Hậu môn bị ngứa: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa và cách phòng ngừa
Nội dung bài viết
Hậu môn bị ngứa là một trong những nỗi khổ thầm kín mà nhiều người mắc phải rất ngại chia sẻ với người khác, cũng như gặp bác sĩ để thăm khám. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa hậu môn bị ngứa qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Cô Nguyễn Thị Lan và cuộc chiến với ung thư buồng trứng
- Hậu môn bị lồi thịt là bệnh gì? nguy hiểm không? cách xử lý hiệu quả
- Sưng hậu môn là bệnh gì ? Cảnh báo 9 căn bệnh nguy hiểm
1. Thế nào là hậu môn bị ngứa?
Hậu môn bị ngứa là tình trạng ngứa ống hậu môn, da xung quanh hậu môn ngứa hoặc bộ phận sinh dục lân cận hậu môn bị ngứa. Đây tuy không phải là một bệnh cụ thể những những cơn ngứa hậu môn và vùng kín khiến cho người mắc cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi làm việc, giao tiếp và quan hệ tình dục.
Tình trạng hậu môn ngứa làm cho người bệnh ngại đi thăm khám, nên có nhiều trường hợp gặp những biến chứng nghiêm trọng. Việc điều trị không kịp thời và đúng cách có thể làm cho tình trạng thêm trầm trọng hơn.
2. Dấu hiệu nhận biết hậu môn bị ngứa
Ngoài triệu chứng ngứa thì còn có một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng ngứa hậu môn.
- Da xung quanh hậu môn bị mẩn đỏ.
- Vùng da ở vị trí bị tổn thương có thể bị nhiễm trùng.
- Có cảm giác nóng, khó chịu ở vùng hậu môn: Nếu ở mức độ nặng, hậu môn và vùng da xung quanh cảm giác rát bỏng, ngứa ngáy và luôn có nhu cầu gãi hậu môn, nếu không gãi thì không thể chịu nổi. Cảm giác khó chịu, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tâm sinh lý cũng như sức khỏe.
- Xuất hiện nhiều vết xước trên da do hậu quả của việc gãi, chà xát.
- Cường độ và tần suất ngứa hậu môn về đêm sẽ cao hơn.
3. Nguyên nhân khiến hậu môn bị ngứa
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hậu môn hay bị ngứa như: vệ sinh không tốt, bị kích ứng da vùng hậu môn hoặc do một số bệnh lý. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng hậu môn bị ngứa:
Vệ sinh không đúng cách khiến hậu môn bị ngứa
Sau mỗi lần đi vệ sinh làm da ở hậu môn và gần hậu môn, tầng sinh môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, hoặc còn bị dính phân, nước tiểu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ đúng cách có thể dẫn tới tình trạng hậu môn hay bị ngứa.
Dị ứng da quanh hậu môn
Vùng da thường xuyên dị ứng, nhảy cảm với các loại hóa chất trong xà phòng, dung dịch vệ sinh hoặc giấy vệ sinh…
Da khô
Tình trạng da khô có thể gây ngứa dai dẳng vùng hậu môn, thường xảy ra ở người cao tuổi do vùng da xung quanh hậu môn bị lão hoá cùng với các cơ quan khác trong cơ thể.
Trang phục không phù hợp
Thường xuyên mặc quần áo, đồ lót bó sát, quá chật, chất liệu co giãn không tốt khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, tiếp xúc trực tiếp vào vùng hậu môn. Điều này dễ gây kích ứng và ngứa hậu môn. Ngoài ra, cơ thể ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng nấm men phát triển.
Thực phẩm không lành mạnh
Một số thực phẩm chứa gia vị cay nóng, đồ uống có cồn, có nhiều cafein… cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá. Đồng thời, chế độ ăn ít chất xơ sẽ dẫn đến khó tiêu, táo bón…
Bệnh trĩ
Các búi trĩ tiết ra dịch nhầy có khả năng làm viêm nhiễm vùng da quanh hậu môn hoặc viêm nhiễm phụ khoa gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Nứt kẽ hậu môn
Thường những người bị táo bón xuất hiện các vết nứt ở hậu môn. Khi bị táo bón, phân tồn đọng trong trực tràng lâu ngày nên nước bị hấp thụ hết, tạo ra phân to và cứng. Khi đi đại tiện, người bệnh thường cố hết sức rặn, do đó có thể làm rách hoặc nứt kẽ hậu môn. Ngoài cảm giác đau khi đi đại tiện, người bệnh còn có cảm giác rất ngứa ngáy.
Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy là khi bạn đi quá nhiều lần trong một lần, tình trạng này kéo dài sẽ khiến phân có thể dính vào da hậu môn và vùng da xung quanh, làm cho da bị kích ứng, ngứa ngáy rất khó chịu.
Bệnh vảy nến
Đây là bệnh da liễu thường gặp, do tăng tiết bã nhờn nhiều nên có thể tham gia kích thích gây ngứa vùng hậu môn. Thậm chí, vảy nến hậu môn có thể gây đau khi đi đại tiên.
Nhiễm trùng nấm Candida
Đây là một bệnh lây nhiễm thường gặp, nhất là ở phụ nữ, chúng có thể gây kích ứng vùng hậu môn và sinh dục.
Giun kim
Giun kim xâm nhập vào cơ thể khi bạn ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn có chứa trứng giun kim. Trẻ em có thói quen cho tay bẩn vào miệng cũng rất dễ nhiễm giun. Giun kim gây ngứa hậu môn vào ban đêm khi giun cái đẻ trứng quanh hậu môn. Bạn có thể nhìn thấy chúng trong đồ lót hoặc trong phân dưới dạng các mảnh nhỏ màu trắng như chỉ vụn.
4. Cách chữa hậu môn bị ngứa hiệu quả
Khi hậu môn ngứa do nguyên nhân nguyên phát thì chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc là có thể cải thiện. Tuy nhiên, nếu hậu môn bị ngứa do nguyên nhân thứ phát thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa đưa ra giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số cách chữa bạn có thể áp dụng ngay:
4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt chữa hậu môn bị ngứa
Ngứa hậu môn có thể tự khỏi đơn giản bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt như:
– Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện để tránh trường hợp phân và nước tiểu có thể dính vào vùng da hậu môn gây ra ngứa trầm trọng hơn. Đồng thời, dùng khăn mềm thấm nhẹ để giữ vùng hậu môn luôn khô sạch.
– Không gãi: Không nên gãi hoặc gãi quá mạnh khi bị ngứa vì có thể vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Đồng thời, gãi có thể sẽ làm tổn thương vùng da hậu môn gây loét, rát. Thay vì gãi, bạn chỉ nên xoa nhẹ nhàng bằng lòng bàn tay hoặc lấy khăn mềm sạch ấn nhẹ nhàng.
– Mặc đồ lót khô thoáng: Lựa chọn đồ lót có độ rộng vừa phải, tránh mặc đồ lót quá chật vì sẽ khiến vùng hậu môn thêm bí và ẩm, gây cảm giác ngứa hơn. Bạn nên lựa chọn đồ lót có chất liệu như cotton hoặc lụa.
4.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm tình trạng hậu môn bị ngứa
Nếu đang gặp tình trạng ngứa hậu môn bạn nên tránh xa đồ ăn cay nóng, hạn chế ăn hải sản như tôm, hến, sò… Đồng thời, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá… vì chúng có thể kích thích hệ tiêu hoá, dẫn đến ngứa hậu môn nghiêm trọng hơn. Bổ sung thêm nhiều chất xơ và vitamin như các loại rau xanh, trái cây tươi…
4.3. Dùng thuốc chữa hậu môn bị ngứa
Ngứa hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra nên để khắc phục dứt điểm cần tiến hành điều trị theo nguyên nhân bệnh lý. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc trị ngứa hậu môn hoặc áp dụng bài thuốc Nam và Đông y để làm giảm triệu chứng này.
Sử dụng thuốc trị hậu môn bị ngứa
Thường các loại thuốc trị ngứa hậu môn thường được thoa trực tiếp lên da hoặc dùng ở đường uống để làm giảm hiện tượng sưng và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân trước khi chỉ định loại thuốc mà bệnh nhân cần dùng.
Một số loại thuốc có thể được chỉ định:
- Thuốc bôi dưỡng ẩm: Những trường hợp bị chảy máu hậu môn do da khô, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc bôi dưỡng ẩm để giảm tình trạng ngứa ngáy, đau do vết nứt.
- Thuốc bôi chữa Oxide kẽm: Loại thuốc này có tác dụng sát trùng, giảm viêm và hạn chế ngứa ngáy. Thường dùng cho các trường hợp bị ngứa hậu môn.
- Thuốc bôi chứa hydrocortisone: Thuốc này có tác dụng giảm ngứa và chống viêm, thường chỉ định khi hậu môn bị sưng viêm và xung huyết.
- Thuốc kháng histamine H1: Với một số trường hợp ngứa hậu môn về đêm, có thể sử dụng thuốc kháng H1 đường uống để giảm triệu chứng này.
Chữa hậu môn bị ngứa bằng thuốc Nam
Thuốc Nam có nguồn gốc từ thảo dược, với tình trạng ngứa hậu môn, dân gian đã tận dụng các loại thảo dược có đặc tính sát trùng, giảm ngứa, chống viêm để cải thiện cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng như sau:
– Nước ép tỏi: Bạn có thể dùng 1 – 2 củ tỏi, bóc vỏ, giã nát và cho thêm một ít nước. Sau đó rửa sạch hậu môn và thoa nước ép tỏi vào. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm ngứa hậu môn.
– Sử dụng lá diếp cá: Diếp cá có tính mát, tác dụng giảm viêm và ngứa ngáy hiệu quả. Ngoài ra, hợp chất thực vật từ rau diếp cá có thể làm bền thành mạch, hạn chế hiện tượng xung huyết. Lá diếp cá rất thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn.
– Thoa bột nghệ: Trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin giúp giảm ngứa, chống viêm, phục hồi tổn thương hậu môn rất tốt. Bạn có thể hoà bột nghệ với nước hoặc thoa trực tiếp lên hậu môn, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Các cách giảm ngứa hậu môn bằng thuốc Nam thường an toàn, dễ thực hiện và không tốn kém. Tuy nhiên, cần sự kiên trì ở người bệnh vì biện pháp này thường phát huy tác dụng chậm.
Chữa hậu môn bị ngứa bằng Đông y
Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để giảm ngứa ngáy hậu môn.
– Chữa hậu môn bị ngứa do nhiễm giun kim
Bài thuốc này rất thích hợp với các trường hợp bị ngứa vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khiến cơ thể bị suy nhược.
- Bài thuốc uống: Bạn có thể chuẩn bị nam qua tử nhân và tân lang, mỗi loại 15gr, sắc uống liên tục trong 3 ngày và uống vào lúc đói.
- Bài thuốc đặt: Sử dụng hặc sắc và bách bộ mỗi loại 15gr, khổ luyện căn bì 30gr. Đem đi tán bột, sau đó đựng trong viên nang. Trước khi đi ngủ, vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm, sau đó đặt viên thuốc vào trong hậu môn.
- Bài thuốc rửa: Bạn chuẩn bị khổ sâm, hặc sắc, bách bộ mỗi loại 15gr và hoa tiêu 6gr. Mang đi sắc thành nước và dùng để rửa hậu môn trước khi ngủ.
– Bài thuốc trị hậu môn bị ngứa do thấp nhiệt
Ngứa hậu môn do thấp nhiệt có dấu hiệu đặc trưng đó là vùng da xung quanh hậu môn bị nóng, ngứa ngáy và khó chịu.
- Bài thuốc xông rửa: Bạn chuẩn bị khổ sâm, bách bộ mỗi loại 15gr. Đem đi sắc đặc, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn.
- Bài thuốc đặt: Chuẩn bị khổ sâm và bách bộ mỗi thứ 30gr. Đem đi sắc trong vòng 2 giờ, sau đó trộn cùng 6gr bột hùng hoàng và vo lại thành từng viên. Tối trước khi đi ngủ đặt vào bên trong hậu môn.
Nếu tình trạng ngứa hậu môn ngày càng nặng hơn và kéo dài quá 1 tuần, sử dụng các biện pháp chữa thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt mà không hiệu quả. Thì chúng tôi khuyên bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân gây ngứa và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
4.4. Chữa hậu môn bị ngứa bằng ngoại khoa
Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do các bệnh lý liên quan đến hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, áp xe hậu môn… ở giai đoạn nặng thì bệnh nhân có thể sẽ được bác sĩ chỉ định can thiệp ngoại khoa (ví dụ: phẫu thuật cắt búi trĩ).
5. Cách phòng biến chứng khi hậu môn bị ngứa
Bạn không nên để tình trạng ngứa hậu môn kéo dài vì có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với đời sống sinh hoạt, sức khoẻ và công việc. Bởi vậy, hãy áp dụng các cách phòng biến chứng do ngứa hậu môn gây ra như sau:
- Không lau hậu môn quá lâu hoặc quá mạnh sau mỗi lần đi đại tiện.
- Tránh dùng xà phòng để rửa dẫn đến kích ứng da quanh hậu môn.
- Luôn giữ cho hậu môn khô, không ẩm ướt.
- Sử dụng giấy vệ sinh ít chất màu hoặc thay thế bằng khăn mềm để tránh hậu môn bị trầy xước.
- Không mặc quần áo, đồ lót quá chật và bằng chất liệu nylon.
- Tránh sử dụng các loại phấn, nước hoa dễ gây kích ứng cho da.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chứa nhiều gia vị cay, chua.
Hãy tập thói quen với những cách phòng ngừa trên để vừa phòng, vừa hỗ trợ điều trị ngứa hậu môn một cách hiệu quả nhất.
Trên đây là những chia sẻ của GHV KSol về tình trạng hậu môn bị ngứa. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân ngứa hậu môn và cách điều trị, từ đó có biện pháp xử lý sớm và kịp thời.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng