần phải nghi ngờ đến trường hợp bệnh đã di căn sang gan. Để chẩn đoán cũng như phát hiện bệnh ung thư trực tràng di căn gan, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp sau:

– Xét nghiệm công thức máu
– Chụp CT
– Chụp cộng hưởng từ MRI
– Sinh thiết gan
– Nội soi

Ung thư trực tràng di căn phổi

ung thư đại tràng di căn phổi
ung thư đại tràng di căn phổi

Tương tự gan, phổi cũng là tạng có hệ thống mạch máu dày đặc. Do đó đây cũng là cơ quan mà ung thư trực tràng dễ di căn đến. Tỉ lệ bệnh nhân trực tràng di căn phổi nhiều thứ hai trong tổng số các trường hợp ung thư trực tràng có di căn.

So với ung thư trực tràng di căn sang gan, ung thư trực tràng di căn phổi có thời gian phát triển nhanh hơn, trung bình khoảng 12 tháng

Bên cạnh các triệu chứng gây ra bởi khối u trực tràng (như táo bón, thay đổi tính chất phân, đi ngoài ra máu,…), bệnh nhân ung thư di căn sang phổi còn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

– ho dai dẳng
– ho ra máu hoặc đờm có lẫn máu
– đau tức ngực
– khó thở hoặc thở khò khè
– viêm phổi

Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do sự chèn ép của khối u lên các bộ phận của hệ hô hấp (đặc biệt là phối) và gây ra những tổn thương khác ở đây.

Để kiểm tra xem có phải ung thư trực tràng đã di căn sang phổi hay không, bệnh nhân ung thư trực tràng sẽ được yêu cầu làm một số phương pháp xét nghiệm như: Chụp CT; Chụp X – quang tim phổi.

Ung thư trực tràng di căn hạch

Hệ thống bạch huyết là một trong những con đường di căn của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các tế bào ung thư cũng có thể khu trú và phát triển tại các hạch bạch huyết trong ổ bụng.

So với gan và phổi, thời gian để ung thư trực tràng di căn sang các hạch bạch huyết ở xa và hình thành các khối u mới sẽ lâu hơn, trung bình khoảng 20,5 tháng.

Các triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân ung thư trực tràng bị di căn hạch:
– Sốt không rõ nguyên nhân, thường xuyên và kéo dài
– Tuyết bạch huyết bị sưng
– Sụt cân bất thường
– Đau bụng hoặc cảm giác đầy, phình bụng

Ung thư trực tràng di căn vào xương

Thời gian trung bình để ung thư trực tràng di căn vào xương kéo dài khoảng 20 tháng. Tương tự như các bộ phận khác, tế bào ung thư trực tràng di căn đến xương thông qua hệ thống mạch máu và hệ bạch huyết là chủ yếu. Khi đến xương, chúng biến đổi để có thể tránh các cuộc tấn công từ hệ miễn dịch, phát triển và tạo thành những khối u mới tại đây.

Sự hình thành các khối u mới ở xương sẽ gây chèn ép, hủy hoại các mô xương và gây ra các triệu chứng như:
– Đau xương nặng
– Sưng đau tại khu vực có khối u
– Gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc không có chấn thương nào
– Chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn ép tủy sống

Tương tự các trường hợp di căn khác, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như mức độ di căn, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm như chụp X – quang, chụp CT.

Ung thư trực tràng di căn lên não

Trong các trường hợp ung thư đại tràng di căn, tỉ lệ di căn lên não chỉ khoảng 5% [4]. Thời gian trung bình để phát triển lên di căn não khá lâu, khoảng 33 tháng. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư đại tràng di căn não có tiên lượng sống thấp nhất.

Tương tự các bệnh ung thư có di căn lên não khác, các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại tràng di căn não bao gồm:
– Mờ mắt
– Đau đầu dữ dội hoặc đau đầu thường xuyên
– Hoa mắt, chóng mặt
– Mất điều hòa vận động, ngôn ngữ, thăng bằng
– Co giật
– Buồn nôn và nôn

Bệnh nhân ung thư trực tràng nếu thấy có các dấu hiệu trên, thì cần phải nghi ngờ rằng bệnh đã di căn lên não. Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác, người bệnh cần phải thực hiện chụp CT và cộng hưởng từ (MRI).

3. Bệnh ung thư đại tràng sống được bao lâu?

Bệnh nhân bị ung thư đại tràng được đánh giá là đã bước vào giai đoạn cuối. Nếu các kiểm tra cuối cùng sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư, cho thấy rằng ung thư đã lan rộng đến các địa điểm xa trong cơ thể như gan, phổi, xương, hạch bạch huyết ở xa hoặc các cơ quan khác.

Ở giai đoạn cuối, ung thư đã di căn tới các cơ quan xa của cơ thể.

Thông thường bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn IV có thể được phân chia thành hai nhóm:

  • Những người có ung thư di căn lan rộng mà không thể điều trị bằng phẫu thuật
  • Những người có ung thư di căn tới một cơ quan duy nhất

Nếu chỉ có một cơ quan bị di căn, ung thư giới hạn trong một khu vực nhất định, điều trị tại chỗ sẽ mang lại hiệu quả tốt. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, hoặc hóa trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, thuận lợi cho việc phẫu thuật. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối có di căn tới nhiều bộ phận khác & không có khả năng chữa trị. Các biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng giai đoạn đầu

Lúc bấy giờ thì mục tiêu điều trị cho ung thư đại tràng giai đoạn cuối chủ yếu là kiểm soát bệnh, giảm bớt triệu chứng & giúp kéo dài thời gian sống. Phương pháp điều trị chính trong trường hợp này là hóa trị.

  • Nếu có di căn đến các cơ quan khác rồi thì tỉ lệ sống còn không quá 30%
  • Nếu chỉ di căn hạch thì tỉ lệ sống, lên đến 50% (trong vòng 5 năm).
  • Còn nếu chưa di căn chỉ dính các cơ quan gần đó thì tỉ lệ sống còn khoảng 50-60%

4. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng bắt đầu di căn

Ung thư đại tràng có thể di căn từ gan cho đến các cơ quan khác.
Ung thư đại tràng có thể di căn từ gan cho đến các cơ quan khác.

Trường hợp chỉ có một vài vùng nhỏ của tế bào ung thư di căn sang gan hoặc phổi, chúng vẫn có thể được cắt bỏ. Khi đó, phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn, hay thậm chí là có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư.

Điều này có nghĩa là việc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn phần ruột kết có chứa tế bào ung thư cùng với các hạch bạch huyết gần đó. Thêm vào đó, phẫu thuật cũng có thể loại bỏ các vùng bị tế bào ung thư lan sang.

Một liệu pháp điều trị khác là hóa trị cũng được cho là có tác dụng tương tự như trên. Trong một số trường hợp, truyền hóa chất theo tĩnh mạch ở gan có thể được áp dụng nếu khối u di căn đến gan.

Trường hợp khối u di căn rộng hơn ban đầu, hoá trị có thể được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau đó, nếu các khối u co lại, sẽ có lựa chọn giữa việc thực hiện phẫu thuật hay không để loại bỏ chúng. Đối với khối u di căn ở gan, có thể có lựa chọn khác để tiêu diệt khối u là cắt bỏ hoặc thuyên tắc.

Như vậy, ở thời điểm các khối u bắt đầu di căn, điều trị chủ yếu là phối hợp giữa cả hóa trị và phẫu thuật.

5. Điều trị khi ung thư đại tràng di căn muộn

Nếu ung thư di căn quá rộng đến nỗi không thể thực hiện phẫu thuật được nữa, hoá trị sẽ là phương pháp điều trị chính. Phẫu thuật vẫn có thể cần thiết nếu ung thư đang khoá đại tràng lại. Đôi khi, có thể tránh thực hiện phẫu thuật bằng cách đặt một giá đỡ (stent – một ống kim loại rỗng hoặc ống nhựa) vào đại tràng trong quá trình nội soi để giữa cho đại tràng mở ra. Nếu không, các hoạt động như phẫu thuật để cắt bỏ ruột non hoặc chuyển hướng mở thông ruột kết có thể được khuyên tiến hành.

Đối với các bệnh ung thư giai đoạn cuối, xạ trị cũng có thể được thực hiện để ngăn ngừa hoặc làm giảm các triệu chứng đau. Phương pháp này giúp làm co các khối u lại trong một thời gian, nhưng rất khó có thể là một phương pháp để chữa bệnh hoàn toàn.

Như vậy, ung thư đại tràng có chữa được không khi các khối u đã di căn? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là thể trạng người bệnh. Các phương pháp điều trị chủ yếu giúp giảm đau, giảm triệu chứng bệnh cho người bệnh.

6. Các biện pháp kéo dài tuổi thọ cho người bị ung thư

Nhằm giúp cho người bệnh ung thư có thể chữa bệnh hiệu quả và kéo dài được thời gian sống của mình thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số biện pháp như sau:

Thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ: Để điều trị bệnh ung thư bàng quang thì các bác sĩ thường áp dụng các phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị, liệu pháp sinh học. Dù đi theo phương pháp nào thì bạn cũng phải tuân thủ tuyệt đối cách điều trị đó, uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân còn phải thường xuyên thăm khám theo đúng lịch hẹn và báo với bác sĩ những triệu chứng bất thường để kịp thời điều trị.

Thay đổi thói quen ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn: Yếu tố dinh dưỡng, thói quen ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới việc ung thư nên người bệnh cần phải chú ý vấn đề này. Người bị ung thư bàng quang cần phải hạn chế các loại thức ăn nhiều chất béo, uống rượu, bia… và ăn nhiều thức ăn lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, protein, uống nhiều nước.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục nâng cao sức khỏe: Bên cạnh việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng thì người bệnh còn phải xây dựng một lối sống, thói quen sinh hoạt lành mạnh. Không nên hút thuốc lá, tránh đi tới những nơi nhiều bụi bặm, chất độc hại sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh ung thư bàng quang phải thường xuyên vận động, tập thể dục, xây dựng thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc để tăng cường sức lực chống chọi với bệnh.

Tham gia các câu lạc bộ, nói chuyện với chuyên gia để giữ tâm lý luôn thoải mái: Bệnh nhân ung thư bàng quang hãy tham gia vào các câu lạc bộ có các thành viên bị bệnh giống mình để có thể chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Họ có thể nói cho bạn cách chữa bệnh hữu ích, tư vấn những vấn đề mà bạn phải đối mặt để có thể yên tâm hơn về tình trạng của mình.

Người nhà cần luôn ở bên động viên, chăm sóc và chia sẻ với bệnh nhân: Khi bị ung thư bàng quang thì người bệnh sẽ rất lo lắng, buồn chán sẽ khiến thời gian sống bị giảm đi. Do đó mà người nhà cần phải luôn bên cạnh động viên, chăm sóc để truyền nghị lực sống, tinh thần lạc quan cho bệnh nhân trong quá trình điều trị để bệnh không phát triển theo chiều hướng xấu.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Trên đây là các nội dung về Ung thư đại tràng di căn. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh ung thư, hãy liên hệ với chuyên gia của GHV KSOL qua tổng đài 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc hotline 096 268 6808.

VTC14: Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7