Ung thư vú có điều trị khỏi hoàn toàn được không?
Nội dung bài viết
Ung thư vú là dạng u ác tính, xảy ra khi các tế bào vú trở nên bất thường, sinh sôi nhanh và mất kiểm soát. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nỗi sợ của chị em phụ nữ. Vậy liệu có thể điều trị ung thư vú khỏi hoàn toàn được không? Mời bạn đọc của GHV KSOL tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Ung thư – Người bạn không mời và cuộc chiến sinh tử của người lính già
- Tầm soát ung thư vú – giải pháp bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho phụ nữ
- Chế độ ăn cho người ung thư vú
1. Đôi nét về bệnh ung thư vú
Có đến 80% nguyên nhân ung thư vú liên quan đến yếu tố ngoại sinh như rượu bia, khói thuốc, sử dụng thuốc nội tiết, chế độ ăn uống không hợp lý…. Một số yếu tố nội sinh có thể kể đến như phụ nữ không sinh con, sinh con nhưng không cho bú sữa mẹ, gen di truyền,…
Trên thế giới, ung thư vú đứng thứ 4 trong danh sách các loại ung thư gây tử vong và đứng đầu trong những loại ung thư phụ nữ mắc phải với tỷ lệ 35%. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở Mỹ là 1/1.000, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này thấp hơn dưới 3/10.000 người.
2. Điều trị ung thư vú bằng cách nào?
Việc điều trị ung thư vú sẽ phụ thuộc vào phương pháp điều trị và giai đoạn phát hiện bệnh . Có 2 loại điều trị chính là điều trị tại chỗ và điều trị cho toàn bộ cơ thể.
Trị liệu tại chỗ
Các phương pháp điều trị không làm ảnh hưởng đến phần khác của cơ thể được gọi là trị liệu tại chỗ. Phẫu thuật được gọi là phương pháp trị liệu tại chỗ.
Trước đây, điều trị ung thư vú liên quan đến phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để. Phương pháp này có thể “dứt sạch toàn bộ” ung thư. Nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, và thường bệnh nhân sẽ làm phẫu thuật chỉnh hình để tái tạo lại bầu vú. Phương pháp này được sử dụng khi các khối u kích thước lớn hoặc trong vú có nhiều hơn 1 khối u ung thư.
Một phương pháp phẫu thuật khác là cắt bỏ u vú. Phương pháp này có thể giữ lại bầu vú. Tuy nhiên, thường không làm sạch hoàn toàn được tế bào ung thư. Điều đó dẫn đến nguy cơ ung thư quay trở lại là rất lớn.
Hiện nay, với những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, các phương pháp điều trị ung thư vú thường ít xâm lấn hơn. Nó có thể bao gồm phẫu thuật, chẳng hạn như cắt bướu, xạ trị hoặc hóa trị để thu nhỏ và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trị liệu toàn bộ cơ thể
Bên cạnh đó, có những phương pháp trị liệu toàn bộ cơ thể như hóa học trị liệu hay nội tiết tố. Phương pháp này có thể truy lùng các tế bào ung thư ở bất kì đâu trong cơ thể. Sử dụng thuốc để chống lại ung thư hay làm giảm nội tiết tố Estrogen trong cơ thể giúp kiểm soát được các tế bào ung thư lan rộng. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc như mệt mỏi, khó chịu, rụng tóc,… là điều không thể tránh khỏi.
Giai đoạn chữa ung thư vú tốt nhất là khi ung thư đã được phát hiện ở giai đoạn đầu, trước khi nó có cơ hội lây lan.
3. Có chữa khỏi được ung thư vú không?
Câu trả lời là có. 80% bệnh nhân có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. Và rất nhiều trường hợp có thể sống sót đến hàng chục năm.
Đối với ung thư biểu mô ống xâm lấn hoặc ung thư vú giới hạn ở khu vực ống dẫn sữa, tỷ lệ chữa khỏi sẽ cao hơn. Có khoảng 20% – 30% các trường hợp ung thư vú là ung thư này, và hầu như luôn có thể chữa khỏi.
Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm nhập có tỷ lệ chữa khỏi ít hơn vì nó thường được tìm thấy ở vú hai bên. Khi ung thư vú lan ra ngoài các hạch bạch huyết, nó có thể di căn đến xương, gan, phổi và não. Một khi đã đến giai đoạn di căn, khả năng chữa trị dứt điểm ung thư rất thấp nếu không muốn nói là không thể. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ mắc loại ung thư vú này có thể sống sót từ hai năm trở lên, và một số người sống sót tới 20 năm khi được điều trị.
Ngoài ra, các khối u nhỏ được chẩn đoán sớm sẽ có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn, trong đó khối u, bóc tách hạch nách và bức xạ có thể được thực hiện.
Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi. Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị. Càng phát hiện sớm, hiệu quả điều trị càng cao và chi phí điều trị càng ít..
4. Dự phòng giảm nguy cơ ung thư vú tái phát
Các bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị đều cần được theo dõi chặt chẽ và được chỉ định phương pháp giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Sau điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư vú cần:
- Rọi khám vú và quang tuyến vú định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Một số bệnh nhân cần rọi MRI (Chụp cộng hưởng từ) để kiểm tra sự xuất hiện của các u mới sau điều trị
- Sử dụng thuốc giảm nguy cơ ung thư vú. 1 số loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này thường là liệu pháp hormone như Tamoxifen, Lamoxifen hay thuốc ức chế Aromatase (AI). Các thuốc này giúp ức chế Estrogen nội sinh ở mô mỡ, và làm giảm nguy cơ ung thư
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt bao gồm: Chế độ ăn, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
5. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ung thư vú là nỗi khiếp sợ của nhiều phụ nữ. Tuy nhiên nó có thể tránh được và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu thực hiện các việc sau:
- Nắm rõ các nguyên nhân gây ra ung thư vú để có biện pháp phòng tránh
- Cần tự kiểm tra vú ở nhà thường xuyên bằng các động tác đơn giản
- Nên đi khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện ra bệnh
- Khi phát hiện ra hạch bất thường ở nách và vú cần đến cơ sở y tế khám luôn, tránh chần chừ, có thể làm giảm cơ hội chữa khỏi bệnh
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe cùng ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng