Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư gây ra cho bệnh nhân như thế nào?
Nội dung bài viết
Xạ trị là phương pháp điều trị hiện đại, được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc điều các căn bệnh ung thư để kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các khối u ác tính. Tuy nhiên, đây là một phương pháp điều trị khá tốn kém và phức tạp, đồng thời gây ra một số tác dụng phụ. Vậy tác dụng phụ khi xạ trị ung thư gây ra cho bệnh nhân như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các phương pháp xạ trị đang được áp dụng hiện nay
Xạ trị hay còn được gọi là liệu pháp xạ, sử dụng các chùm tia X, tia Gamma hoặc các hạt năng lượng cao chiếu vào các tế bào ung thư nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xạ trị nào phù hợp và đạt được hiệu quả tốt. Hiện nay có 3 phương pháp xạ trị đang được sử dụng trong điều trị ung thư bao gồm:
1.1. Xạ trị ngoài
Đây là phương pháp phổ biến thường được áp dụng trong điều trị ung thư hiện nay. Xạ trị ngoài cũng gần giống như chụp X – quang chỉ khác thời gian xạ trị lâu hơn. Bệnh nhân sẽ được xạ trị hàng ngày trong vòng vài tuần và trong các lần thăm khám ngoại trú tại các trung tâm điều trị.
Bệnh nhân sẽ được chiếu tia X từ ngoài vào cơ thể thông qua máy gia tốc tuyến tính. Một trong những biện pháp xạ trị ngoài phổ biến nhất là liệu pháp proton. Liệu pháp này sử dụng chùm tia proton năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư. Một ưu điểm của phương pháp này là giảm tác dụng phụ của xạ trị lên các tế bào lành tính khác.
1.2. Xạ trị trong (xạ trị áp sát)
Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp khối u nhỏ cần liều xạ trị cao hơn mức bình thường. Bệnh nhân sẽ được đưa vật chứa tia phóng xạ vào khu vực chứa hoặc gần khối u. Bác sĩ có thể đưa vật có phóng xạ bằng siêu âm, X – quang hoặc CT tùy từng trường hợp điều trị cụ thể. Một lưu ý khác là trong quá trình xạ trị bằng phương pháp này, bệnh nhân cần được cách ly để điều trị liên tục dài ngày, tránh ảnh hưởng đến mọi người.
1.3. Xạ trị toàn thân
Phương pháp này điều trị bằng cách đưa thuốc phóng xạ trực tiếp vào cơ thể thông qua đường tiêm tĩnh mạch, uống hoặc đưa vào các khoang của cơ thể. Phương pháp thường được chỉ định cho một số bệnh nhân mắc ung thư như: ung thư xương, ung thư tuyến giáp… Nếu bệnh nhân điều trị liều thấp thì không cần cách ly, nhưng nếu điều trị liều cao, bệnh nhân cần nhập viện cách ly tránh lây nhiễm phóng xạ ra xung quanh.
2. Quy trình xạ trị ung thư được thực hiện như thế nào?
Quy trình thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân thường trải qua các bước cơ bản sau:
– Thăm khám lần đầu: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, phân tích các kết quả xét nghiệm, X – quang, CT để chẩn đoán về diễn biến, giai đoạn bệnh…
– Chụp CT mô phỏng: Với mục đích để quét khu vực cần được xạ trị.
– Lên kế hoạch xạ trị: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian xạ trị phù hợp cho bệnh nhân.
– Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên:Thông qua việc xạ trị buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi về sự đáp ứng, phản ứng cơ thể của bệnh nhân… để có sự điều chỉnh cần thiết trong quá trình điều trị.
– Xạ trị theo phác đồ: Thời gian có thể kéo dài vài tuần, trong thời gian này bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, để có điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân.
– Kiểm tra, lưu lại toàn bộ thông tin hồ sơ để tiện cho việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân cho những lần tái khám.
3. Tác dụng phụ khi xạ trị ung thư gây ra cho bệnh nhân như thế nào?
Cũng giống như những phương pháp điều trị khác, xạ trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ hay còn gọi là biến chứng nhất định. Các biến chứng này được được chia làm hai loại là tác dụng phụ ngắn hạn và tác dụng phụ dài hạn, cụ thể như sau:
3.1. Tác dụng phụ ngắn hạn hay biến chứng sớm (cấp tính)
3.1.1. Rụng tóc
Đây là một hiện tượng giải thích cho việc xạ trị vừa tiêu diệt các tế bào gây ung thư đồng thời tiêu diệt đi một phần tế bào lành tính trong cơ thể. Hiện tượng rụng tóc sẽ diễn ra dần dần từ 2 đến 3 tuần sau lần xạ trị đầu tiên.
3.1. 2. Ngứa và sạm da
Do các tia của xạ trị tác động vào các tế bào sản xuất sắc tố da nên những lần xạ trị đầu tiên sẽ khiến da bị sẫm màu, phồng rộp, ngứa hoặc bong tróc. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ thuyên giảm ở những lần xạ trị cuối cùng, bệnh nhận cũng có thể tự khắc phục bằng cách sử dụng dầu dừa, lô hội để làm dịu các vùng trên da.
Bệnh nhân nên tránh xa các loại nước hoa, mỹ phẩm các loại, các chất tẩy rửa….
3.1.3. Mất vị giác
Một số vùng trên cơ thể khi tiến hành xạ trị sẽ gây ảnh hưởng đến răng và miệng, vì do phóng xạ sẽ tác động đến tuyến nước bọt và các nhú vị giác bên trong miệng. Điều đó khiến cho người bệnh cảm thấy khô miệng, ăn không ngon. Cảm giác này sẽ kết thúc sớm sau xạ trị nhưng có một số trường hợp kéo dài vĩnh viễn.
Để cải thiện tác dụng phụ này, bệnh nhân nên duy trì uống đủ nước, sử dụng nước muối súc miệng. Tốt nhất, nên che chắn vùng tuyến nước bọt khi xạ trị.
3.1.4. Mệt mỏi
Sau quá trình xạ trị, máu sẽ hạn chế vận chuyển oxy và độc tố có trong xạ trị sẽ làm gan suy giảm chức năng thải độc, làm chậm quá trình trao đổi chất dinh dưỡng. Điều này sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi kéo dài. Bệnh nhân nên bổ sung các chất dinh dưỡng, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi thường xuyên hoặc truyền máu theo sự chỉ định của bác sĩ để cải thiện tình trạng trên.
3.1.4. Đối với hệ tiêu hóa
Một số bệnh nhân cần phải xạ trị ở vùng bụng hoặc ngực, sau khi xạ trị sẽ gặp một số vấn đề như phù nề và viêm thực quản, viêm dạ dày, ruột hoặc mắc phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy… Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần, nôn và khó tiêu có thể điều trị bằng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc bệnh nhân cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh mất nước. Đối với tiêu chảy có thể khắc phục bằng cách hạn chế ăn những món ăn có chứa chất phụ gia, đồ ăn chiên, xào và có chất xơ cao.
3.2. Tác dụng phụ dài hạn hay biến chứng muộn (mãn tính)
3.2.1. Ảnh hưởng đến phổi và não
Trên phạm vi lớn tại vùng não, ngực và phổi, các tác dụng phụ khi xạ trị ung thư có thể gây ra hiện tượng rối loạn chức năng tuần hoàn não dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung và phổi hạn chế tiết ra chất Surfactant, một chất giúp cho phổi mở rộng đường dẫn khí. Việc giảm lượng Surfactant sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó nuốt và ho khan. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, đi đứng loạng choạng, những triệu chứng này gây khó khăn trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày. Ngoài ra chứng xơ hóa phổi và u não cũng là một tác dụng phụ nếu có một vùng lớn ở phổi và não tiếp xúc với phóng xạ.
3.2.2. Suy giảm khả năng sinh sản
Đối với nam, khi xạ trị ở tinh hoàn sẽ làm mất khả năng sinh tinh trùng vĩnh viễn. Còn đối với nữ, nếu cả 2 buồng trứng bị tiếp xúc với xạ trị sẽ làm mất khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ gặp hiện tượng suy giảm khả năng sinh hoạt tình dục, cụ thể xạ trị ở vùng chậu ở nữ giới sẽ làm cho âm đạo bị viêm vài tuần, mất chức năng co giãn có thể sẽ gây chảy máu sau khi quan hệ. Còn với nam giới, có thể làm tổn thương động mạch và dây thần kinh cung cấp cho dương vật dẫn đến hiện tượng khó cương dương.
3.3. Ung thư thứ phát
Ở một vài trường hợp, sau khi tiếp xúc với xạ trị được vài năm, ung thư từ một bộ phận cũ di chuyển đến một bộ phận khác trên cơ thể gọi là ung thư thứ phát. Hiện tượng này thường diễn ra đối với bệnh ung thư vú hoặc ung thư phổi.
Trên đây là nội dung tác dụng phụ khi xạ trị ung thư gây ra cho bệnh nhân như thế nào? Hy vọng những chia sẻ trên giúp cho các bệnh nhân chuẩn bị tâm lý tốt trước khi bước vào xạ trị. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của mỗi người và vùng được xạ trị mà mỗi bệnh nhân sẽ gặp những tác dụng phụ khác nhau. Điều quan trọng nhất, bệnh nhân hãy giữ tâm lý thoải mái, lạc quan thì những tác dụng phụ trên sẽ sớm được khắc phục.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng