Tìm hiểu về biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ và cách phòng ngừa

Biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ như thế nào là một vấn đề được quan tâm rất nhiều hiện nay. Do nhiễm độc phóng xạ là một tình trạng rất nguy hiểm và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy để hiểu rõ hơn về những biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ thì mời bạn hãy cùng với GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

XEM THÊM:

1. Nhiễm độc phóng xạ là gì?

Nhiễm độc phóng xạ là tình trạng cơ thể bị tổn thương do tiếp nhận một lượng lớn các phóng xạ trong một khoảng thời gian ngắn (gọi là nhiễm độc phóng xạ cấp tính). Mức độ gây độc đối với cơ thể như thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng bức xạ được cơ thể hấp thu.

Mặc dù đây là một tình trạng rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong tuy nhiên thì nhiễm độc phóng xạ cũng rất hiếm khi xảy ra. Hầu hết trường hợp bị nhiễm độc phóng xạ nghiêm trọng chỉ xảy ra sau các sự cố công nghiệp như các vụ nổ hay các vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân.

bieu-hien-cua-nguoi-bi-nhiem-phong-xa-2
Hầu hết trường hợp bị nhiễm độc phóng xạ nghiêm trọng chỉ xảy ra sau các sự cố công nghiệp

2. Các loại bức xạ gây ra nhiễm độc phóng xạ

Trước khi tìm hiểu về những biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ thì chúng ta hãy cùng điểm qua một số loại bức xạ có thể gây ra tình trạng này.

Các bức xạ bao gồm:

2.1. Hạt alpha 

Hạt alpha là các hạt nhân của nguyên tử heli được phát ra khi chịu sự tác động bởi một số hạt nhân phóng xạ có nguyên tử lượng cao (ví dụ như plutonium, radium, uranium,…). 

Hạt alpha này khi xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ đâm xuyên qua da nhưng ở độ sâu quá không lớn < 0,1 mm.

2.2. Hạt beta 

Đây là các hạt electron có năng lượng cao được phát ra từ hạt nhân của các nguyên tử không ổn định (ví dụ như cesium-137, iodine-131,…). 

Những hạt này có thể xâm nhập qua da ở mức sâu hơn hạt alpha (từ 1 đến 2 cm). Loại hạt này có thể gây tổn thương cho cả lớp biểu bì và lớp dưới biểu bì của cơ thể.

2.3. Hạt neutron 

Hạt neutron là các hạt trung hòa về điện được phát ra bởi một vài hạt nhân phóng xạ (ví dụ như californium-252) và loại hạt này được tạo ra trong phản ứng phân rã hạt nhân (ví dụ như ở trong lò phản ứng hạt nhân). 

Độ xuyên sâu vào mô của hạt neutron có thể thay đổi từ vài milimet đến vài chục centimet tùy thuộc vào năng lượng của chúng. 

Khi hạt neutron va chạm với hạt nhân của các nguyên tử ổn định thì sẽ dẫn đến sự phát xạ các proton mang năng lượng khác như các hạt alpha, hạt beta hay bức xạ gamma.

2.4. Tia gamma và tia X 

Tia gamma và tia X là các bức xạ điện từ có tần số cao, bước sóng rất ngắn đo dó có thể xuyên sâu vào các mô thậm chí đến vài cm. 

3. Những trường hợp gây ra tình trạng nhiễm phóng xạ

Khi tiếp xúc với các nguồn bức xạ liều cao sẽ khiến cho chúng ta có thể bị nhiễm độc phóng xạ.

Các trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc phóng xạ đó là:

  • Vừa xảy ra một vụ nổ tại nhà máy hạt nhân
  • Các vụ tấn công vào nhà máy hạt nhân
  • Khi các thiết bị phóng xạ cầm tay bị phát nổ
  • Trong các vụ thử vũ khí hạt nhân
  • Khi tham dự đám tang của người qua đời do vụ nổ hạt nhân
bieu-hien-cua-nguoi-bi-nhiem-phong-xa-1
Vụ nổ tại nhà máy hạt nhân có thể gây ra tình trạng nhiễm độc phóng xạ rất nghiêm trọng

Nhiều người lầm tưởng rằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thông thường có thể gây ra nhiễm độc phóng xạ. Tuy nhiên các xét nghiệm như chụp X-quang hay chụp CT sẽ không gây ra tình trạng nhiễm độc phóng xạ vì chỉ sử dụng những tia phóng xạ liều thấp.

4. Các biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ

Nhiễm độc phóng xạ có thể gây ra một số triệu chứng rất nghiêm trọng và trong đó phải kể đến như:

  • Buồn nôn và nôn mửa

Đây là một trong những biểu hiện điển hình của nhiễm xạ khi ở giai đoạn đầu. Khi lượng bức xạ có thể hấp thụ càng nhiều thì những triệu chứng này sẽ xuất hiện càng sớm. Những người mà bị nôn mửa ngay sau khi tiếp xúc với tia xạ thì sẽ có khả năng bị tử vong rất cao.

  • Tự chảy máu

Các bệnh lý do nhiễm xạ sẽ rất dễ dẫn đến triệu chứng chảy máu ở mũi, khoang miệng, răng lợi, các chỗ vốn dễ bị tổn thương hay nội tạng và thậm chí còn có thể nôn ra máu. Sở dĩ có những biểu hiện này là do các tia xạ đã làm mất đi khả năng khống chế sự mất máu của cơ thể.

  • Đi ngoài ra máu

Các tế bào bị nhiễm xạ trong cơ thể thường sẽ tăng trưởng với tốc độ rất nhanh, nếu như tia xạ đi vào đường ruột thì sẽ gây kích thích thành ruột và khi nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu.

  • Bong tróc da

Những vùng da khi bị phơi nhiễm xạ thì có khả năng bị mọc mụn nước sau đó biến thành màu đỏ, thoạt nhìn sẽ trông giống như tổn thương do bị phơi nắng quá lâu. Những vùng da đó sau một thời gian sẽ có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu và thậm chí gây bong tróc da.

  • Rụng tóc

Các tia bức xạ khi được hấp thu vào cơ thể sẽ gây tổn thương cho chân lông và chân tóc. Do đó, những người bị nhiễm xạ với một lượng lớn, trong vòng từ 2 đến 3 tuần sẽ liên tục bị rụng tóc.

  • Mệt mỏi cực độ

Các bệnh do tia xạ gây ra sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược sẽ gây khó chịu cho người bệnh đồng thời gây nên cảm giác như bị mắc cảm cúm virus rất nặng. Đồng thời khi lượng hồng cầu trong máu bị giảm cũng dẫn đến nguy cơ thiếu máu và làm gia tăng nguy cơ bị hôn mê ở người bệnh.

  • Ngứa rát cổ họng

Những bệnh do nhiễm xạ gây ra thường dẫn đến cảm giác khát hay ngứa rát ở cổ họng. Bên cạnh đó thì tình trạng ngứa rát này còn có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày và ruột.

  • Dễ bị viêm nhiễm

Khi bị nhiễm xạ thì lượng hồng cầu trong cơ thể sẽ bị suy giảm đồng thời lượng bạch cầu cũng bị suy giảm theo. Mà bạch cầu thì vốn được biết là có chức năng kháng viêm nhiễm trong cơ thể. Chính vì vậy, những người bị nhiễm xạ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm độc, nhiễm khuẩn cao hơn.

5. Các bệnh do nhiễm độc phóng xạ gây ra

Các bệnh phóng xạ xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các bức xạ năng lượng cao từ đó dẫn đến làm hỏng hay làm phá hủy tế bào trong cơ thể. Các khu vực của cơ thể dễ bị tổn thương nhất với các bức xạ năng lượng cao đó là các tế bào trong niêm mạc của đường ruột bao gồm cả dạ dày cũng như các tế bào sản xuất tế bào máu của tủy xương.

Một số bệnh lý có thể xảy ra ở những người bị nhiễm độc phóng xạ như:

bieu-hien-cua-nguoi-bi-nhiem-phong-xa-3
Nhiễm độc phóng xạ có thể gây ra bệnh máu trắng
  • Bệnh máu trắng: Khi bị nhiễm độc phóng xạ, biểu hiện xuất hiện đầu tiên sẽ là hiện tượng các tế bào hồng cầu và bạch cầu sẽ giảm thấp rõ rệt. Đây là nguyên nhân khiến cho người nhiễm phóng xạ sẽ có thể bị mắc bệnh máu trắng.
  • Ung thư tuyến giáp trạng: Theo ghi nhận sau sự kiện nổ nhà máy hạt nhân Chernobyl ở Nga xảy ra thì hàng nghìn thanh niên Nga đã bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp trạng do tình trạng nhiễm độc phóng xạ gây ra.
  • Ung thư tủy xương: Theo điều tra, tia phóng xạ làm cho tỉ lệ người mắc bệnh máu trắng tăng lên nhiều nhất, sau đó đến bệnh ung thư tủy xương.
  • Xuất hiện các khối u lành tính và khối u không rõ nguyên nhân: Theo như nghiên cứu thì những người bị nhiễm độc phóng xạ sẽ có nguy cơ xuất hiện các khối u không rõ nguyên nhân và u lành tính cao hơn những người bình thường khác.

6. Chẩn đoán các tình trạng nhiễm độc phóng xạ 

Khi một người đã phơi nhiễm với phóng xạ hoặc chưa chắc chắn có bị phơi nhiễm với liều phóng xạ cao hay không thì các nhân viên y tế sẽ có thể thực hiện một số bước sau để xác định được liều bức xạ mà người đó đã hấp thụ. Việc xác định được liều phóng xạ được hấp thụ rất cần thiết để có thể xác định mức độ nghiêm trọng, phương pháp điều trị cũng như tiên lượng khả năng sống sót của người bệnh. 

Các thông tin quan trọng có thể giúp xác định liều hấp thụ bao gồm:

  • Khoảng cách và thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ: Thông tin này có thể giúp các nhân viên y tế đưa ra ước tính sơ bộ về mức độ nghiêm trọng của bệnh phóng xạ.
  • Thời gian xuất hiện triệu chứng nôn và một số triệu chứng khác: Là một yếu tố sàng lọc khá chính xác để có thể ước tính liều bức xạ hấp thụ. Thời gian trước khi bắt đầu dấu hiệu nôn này càng ngắn thì chứng tỏ liều bức xạ càng cao. Mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian xuất hiện của các dấu hiệu và triệu chứng khác cũng có thể giúp cho nhân viên y tế xác định liều bức xạ bị hấp thụ.
  • Xét nghiệm máu: Để xác định lượng phóng xạ bị hấp thu. Các xét nghiệm máu sẽ được lặp lại thường xuyên trong nhiều ngày sau đó sẽ cho phép nhân viên y tế phát hiện được lượng tế bào bạch cầu còn lại trong máu cũng như những thay đổi bất thường trong ADN của các tế bào máu.
  • Thiết bị đo phóng xạ (Dosimeter) được sử dụng để đo liều bức xạ được hấp thụ
  • Thiết bị Geiger có thể được dùng để xác định vị trí nhiễm phóng xạ trên cơ thể.

7. Điều trị nhiễm độc phóng xạ như thế nào?

Các mục đích của điều trị bệnh nhiễm phóng xạ là để ngăn ngừa không để tình trạng nhiễm phóng xạ lan rộng ra. Đồng thời điều trị các biến chứng có thể xảy ra đe dọa đến tính mạng người bị nhiễm như bỏng hay chấn thương cùng với đó là giúp làm giảm triệu chứng và kiểm soát cơn đau.

Việc điều trị có thể bao gồm các liệu pháp sau:

7.1. Khử nhiễm

Khử nhiễm là biện pháp giúp loại bỏ các hạt phóng xạ từ bên ngoài bằng cách cởi bỏ quần áo và giày dép. Điều này có thể giúp loại bỏ đến 90% lượng phóng xạ bám bên ngoài cơ thể. Sau đó, người bị phơi nhiễm có thể tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước và xà phòng để loại bỏ được các hạt phóng xạ ở trên bề mặt của da.

Việc khử nhiễm sẽ có tác dụng ngăn chặn không cho các chất phóng xạ lan rộng hơn và đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm vào bên trong cơ thể do hít phải, nuốt phải hay thông qua các vết thương hở.

7.2. Điều trị tủy xương bị tổn thương

Bệnh nhân sẽ được sử dụng 1 loại protein được gọi là một nhân tố kích thích thích bạch cầu hạt (granulocyte colony-stimulating) có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tế bào bạch cầu chống lại các tác động của bệnh phóng xạ đối với tủy xương. 

Thuốc được sử dụng trong điều trị tuỷ xương bao gồm filgrastim (Neupogen), sargramostim (Leukin) và pegfilgrastim (Neulasta). Các loại thuốc này dùng để làm thúc đẩy khả năng sản xuất tế bào bạch cầu và đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Nếu như các phóng xạ gây tổn thương nghiêm trọng đến tủy xương thì bệnh nhân cũng có thể được truyền hồng cầu hay tiểu cầu.

7.3. Điều trị nhiễm bức xạ từ bên trong

Một số liệu pháp điều trị có thể giúp làm giảm tổn thương cho các cơ quan nội tạng do các bức xạ hạt gây ra từ bên trong. Các nhân viên y tế sẽ chỉ sử dụng các phương pháp điều trị này khi đã chắc chắn người bệnh đã tiếp xúc với một loại phóng xạ cụ thể nào đó. 

Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm:

  • Sử dụng kali iodide
  • Dùng Prussian (Radiogardase)
  • Sử dụng Diethylenetriaminepentaacetic acid (DTPA). 

7.4. Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh các phương pháp điều trị chính ở trên, bệnh nhân bị nhiễm độc phóng xạ sẽ phải cần thêm các biện pháp điều trị hỗ trợ nhằm điều trị các vấn đề khác do tình trạng nhiễm phóng xạ gây ra.

7.5. Chăm sóc cuối đời

Đối với những bệnh nhân đã hấp thụ một lượng phóng xạ rất lớn thì thường sẽ có rất ít cơ hội để phục hồi. Và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh thì bệnh nhân sẽ có thể tử vong trong vòng hai ngày cho đến hai tuần sau khi bị nhiễm xạ. 

Chình vì vậy, đối với những trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng như những cơn đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy cũng như chăm sóc tâm lý.

8. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm độc phóng xạ

Trong trường hợp mà có vụ nổ hạt nhân xảy ra, người dân hãy chủ động theo dõi thông tin để biết được sự hướng dẫn hành động của chính quyền địa phương. Các phương án hành động như thế nào sẽ được đề xuất sẽ tùy thuộc vào từng tình huống. Trong trường hợp cụ thể người dân sẽ được yêu cầu giữ nguyên vị trí hay sơ tán ra khỏi khu vực trong vùng ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân.

8.1. Đối với trường hợp phải trú ấn tại chỗ

Chính quyền địa phương sẽ yêu cầu người dân trú ẩn tại chỗ trong trường hợp chỉ xảy ra những sự cố hạt nhân nhỏ và không đến mức cần phải thực hiện sơ tán khỏi nơi trú ẩn. 

Khi đó, bạn vẫn cần thực hiện theo những điều sau:

  • Đóng kín tất cả cửa ra vào và cửa sổ tránh để tránh khí độc lọt vào phòng.
  • Tắt tất cả các loại thiết bị có khả năng đưa không khí từ bên ngoài vào trong phòng như: điều hòa, lò sưởi, quạt,…
  • Chỉ ở yên trong nhà, ít nhất trong vòng 24 giờ đầu sau khi xảy ra sự cố và cố gắng di chuyển vào những phòng cách xa cửa chính nhất.
  • Nếu như trong nhà bạn có vật nuôi thì bạn cần giữ chúng ở yên trong nhà và cách nguồn phóng xạ xa nhất có thể.
  • Đồng thời bạn cần theo dõi những tin tức cập nhật và lưu lại số liên lạc để gọi cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. 

8.2. Đối với các trường hợp cần phải đi sơ tán

Với những sự cố hạt nhân cần phải sơ tán khỏi nơi sinh sống, thì đầu tiên bạn cần giữ bình tĩnh và làm theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết để đến khu sơ tán như:

  • Một số đồ đạc sơ cứu y tế cơ bản và các loại thuốc cần thiết.
  • Các loại thực phẩm ăn liền và nước sạch đóng chai.
  • Tiền mặt.
  • Một ít quần áo để thay khi có thể.
  • Đèn pin và các bộ sạc của đèn pin.

Trên đây là những thông tin cần biết để giải đáp cho vấn đề biểu hiện của người bị nhiễm phóng xạ mà bạn đang quan tâm. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đã có những kiến thức cơ bản để xử lý khi không may gặp phải nguy cơ bị phơi nhiễm phóng xạ. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư