Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Nội dung bài viết
Theo Tổ chức ung thư toàn cầu, mỗi năm Việt Nam có khoảng 165.000 ca mắc mới, 115.000 bệnh nhân chết, tương đương khoảng 300 người chết vì ung thư mỗi ngày. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư chưa được quan tâm đúng mức, cũng như hiểu đúng về dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau điều trị.
Có tới 30% người bệnh ung thư chết vì suy kiệt đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sút cân, suy dinh dưỡng mà ở đây chính là việc chăm sóc dinh dưỡng không đúng cách. Dinh dưỡng với người bệnh lúc này đóng vai trò rất quan trọng, giúp họ có đủ sức khỏe để tiếp tục điều trị. Một chế độ ăn đúng trước, trong và sau điều trị giúp cho người bệnh giảm được tác dụng phụ của phương pháp điều trị, nâng cao thể trạng và cảm thấy sống khỏe hơn.
Một tình trạng phổ biến ở người mắc ung thư đó là suy dinh dưỡng. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là tác dụng phụ của việc hóa trị liệu, xạ trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh và cũng do chính khối u gây nên. Khối u ác tính làm thay đổi chuyển hóa bình thường của cơ thể, chúng làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, đồng thời cũng phá hủy các tế bào, các mô cơ của cơ thể. Thể trạng suy kiệt khiến cho người bệnh không đủ sức khỏe để tiếp tục liệu pháp điều trị, làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị cũng như giảm thời gian sống của họ.
Nhiều người bệnh còn hiểu sai về chế độ ăn nên ăn kiêng quá mức dẫn đến sút cân, suy dinh dưỡng. Với mỗi người bệnh khác nhau có một chế độ dinh dưỡng khác nhau ở mỗi giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ theo các nhóm chất sau: chất đạm – tinh bột – chất béo – vitamin và khoảng chất – nước. Một chế độ ăn nhiều cá, rau xanh, ít thịt, dùng thêm dầu thực vật, uống đủ nước, tăng cường vận động và tập luyện thể thao phù hợp,.. sẽ giúp cơ thể đủ dưỡng chất và sức khỏe để có thể chiến thắng ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u phát triển” như nhiều người vẫn nghĩ. Để các chất dinh dưỡng được hấp thụ tốt nhất, nên chiều theo khẩu vị của người bệnh và chia thành tững bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, người bênh cũng nên chịu khó vận động, không nên nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, thư giản, tránh suy nghĩ quá nhiều sẽ cải thiện khẩu vị cũng như giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Một số nhóm dưỡng chất cần đảm bảo trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hàng ngày
Chất đạm
Thịt (Protein) cung cấp cho cơ thể các loại a xít amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại a xít amin, người bệnh cần ăn các loại thực phẩm đa dạng, khẩu phần ăn cần cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Các loại thịt có màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khỏe so với thịt có màu đỏ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, … chúng giúp bổ sung sắt, kẽm, Vitamin B12, a xít lioleic, … tốt cho việc tái tạo hồng cầu, tăng cường miễn dịch và phòng chống ung thư. Các loại thủy, hải sản như tôm, cua, cá cũng là nguồn cung cấp các a xít amin và vi chất quý giá cho cơ thể.
Tinh bột
Trong bữa ăn hàng ngày nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, sắn, khoai sọ,…). Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn chứa đường đơn gây nhiều tác hại cho cơ thể, dồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ mắc ung thư.
Chất béo (lipid)
Là chất cho giá trị năng lượng cao, có tác dụng hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng a xít béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.
Rau, củ quả
cần chọn các loại rau quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản lạnh. Hạn chế làm mất các vitamin có trong rau quả trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khỏe do chúng cung cấp các loại vitamin và chất xơ, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Một số khó khăn gặp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư
Việc đảm bảo đủ dưỡng chất sẽ giúp cho người bệnh có đủ sức khỏe để chống lại ung thư và quá trình điều trị nặng nề. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh gặp phải khá nhiều bất lợi. Trong đó, chán ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân của vấn đề này là do nỗi sợ hãi của người bệnh, đôi khi là do những tác dụng phụ của quá trình hóa, xạ trị, thay đổi về khẩu vị… Tình trạng biếng ăn ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Dù với nguyên nhân nào thì cũng cần phải cải thiện tình trạng biếng ăn để nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Để làm được điều này, người bệnh nên ăn nhiều hơn vào bữa sáng và chia thành nhiều bữa nhỏ tiếp theo trong ngày. Nên ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, nhất là những loại thức uống có chất dinh dưỡng, sữa, nước ép từ trái cây, rau,… Nên ăn nhiều loại thức ăn, đa dạng hóa bữa ăn, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.
Trong thời gian bệnh cũng như thời gian hóa, xạ trị, người bệnh thường bị thay đổi khẩu vị. Những loại thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao thường làm cho họ cảm thấy đắng miệng hoặc có mùi tanh. Thường thì sự thay đổi về khẩu vị này sẽ hết sau khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, với mỗi người bệnh khác nhau thì mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau và cũng có những biện pháp để giảm bớt tình trạng khó chịu khác nhau như: Súc miệng trước khi ăn; ăn những loại trái cây có vị chua như bưởi, cam, quýt,… (trừ những bệnh nhân đang bị tổn thương ở miệng, hầu họng); chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; tăng cường ăn thức ăn khoái khẩu và ăn ít thịt đỏ; sử dụng các loại gia vị và nước sốt trong món ăn…
– Đối với người bệnh hóa trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu, cổ… có thể bị giảm tiết nước bọt khiến người bệnh khô miệng, góp phần làm tịnh trạng chán ăn trầm trọng hơn. Lúc này người bệnh nên ăn những thức ăn mềm và chế biến với nhiều nước; có thể nhai kẹo cao su hoặc ăn hoa quả có vị chua để tăng tiết nước bọt, tránh ăn thức ăn có chứa nhiều đường; sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh; vệ sinh răng miệng và súc miệng ít nhất 4 lần trong 1 ngày; uống nhiều nước và uống thành từng ngụm nhỏ.
– Đối với người bệnh đang bị đau và nhiễm trùng ở miệng, hầu họng (thường gặp ở những bệnh nhân đang hóa trị liệu hoặc xạ trị hoặc đang bị nhiễm trùng), khi thấy bị đau răng miệng, hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra xem vấn đề đau ở đây có phải do bệnh về răng miệng gây ra hay do tác dụng phụ của liệu pháp điều trị. Một số thực phẩm cay, nóng hay cứng quá có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến tình trạng răng miệng của chúng ta do vậy cần phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp. Nên ăn những thức ăn mềm giúp dễ nhai và nuốt như: trái cây mềm, pho mai, bún, mỳ, sữa, bột ngũ cốc, …Người bệnh cũng cần tránh ăn cay, ăn mặn và tránh những loại hoa quả có vị chua.
– Phần lớn bệnh nhân hóa trị liệu thường gặp tác dụng phụ là buồn nôn và nôn. Với những bệnh nhân này nên ăn trước khi đói vì khi đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống châm và chia nhành nhiều hớp nhỏ, tránh ăn thức ăn có dầu mỡ, cay, nặng mùi; ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn những thức ăn khô như bánh mì, bánh quy…
– Bệnh nhân ung thư cũng cần chú ý đến lượng nước uống hàng ngày. Người bệnh có thể ngại uống nước nhưng nên uống khoảng 8-12 ly nước mỗi ngày. Nước ở đây không nhất thiết là nước chín mà có thể là các loại nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước. Uống nước nhiều lần trong ngày và uống nước cả khi không cảm thấy khát, tránh những đồ uống có ga, cafein…
– Người bệnh cũng thường gặp tình trạng táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do thiếu nước, do thiếu chất xơ trong chế độ ăn, ít vận động hoặc do những tác động của liệu pháp điều trị gây nên. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần ăn chế độ ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước; nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng thường xuyên.
Tóm lại, một chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất quan trọng giúp bệnh nâng cao sức khỏe, chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống.
Hy vọng bài viết “Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư” trên đây giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ trực tiếp chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808/ Hotline 0962686808.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng