Trẻ bị dính thắng môi trên có ảnh hưởng gì không?
Nội dung bài viết
Trẻ bị dính thắng môi trên không phải là tình trạng hiếm gặp. Đây là hiện tượng phanh môi trên dày, ngắn bất thường. Nhiều phụ huynh lo lắng, không biết loại dị tật này có gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin liên quan đến chủ đề trên. Đồng thời nêu cách khắc phục hiệu quả nhất, cùng GHV KSOL theo dõi ngay bạn nhé!
Xem thêm:
- Các loại thuốc tăng sức đề kháng cho trẻ an toàn, hiệu quả
- [Gợi ý] Trẻ bị trào ngược dạ dày nên uống sữa gì?
- [Xem ngay] Trẻ bị viêm phế quản có nên thở khí dung hay không?
- [ Hỏi đáp] Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì cho nhanh khỏi?
Tìm hiểu về tình trạng dính thắng môi trên ở trẻ
Mỗi bé khi sinh ra sẽ có thắng môi trên và thắng môi dưới. Thắng môi hay còn được gọi là phanh môi. Đây là tấm niêm mạc nối phía dưới môi với mặt lợi ở giữa hai răng cửa. Theo đó, trẻ bị dính thắng môi trên là tình trạng phanh môi trên dày, ngắn và siết chặt hơn bình thường. Khi gặp phải hiện tượng này, phần môi trên của con sẽ khó cử động linh hoạt. Việc bú sữa và quá trình giao tiếp ở bé cũng bị ảnh hưởng.
Mức độ nặng nhẹ của tình trạng này ở mỗi bé là không giống nhau. Dưới đây là 4 mức độ thường gặp của phanh môi trên bám thấp:
Mức độ 1: Phanh môi bám vào giữa miệng và niêm mạc lợi.
Mức độ 2: Phanh môi bám dính vào vùng lợi ích.
Mức độ 3: Phanh môi bám đến nhú lợi.
Mức độ 4: Phanh môi đi qua mỏm ổ răng, bám vào phần niêm mạc lợi.
Phụ huynh nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám khi nhận thấy 1 trong 4 mức độ trên. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục tương ứng. Nếu dính thắng môi trên không gây ra đau nhức thì có thể bé chưa phải phẫu thuật. Trong quá trình thay răng sữa, khe thưa giữa hai răng có thể khép lại một cách tự nhiên. Ngược lại, trong trường hợp khe hở giữa hai răng lớn thì cần áp dụng kỹ thuật niềng răng. Nếu răng sau khi chỉnh nha vẫn còn khe hở thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt phanh môi trên bám thấp.
Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?
Trẻ bị dính thắng môi trên là hiện tượng thường gặp, không phải dị tật nguy hiểm. Thế nhưng phụ huynh vẫn rất lo lắng, không biết tình trạng này có gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của con hay không. Mặc dù không quá nguy hiểm, nhưng phanh môi bám thấp vẫn làm quá trình bú sữa và các hoạt động hàng ngày khác gặp khó khăn. Cụ thể như:
Dính thắng môi ở trẻ ảnh hưởng tới việc bú sữa
Trẻ bị dính thắng môi trên ảnh hưởng khá nhiều đến việc bú sữa. Bởi vì, để bú được sữa thì bé cần ngậm chặt ti, đồng thời phối hợp môi và lưỡi. Do đó, khi bị phanh môi trên bám thấp, con sẽ không thể dễ dàng làm điều này. Tùy vào mức độ của dị tật mà bé có thể bú sữa tốt được hay không.
Những ảnh hưởng cụ thể của dính thắng môi trên đến việc bú sữa như:
- Bé không thể duy trì chốt bú, khó ngậm đầu ti.
- Môi không đưa ra ngoài, con không thể ngậm chặt đầu ti nên không bú đủ sữa, thời gian bú sữa không kéo dài.
- Trẻ cáu gắt, quấy khóc vì không no, không bú được sữa.
- Con có thể bị đầy hơi, chướng bụng do nuốt phải không khí khi bú sữa.
Khi con gặp phải tình trạng này, mẹ cũng có thể gặp nhiều bất tiện như:
- Đầu ti bị đau và trầy xước.
- Tuyến vú bị viêm, bị tắc sữa.
- Con không bú đúng cách nên mẹ ngày càng bị ít sữa.
Những tác động khác của tình trạng dính thắng môi
Khi bị dính thắng môi trên thì bên cạnh việc bú sữa bị ảnh hưởng, tình trạng này có thể thể tác động không tốt đến quá trình phát triển của bé. Cụ thể như:
- Khi bắt đầu ăn dặm, việc nhai, nuốt thức ăn bị hạn chế vì môi trên của bé không thể đưa ra ngoài.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc dùng thìa để ăn.
- Phanh môi trên bám thấp có thể gây ra tình trạng sai lệch khớp cắn vì giữa hai răng cửa xuất hiện khe trống từ 2 – 4mm. Hiện tượng này còn có thể làm giảm tính thẩm mỹ, khiến con thiếu tự tin khi giao tiếp, cười đùa.
- Khi thắng môi bị dính chặt có thể làm lợi bị co lại. Quá trình vệ sinh khoang miệng gặp bất tiện nên dễ gặp phải các bệnh lý răng miệng do mảng bám tích tụ.
Trẻ bị dính thắng môi trên phải làm sao để khắc phục?
Nhiều phụ huynh muốn biết, trẻ bị dính thắng môi trên có thể khắc phục bằng cách nào.
Như được đề cập đến nội dung phía trên, nha sĩ sẽ kiểm tra để xác định mức độ phanh môi trên bám thấp. Nếu tình trạng này ở mức độ 3, 4, bác sĩ sẽ chỉ định con cần phẫu thuật cắt thắng môi. Đây là cuộc tiểu phẫu đơn giản, diễn ra nhanh chóng. Khi thực hiện, nha sĩ sẽ cắt bớt niêm mạc để nới lỏng phanh môi. Xuyên suốt cuộc tiểu phẫu diễn ra, con sẽ được gây mê nội bộ. Nhờ đó hạn chế sự đau nhức, khó chịu ở bé.
Theo nha sĩ, trẻ trong độ tuổi từ 11 – 12 tuổi sẽ khá thích hợp để thực hiện phẫu thuật dính thắng môi trên. Bởi vì, khi ở lứa tuổi này, con đã có khoảng 20 chiếc răng vĩnh viễn. Do đó, khe hở giữa các răng do phanh môi để lại đã được thu hẹp phần nào.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp thắng môi dính chặt với lợi, gây ra nhiều cơn đau nhức hoặc có dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói cũng như vấn đề vệ sinh răng miệng thì phụ huynh cần cho bé thực hiện phẫu thuật sớm.
Quá trình tiểu phẫu cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao. Phụ huynh có thể tham khảo địa chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng chất lượng – Nha khoa Quốc tế DAISY.
Lưu ý cần biết sau khi phẫu thuật cắt thắng môi cho bé
Sau khi cắt thắng môi cho bé, vết thương sẽ có một vệt màu trắng. Đây là phần mô mềm đã được xử lý và giúp cầm máu ở vị trí vừa phẫu thuật. Để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng, phụ huynh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Cho con uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng. Đặc biệt, không cho bé ăn thực phẩm nóng, cay.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, đều đặn 2 lần/ngày.
- Hướng dẫn bé tập vận động lưỡi để lưỡi di chuyển tốt, tránh để lại sẹo.
- Hạn chế cho con cắn hoặc ngậm vật cứng để tránh làm vết thương bị chảy máu. Đồng thời, phụ huynh không được cho trẻ sờ vào vị trí vừa phẫu thuật để không bị nhiễm trùng.
- Uống thuốc đúng liều lượng theo đơn đã kê của bác sĩ.
- Tái khám sau khoảng 10 đến 14 ngày (trong trường hợp khâu vết thương).
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng