Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu: bệnh gây nhầm lẫn và khó phát hiện
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị kịp thời khả năng chữa khỏi thành công là rất cao, hạn chế tối đa những biến chứng xấu có thể xảy ra. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh lý về vòm họng. Vậy triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu như thế nào? Cùng GHV KSOL tìm hiểu bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Ung thư tuyến giáp di căn xương có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
- Bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
1. Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu là gì?
Cũng giống như các bệnh ung thư khác, bệnh ung thư tuyến giáp được chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1, 2 được gọi chung là giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu, khối u tuyến giáp có đường kính 2 – 4cm, chưa lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các tổ chức xung quanh.
So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến giáp được đánh giá là có tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang tỷ lệ sống sau 5 năm giai đoạn I, II gần như tuyệt đối là 100%. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể tủy, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư giai đoạn I là gần 100%, giai đoạn II là 98%. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa (chiếm tỷ lệ dưới 2%), tiên lượng thường thấp, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 7%, thời gian sống của bệnh nhân ung thư sau khi được chẩn đoán là 1 năm.
2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường có diễn biến âm thầm, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể nhú. Lúc này, do khối u vẫn giới hạn trong tuyến giáp chưa lan sang các vị trí khác nên những dấu hiệu để nhận biết bệnh thường không rõ ràng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về vòm họng. Tuy nhiên, vẫn có một số biểu hiện mà bệnh nhân có thể gặp phải như:
Ở giai đoạn 1, người bệnh thường có triệu chứng: Khàn tiếng, khó thở, nuốt vướng do khối u phát triển chèn ép dây thanh quản, nổi hạch. Nếu phát hiện hạch ở góc hàm, xương đòn thì bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Trong khi đó, ở giai đoạn 2, người bệnh gặp phải những triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, nuốt khó, nuốt nghẹn, cảm giác đau khi nuốt… Các triệu chứng này giống giai đoạn 1 nhưng mức độ nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp người bệnh xuất hiện hạch, nghiêm trọng hơn là phát hiện khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.
Ngoài các triệu chứng trên, đôi khi người bệnh còn bị đau vùng cổ phía trước, đau lan đến tai, xương hàm đau nhức, há miệng đau…
3. Cách chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
Để chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các phương pháp như sau:
2.1. Hỏi thăm bệnh sử và khám thực thể
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường đi khám khi xuất hiện một số triệu chứng bất thường. Để chẩn đoán xác định bệnh, bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của cá nhân và gia đình. Nếu bác sĩ nghi ngờ có khối u trong tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, xét nghiệm tế bào…
2.2. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT: Giúp quan sát vị trí, trạng thái, kích cỡ của khối u. Đồng thời có thể nhìn thấy mức độ xâm lấn của khối u.
Chụp X – quang: Quan sát tuyến giáp có gây chèn ép khí quản hay có xuất hiện tình trạng vôi hóa không.
Siêu âm: Giúp phát hiện tình trạng, kích thước, số lượng của khối u bên trong tuyến giáp.
2.3. Xạ hình tuyến giáp
Xạ hình tuyến giáp là xét nghiệm cơ bản trong việc chẩn đoán căn bệnh ung thư tuyến giáp. Xét nghiệm thực hiện cho bệnh nhân uống dung dịch chứa iốt phóng xạ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và thể hiện được hình ảnh của tuyến. Mặt hạn chế của xạ hình tuyến giáp là có thể bị nhầm lẫn nếu khối u nhỏ (bé hơn 1cm).
2.4. Xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tế bào được thực hiện ở trên khối u tuyến giáp ở hạch cổ. Thông thường, kết quả của xét nghiệm này khá chính xác và mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
2.5. Xét nghiệm sinh hóa
Định lượng nồng độ Calcitonin: Đây là xét nghiệm được chỉ định chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư biểu mô dạng tủy, đo chất này trong máu có thể biết được tình trạng còn sót lại khối u hay tái phát.
4. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu
4.1. Phẫu thuật
Đây là phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu khi các khối u còn nhỏ. Tùy vào mức độ xâm lấn, kích thước và diễn biến của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định loại phẫu thuật phù hợp như: Cắt thùy tuyến giáp toàn phần; cắt tuyến giáp quá bán; cắt tuyến giáp gần toàn phần; cắt tuyến giáp toàn phần.
4.2. Phóng xạ I – 131
Đối với những bệnh nhân có khối u di căn hạch cổ, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị bổ trợ bằng phóng xạ I -131 sau phẫu thuật. Điều này giúp phá hủy những mô giáp còn sót lại (lành tính và ung thư) sau khi điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Đồng thời sau khi hấp thụ vào sẽ phá hủy ADN, tiêu diệt tế bào tuyến giáp.
4.3. Hóa trị
Trong trường hợp điều trị bằng phẫu thuật không đạt hiệu quả cao, người bệnh có thể được chỉ định bằng phương pháp hóa trị. Người bệnh sẽ được truyền hóa chất theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống đi vào cơ thể. Mục đích của phương pháp này nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phương pháp phẫu thuật hay xạ trị. Phương pháp này đôi khi cũng được sử dụng như một liệu pháp độc lập để điều trị những khối u ở những vị trí không thể tiến hành phẫu thuật được.
4.4. Xạ trị ngoài
Đây là phương pháp sử dụng một nguồn năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng bị bệnh nhằm phá hủy cấu trúc của tế bào ung thư, kiểm soát sự phát triển và xâm lấn của khối u.
5. Tầm soát ung thư tuyến giáp
So với hầu hết các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp có khả năng xảy ra thấp hơn nên đa số mọi người đều chủ quan và ít quan tâm đến việc tầm soát ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, đây lại là một bệnh lý ác tính, rất nguy hiểm đến tính mạng con người và có tốc độ phát triển rất nhanh đến giai đoạn di căn.
Theo thống kê của GLOBOCAN 2008, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới với khoảng hơn 160.000 ca mới mắc mỗi năm, đứng hàng thứ 20 trong số các loại ung thư ở nam giới với gần 50.000 ca mới mắc hàng năm và đứng hàng thứ 17 chung cho cả 2 giới. Tỉ lệ mắc khoảng 3/100.000 dân ở cả hai giới và tỷ lệ nam/nữ là 1/3. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Thiếu iốt: Trong chế độ ăn uống thiếu iốt là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Nhiễm xạ: Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân, người bệnh đều có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp.
Di truyền: Theo nghiên cứu, có khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp có liên quan đến những người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị em ruột), đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể tủy.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Ở những người mắc các bệnh lý về tuyến giáp, được chỉ định uống iốt phóng xạ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Người có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp: Những người đã từng bị bướu giáp, basedow, viêm tuyến giáp hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm đều có nguy cơ cao bị bệnh.
Đồng thời hoạt động phân bào của cơ thể cũng diễn ra bất ổn làm gia tăng tốc độ phân chia tế bào đến mức không kiểm soát được, sẽ gây ung thư. Bởi bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cơ thể yếu nhất nên việc điều trị rất khó khăn nên việc tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm bệnh. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và triệt để hơn. Các biện pháp tầm soát ung thư tuyến giáp bao gồm:
5.1. Xét nghiệm TG và anti TG
Xét nghiệm TG còn được gọi là xét nghiệm dấu ấn khối u tuyến giáp. Đây là loại xét nghiệm giúp đánh giá được sự có mặt cũng như khả năng tái phát của các khối u tuyến giáp ở thể biệt hóa. Mặc dù không phải tất cả các loại ung thư tuyến giáp đều sản xuất TG nhưng đối với ung thư tuyến giáp ở thể nang và thể nhú, TG sẽ được sản xuất tăng cường và làm tăng mức độ TG trong máu. Do vậy, thông qua xét nghiệm TG trong máu, các bác sĩ sẽ có thể dễ dàng nhận ra được mầm mống của khối u ác tính vùng tuyến giáp.
5.2. Siêu âm tuyến giáp
Đối với các khối u trên 5mm, việc siêu âm sẽ cho kết quả chính xác về sự xuất hiện của các khối u đó và đồng thời giúp bác sĩ nhận định được mức độ phát triển và hướng phát triển của khối u thông qua hình ảnh thấy được. Từ đó sẽ có được những phác đồ điều trị hiệu quả và triệt để.
5.3. Định lượng hormone tuyến giáp
Định lượng hormone tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý có liên quan đến tuyến giáp, bởi đây là một thông số rất nhạy nếu có bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào ở vùng này. Do đó, đây là một trong những thông số đặc hiệu nhằm đánh giá lại chức năng tuyến giáp, cũng như phát hiện sớm và loại trừ các rối loạn có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.
Để tầm soát ung thư tuyến giáp kịp thời và hiệu quả, không chỉ đòi hỏi hệ thống trang thiết bị chẩn đoán tiên tiến, mà còn cần đến đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi giúp tiên lượng cũng như đưa ra được đánh giá chính xác về giai đoạn bệnh. Bên cạnh đó, ngay khi phát hiện triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu trình bày phần trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi “ung thư biết sớm trị lành”.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư