Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cho người bệnh như thế nào?
Nội dung bài viết
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vậy chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cho người bệnh như thế nào để hồi phục sức khỏe tốt nhất. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây của GHV KSOL.
1. Khi nào nên áp dụng phẫu thuật để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tùy theo từng giai đoạn bệnh cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật:
Ở giai đoạn đầu, việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh. Theo các chuyên gia, ở giai đoạn đầu nếu phát hiện ra bệnh, nên thực hiện cắt bỏ khối u sớm nhất có thể, bởi lúc này khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác việc cắt bỏ tương đối dễ dàng và có thể loại bỏ khá triệt để tế bào ung thư khỏi cơ thể, đồng thời giúp bảo toàn các phần còn lại của tuyến giáp.
Ở giai đoạn khối u phát triển, lúc này khối u có kích thước ở mức trung bình việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ giúp hạn chế tác động của tế bào ung thư lên cơ thể, bảo toàn phần còn lại của tuyến giáp và giữ cho tuyến giáp không bị tổn thương, tránh di căn đến các cơ quan khác.
Phẫu thuật ở giai đoạn cuối thường không mang lại hiệu quả điều trị cao bởi lúc này khối u đã di căn tới các quan xương, phổi, gan, não, hạch bạch huyết… Tuy nhiên, dù có thực hiện phẫu thuật hay không, bệnh nhân vẫn cần phải điều trị bằng các phương pháp khác như phóng xạ I – 131, hóa trị để ngăn chặn sự lan rộng, chậm lại sự phát triển, giảm bớt những triệu chứng gây ra bởi tế bào ung thư. Đồng thời hóa, xạ trị còn được sử dụng trong trường hợp không thể phẫu thuật được hoặc khi khối u tái phát sau phẫu thuật và sau xạ trị.
2. Các phương pháp phẫu thuật phù hợp trong điều trị ung thư tuyến giáp
Hiện nay, đa số các cơ sở y tế đều sử dụng hai hình thức phẫu thuật là mổ hở và mổ nội soi trong điều trị ung thư tuyến giáp. Bởi tỷ lệ chữa khỏi thành công là khá cao: đối với dạng thể nhú và thể nang lên đến 90%, trong khi đó ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, kích thước nhỏ có thể lên đến 98%.
2.1. Phương pháp mổ nội soi
Đây là phương pháp hiện đại, được áp dụng rộng tại các cơ sở y tế điều trị ung thư trong những năm trở lại đây. Để thực hiện phương pháp này, dựa vào kích thước khối u, bác sĩ sẽ chỉ định gây mê toàn thân cho người bệnh. Tiếp đó tại hõm nách hoặc ngực các bác sĩ sẽ rạch một đường dưới da dài khoảng 2 – 3cm sau đó đưa dụng cụ nội soi vào và phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp này: không để lại sẹo vùng cổ, ít xâm lấn cho nên không gây tổn thương và đau đớn cho người bệnh. Tính thẩm mỹ cao, người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm: đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối do đó cần phải được thực hiện bằng những bác sĩ giỏi, có kinh nghiêm chuyên môn lâu năm, thực hiện nhiều ca phẫu thuật, chi phí điều trị khá cao.
2.2. Phương pháp mổ mở thông thường
Đây là phương pháp truyền thống trong điều trị ung thư tuyến giáp được thực hiện từ trước tới nay ở các cơ sở y tế điều trị ung thư. Để thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành gây mê nội khí quản, sau đó bác sĩ dùng dao phẫu thuật rạch trực tiếp một đường hình chữ U, cách phía trên hõm ức khoảng 2cm để làm bộc lộ tuyến giáp. Căn cứ vào kích thước khối u và tuổi tác, giai đoạn của người bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cắt 1 thùy giáp trạng hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.
Ưu điểm của phương pháp này: chi phí rẻ, giảm thời gian quá trình điều trị, tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm: gây chảy máu nhiều, nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật, để lại sẹo ở cổ gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp cho người bệnh.
Nhìn chung sau phẫu thuật tỷ lệ phục hồi của bệnh nhân tương đối cao. Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối do khối u di căn đến các cơ quan như xương, gan, phổi, hạch… để tiêu diệt tế bào ung thư, người bệnh còn được điều trị bằng các phương pháp khác như: hóa trị, xạ trị ngoài, phóng xạ I – 131, liệu pháp ức hormone.
3. Những lưu ý khi điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Mặc dù không gây các ra các biến chứng nhiều cho người bệnh, tuy nhiên để đảm bảo cho việc phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ cần thực hiện một số điều sau: Nhịn ăn, uống, vệ sinh sạch sẽ vùng phẫu thuật bằng xà phòng diệt khuẩn.
Khi thấy các triệu chứng bất thường như sốt, nôn ói, tiêu chảy cần báo ngay với bác sĩ hoặc ở những người bệnh nữ giới trong thời kỳ hành kinh cần báo lại cho bác sĩ để có quyết định tiếp tục phẫu thuật hay không?
Sau khi thực hiện phẫu thuật xong người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng buồn nôn, đau sưng vùng mổ do đó cần thông báo với bác sĩ điều trị để trợ giúp kịp thời, cần xây dựng một chế độ ăn uống, hợp lý bằng việc lựa các thức ăn mềm, dễ nuốt và tiêu hóa. Người bệnh tuyệt đối không được ăn đồ nóng bởi điều này gây ra tình trạng chảy máu vết mổ.
Uống bổ sung lượng hormone tuyến giáp bị thiếu hụt hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Người bệnh không nên nói nhiều khi vừa phẫu thuật xong vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Định kỳ 3 – 6 tháng/lần đến bệnh viện để được thăm khám tầm soát khả năng tái phát cũng như di căn của bệnh tới các cơ quan khác trên cơ thể.
4. Chi phí điều trị phẫu thuật ung thư tuyến giáp bao nhiêu tiền?
Khi phát hiện ung thư tuyến giáp để tiến hành phẫu thuật, người bệnh phải trải qua việc khám lâm sàng, xét nghiệm, sinh thiết mới tiến hành phẫu thuật. Do đó, để đánh giá chính xác chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp, theo các chuyên gia y tế, chi phí phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế gia đình, tình trạng sức khỏe, loại phẫu thuật tuyến giáp, phương pháp phẫu thuật, địa chỉ phẫu thuật, thời gian nằm viện, tốc độ hồi phục của bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, không thể định lượng hoặc đưa ra con số chính xác về chi phí điều trị ung thư tuyến giáp. Do vậy, để tiết kiệm chi phí kinh tế, người bệnh cần tham gia bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng về chi phí điều trị, đồng thời nên tầm soát sớm ung thư tuyến giáp, chuẩn bị kỹ tâm lý cùng kinh tế trước khi tiến hành phẫu thuật.
Bên cạnh đó, để giảm chi phí điều trị, hạn chế việc tiến hành các phương pháp điều trị khác gây tốn kém như xạ trị, hóa trị cũng như tăng sức đề kháng sau quá trình điều trị phẫu thuật, người bệnh có thể bổ sung hoạt chất Fucoidan sulfate hóa cao chiết xuất từ tảo nâu, rong nâu, Xáo tam phân, Panax NotoGinseng (Tam thất) và Curcumin (Nghệ vàng) có trong sản phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSOL. GHV KSOL được biết đến là một bước tiến mới mang tính đột phá trong việc nâng cao hiệu quả điều trị, nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung bướu, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị, sau phẫu thuật và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
5. Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến cho bệnh nhân như thế nào?
Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp chưa thể ăn uống như bình thường ngay lập tức, lúc này chế độ ăn cần phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bác sĩ có chỉ định ăn bình thường, người bệnh nên bắt đầu ăn bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bột yến mạch, khoai tây, rau nấu nhừ, các loại trái cây nghiền nhỏ…
Đồng thời, trong khẩu phần ăn, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm giàu Vitamin C bởi nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa lành vết thương, tránh để lại sẹo. Đây cũng là loại chất cơ thể rất dễ hấp thu. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C gồm: dâu tây, mâm xôi, bông cải xanh, rau bina, cà chua, nước ép cam…
Người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bởi kẽm đóng vai trò thiết yếu trong việc chữa lành các vết thương, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Một số loại thực phẩm là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời cho người bệnh bao gồm: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt đậu…
Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân phải được tiếp tục điều trị thêm bằng các phương pháp như phóng xạ I – 131 hoặc xạ trị. Việc điều trị bằng các phương pháp này thường gây cho bệnh nhân những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… chính vì thế mà bệnh nhân cần ăn những thực phẩm sau:
Trong trường hợp bệnh nhân bị các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn chứa ít chất béo.
Nếu bệnh nhân khó nuốt, nuốt nghẹn thì nên ăn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, nước ép hoa quả. Đặc biệt nên chia nhỏ các lượng thức ăn và chia thành nhiều bữa trong ngày.
Nếu bệnh nhân có triệu chứng táo bón, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn cay nóng. Bệnh cạnh đó, sau phẫu thuật người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm gây khó nuốt cứng, khô, muối I – ốt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá bởi các loại thực phẩm này là nguyên nhân khiến ung thư tuyến giáp trở nên trầm trọng và tái phát.
Đối với bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp nhu cầu dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất trong quá trình điều trị người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng