Giải đáp: Trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không?

Người bị trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không khi đây là một thức uống quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Câu trả lời sẽ được GHV KSol đưa ra trong bài viết sau đây với chủ đề trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không?

XEM THÊM:

1. Giá trị dinh dưỡng của sữa đối với người bị trào ngược dạ dày

Sữa là một thực phẩm có hội từ nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe con người như: Canxi, kali, photpho, protein, lipid, vitamin và các khoáng chất khác…

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn đánh giá cao hàm lượng protein có trong sữa luôn. Các acid amin trong protein sữa như casein, lactoglobulin và lactalbumin có thể giúp cân bằng độ đồng hóa cao. Không những thế, trong sữa còn chứa hàm lượng chất béo cao. Đây là các acid béo chưa no ở trạng thái nhũ tương với độ phân tán cao, dễ dàng đồng hóa và có giá trị sinh học cao. Bên cạnh đó, những thành phần khác của sữa còn mang lại nhiều công dụng khác nhau như:

  • Cải thiện tình trạng hệ tiêu hóa và đường ruột.
  • Điều hòa môi trường acid trong đường tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn và ức chế các tác nhân gây hại.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch một cách tối đa.
  • Bổ sung những dưỡng chất và vitamin thiết yếu để nâng cao sức khỏe tổng thể và phòng ngừa bệnh tật.

Hơn thế nữa, theo các chuyên gia cho biết, sữa còn mang lại nhiều công dụng khác có lợi đối với sức khỏe của người bị trào ngược dạ dày như:

  • Hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc của dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, giúp cân bằng môi trường trung tính nhằm mục đích ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Sữa còn có thể bổ sung các lợi khuẩn và axit lactic giúp cho việc tiêu hóa được tốt hơn.
  • Góp phần giảm thiểu gánh nặng cho dạ dày một cách tối đa.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng sữa chỉ phát huy tối đa công dụng khi người bệnh lựa chọn đúng loại sữa và dùng đúng cách. Nếu sử dụng sữa không đúng có thể dẫn đến một số tác hại sau:

  • Làm mất đi những tác dụng của sữa.
  • Gây ra một số tác động không tốt đến hệ tiêu hóa và các hoạt động khác của cơ thể.
  • Làm tổn thương lên lớp niêm mạc ở dạ dày và thực quản. Chính vì điều này sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Gây ra các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu và ăn khó tiêu theo mức độ tăng dần.
trao-nguoc-da-day-co-uong-duoc-sua-tuoi-khong
Trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không?

2. Trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không?

Từ các công dụng trên có thể thấy sữa là một loại thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên dùng. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào người bệnh cũng nên sử dụng. Vậy người bị trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Theo đó, sữa tươi là một trong những loại sữa tương đối phổ biến hiện nay mà có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Và người bệnh trào ngược dạ dày cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Sữa tươi có thể cung cấp cho cơ thể đầy đủ protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Nhờ có nguồn dinh dưỡng dồi dào từ tự nhiên cùng với hương vị ngọt nhẹ và dễ chịu nên người bệnh hoàn toàn có thể thưởng thức. Bên cạnh đó, có thể sử dụng sữa tươi chung với bánh mì tươi hay ngũ cốc để thay cho bữa ăn chính hoặc dùng kèm trong các bữa ăn phụ.

Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng trào ngược trở nên nặng hơn và bảo vệ sức khỏe thì người bệnh nên lựa chọn uống sữa ít đường hoặc không đường thay vì sử dụng sữa có đường. Bởi vì, sữa có đường sẽ khiến cho việc cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn hơn.

XEM THÊM >>> [Góc tư vấn] Ung thư dạ dày có uống được sữa Ensure không?

3. Các loại sữa và loại nước khác người bị trào ngược dạ dày nên uống

3.1. Sữa hạt

Sữa hạt là một loại thức uống được chế biến từ các loại hạt. Mỗi một loại hạt sẽ mang lại những hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng khác nhau. Sau khi chế biến thành sữa thì hàm lượng và giá trị dinh dưỡng của hạt vẫn được giữ nguyên vẹn, không bị giảm sút đáng kể.

Mặc dù các loại sữa hạt không giàu dinh dưỡng và nhiều protein bằng những loại sữa động vật nhưng chúng lại mang nhiều công dụng đặc trưng. Và sữa hạt cũng chính là một trong những loại sữa mà người bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng được.

Một số loại sữa hạt mà người bệnh trào ngược dạ dày được khuyến cáo nên dùng đó là: Sữa hạnh nhân, sữa bí ngô, sữa dừa, sữa nghệ, sữa hạt điều, sữa hạt sen… Nếu có khả năng về thời gian và dụng cụ thì bạn có thể tự chế biến sữa hạt tại nhà thay vì đi mua tại các cửa hiệu không biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu không, hãy lựa chọn những thương hiệu có uy tín, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng. Cách sử dụng của sữa hạt cũng tương tự như sữa tươi.

3.2. Sữa chua

Nhắc tới các loại sữa tốt cho người bị trào ngược dạ dày thì không thể bỏ qua sữa chua. Đây là một loại món ăn được làm từ sữa, có độ chua và sánh mịn nhất định.

Nhiều ý kiến cho rằng, các acid có trong trong sữa chua có thể gây kích thích dạ dày nên sẽ không tốt cho sức khỏe của người bị căn bệnh này. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu thì loại acid được nhắc tới nhiều nhất trong sữa chua là acid lactic. Đây là một loại acid rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là cho đường ruột. Không những vậy, trong sữa chua còn chứa một số thành phần khác giúp cân bằng môi trường acid trong dạ dày và hạn chế quá trình phát triển của những loại vi khuẩn gây hại. Do đó, người bị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua.

Tuy nhiên, cần lưu ý đó là không nên dùng sữa chua khi bụng đói. Đồng thời nên bảo quản và sử dụng ở nhiệt độ mát và ăn sau các bữa ăn chừng 1 – 2 giờ đồng hồ. Bởi vì việc ăn sữa chua khi đói có thể khiến cho các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn do niêm mạc của dạ dày bị kích ứng và các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng sữa chua sau khi uống rượu để hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và hạn chế các tình trạng nôn mửa, đầy bụng.

XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Ung thư dạ dày có uống được tam thất không?

3.3. Nước ép và sinh tố các loại trái cây

Ngoài các loại sữa, thì một số loại thức uống khác cũng rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh trào ngược dạ dày.

Trong đó nước ép và sinh tố trái cây là loại nước uống cung cấp nhiều vitamin và các vi chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng cần lưu ts là nên tránh những loại nước ép, sinh tố có vị chua như táo, dứa, cam… vì chúng có thể kích thích cơn trào ngược. Một số loại hoa quả phù hợp để làm nước ép, sinh tố cho người bệnh trào ngược dạ dày đó là:

Chuối:

Chuối là một loại thực phẩm có tính kiềm (pH khoảng 4,5 – 5,2 theo tài liệu của độ pH của các nhóm thực phẩm thường gặp), khi vào trong dạ dày sẽ có tác dụng trung hòa acid. Nhờ đó ngăn ngừa được các triệu chứng ợ chua và ợ nóng.

Ngoài ra, trong chuối còn chứa 12% là chất xơ giúp chuyển động của dạ dày diễn ra trơn tru hơn và không để lại thức ăn thừa bên trong. Nhờ đó, dạ dày trở nên sạch hơn và hạn chế được việc tăng tiết acid trong dạ dày. 

Dưa hấu:

Tương tự như chuối, dưa hấu cũng là một loại trái cây có tính kiềm, pH từ 5 đến 5,6. Nhờ đó dưa hấu cũng có thể giúp trung hòa một phần acid trong dạ dày. 

Dưa hấu còn chứa hàm lượng nước cao kèm với chất xơ, giúp tăng cường các hoạt động của ruột. Qua đó đẩy thức ăn đi nhanh hơn và giảm tình trạng acid dạ dày dâng cao.

Bơ là một trong những loại trái cây giàu chất xơ, có lợi cho việc tăng cường khả năng tiêu hoá. Do đó đưa thức ăn ra khỏi dạ dày nhanh hơn và giảm được lượng acid dạ dày.

Cà rốt

Cà rốt cũng có tính kiềm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Đồng thời, trong nước ép cà rốt cũng chứa nhiều beta-carotene giúp cải thiện sức khỏe cơ thể. 

Ngoài ra, còn một số loại trái cây tốt cho trào ngược dạ dày khác như: đào, lê, đu đủ, dưa lưới, dưa gang,…

3.4. Nước dừa

Nước dừa là một thức uống có chứa các chất điện giải tự nhiên, nhất là nhiều kli. Chính lượng kali này khi bổ sung vào cơ thể sẽ có giúp cân bằng lại pH trong dạ dày và cả cơ thể. 

Ngoài ra, nước dừa còn được xem như một vị thuốc đông y dùng để chữa bệnh, với các đặc tính:

  • Có khả năng chống lại một số chất độc.
  • Bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Giảm các phản ứng viêm sưng.
  • Tiêu diệt vi khuẩn.

Nước dừa cũng có khả năng giúp cho sức khoẻ răng miệng trở nên tốt hơn. Và chính điều này sẽ giúp thức ăn được nghiền nát đúng cách trước khi vào trong cơ quan tiêu hóa tiếp theo, từ đó hỗ trợ dạ dày tiêu hoá tốt hơn.Vậy nên, thời gian thức ăn lưu lại ở dạ dày sẽ ngắn hơn và tránh gây đầy hơi và trào ngược acid.

Mỗi ngày người bệnh nên dùng 1 – 2 trái dừa để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.

Lưu ý: Nên uống nước dừa để mát và hạn chế dùng thêm đường. Nước dừa không nên dùng cho người bị huyết áp thấp và phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kì.

3.5. Nước gừng mật ong

Gừng trong đông y khi được dùng làm thuốc với tên gọi là sinh khương. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra gừng có chứa phenolic, là chất có tác dụng giảm kích ứng dạ dày, qua đó giảm lượng acid dịch vị tiết ra.

Không những thế, các nhà khoa học còn tìm ra tác dụng tăng co bóp giúp cho dạ dày tống thức ăn đi và trợ giúp điều hòa trương lực cơ cho cơ thắt tâm vị cũng như cơ thắt thực quản dưới của gừng.

Cách pha Gừng với Mật ong 

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 miếng gừng không cần gọt vỏ.
  • 500ml nước lọc
  • 2 muỗng cafe mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Đun nước đến khi sôi lên rồi thì cho gừng vào.
  • Đun sôi thêm 10 phút thì tắt
  • Đợi đến khi nước nguội thì cho thêm mật ong và uống mỗi ngày 1 ấm.

Lưu ý: Không nên nhai lát gừng trong nước uống vì có thể gây kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, gừng có thể làm giãn mạch và gây tụt huyết áp, vậy nên hạn chế sử dụng ở những người bị bệnh thận và bệnh lý khiến huyết áp thấp.

XEM THÊM >>> Khám phá ung thư dạ dày có uống được sâm không?

4. Người bị trào ngược không nên uống sữa nào?

4.1. Sữa đặc

Sữa đặc không phải là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng được đánh giá cao và thường được xem là một loại gia vị. Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể sử dụng sữa đặc nhưng chỉ nên dùng sữa đặc với một lượng nhất định. Vì sử dụng quá nhiều sữa đặc sẽ gây khó tiêu, ợ hơi ợ nóng và trào ngược dạ dày. 

trao-nguoc-da-day-co-uong-duoc-sua-tuoi-khong-1
Người bị trào ngược dày không nên uống sữa đặc

4.2. Sữa đậu nành

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt với cơ thể nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là vì loại sữa này sẽ kích thích tiết acid và gây ra tình trạng dư thừa acid dịch vị khiến người bệnh bị ợ hơi, đầy hơi. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu thường xuyên sử dụng có thể gây ra viêm, loét dạ dày.

5. Lưu ý khi sử dụng sữa cho người bị trào ngược dạ dày

Khi sử dụng sữa nói chung và sữa tươi nói riêng cho người bị trào ngược dạ dày thì cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên lựa chọn những loại sữa ít đường và ít chất béo thì sẽ giúp đường ruột hấp thu các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Sữa giàu chất béo có thể khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn.
  • Không nên sử dụng những loại sữa đậm vị vì sẽ khiến dạ dày khó hấp thu hết các dưỡng chất, đầy bụng, khó tiêu.
  • Không uống sữa vào ban đêm mà tốt nhất là uống trước khi ăn 2 -3 giờ và dùng sữa ấm.
  • Đối với người bệnh có mắc chứng không dung nạp lactose thì nên xem kỹ các thành phần của sữa trước khi dùng, để loại bỏ những loại sữa có chứa loại đường này. Nếu khó tìm được loại sữa phù hợp thì có thể sử dụng sữa chua không đường để thay thế.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày có uống được sữa tươi không cùng với cung cấp một số thông tin liên quan. Người bệnh cần lựa chọn loại sữa phù hợp và sử dụng đúng cách để có hiệu quả tốt nhất.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7