Sa bàng quang là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Nội dung bài viết
Có lẽ với rất nhiều người, sa bàng quang vẫn còn là một điều xa lạ. Do đó, bài viết sau đây được thực hiện để giúp các bạn đọc của GHV KSol hiểu rõ hơn về sa bàng quang cũng như nguyên nhân, cách điều trị tình trạng này.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Ung thư – Người bạn không mời và cuộc chiến sinh tử của người lính già
- Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa bàng quang tăng hoạt là gì?
- Tìm hiểu về sỏi bàng quang 5mm có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?
- Bị ung thư bàng quang nên ăn gì và không nên ăn gì?
1. Thế nào là sa bàng quang?
Sa bàng quang là tình trạng bàng quang phình to lên và lấn dần xuống âm đạo. Hiện tượng này xảy ra là do hệ thống mô liên kết thành trước của âm đạo với bàng quang bị suy yếu hoặc tổn thương.
Sa bàng quang thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh.
2. Mức độ sa bàng quang
Dựa trên tình trạng bàng quang sa ra ngoài âm đạo mà chia thành sa bàng quang thành 4 mức độ:
- Độ 1: Là mức độ sa bàng quang nhẹ, bàng quang mới chỉ sa một phần nhỏ xuống âm đạo.
- Độ 2: Đây vẫn là mức độ vừa phải, bàng quang có thể sa xuống chạm đến lỗ âm đạo.
- Độ 3: Là mức độ sa bàng quang nặng, lúc này bàng quang đã nhô ra khỏi âm đạo.
- Độ 4: Đến mức độ này thì bàng quang đã sa hoàn toàn qua lỗ âm đạo. Thường thì có liên quan đến các tình trạng sa tạng khác như sa tử cung, sa trực tràng.
3. Nguyên nhân dẫn đến sa bàng quang
Sa bàng quang có thể do một số nguyên nhân sau:
Tăng cân nhiều, béo phì
Trọng lượng cơ thể nặng quá mức bình thường sẽ làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu nói riêng và toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể nói chung. Từ nó dẫn đến nguy cơ cao bị sa bàng quang.
Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh
Đó là do nồng độ nội tiết tố ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh bị suy giảm. Điều này khiến các cơ âm đạo bị mất dần chức năng đàn hồi và săn chắc. Và khi các cơ này bị giãn ra, không thể nâng đỡ bàng quang sẽ dẫn tới hiện tượng bàng quang sa vào âm đạo.
Lao động nặng, bị stress, tâm lý căng thẳng quá mức
Qua một số nghiên cứu đã cho thấy ở những người thường xuyên khuân vác, làm việc nặng nhọc hoặc bị áp lực tâm lý quá lớn trong một thời gian dài, đặc biệt là phụ nữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ nội tiết và sức khỏe. Đó là nguyên nhân gián tiếp gây ra sa bàng quang.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở
Trong quá trình mang thai, các cơ vùng chậu luôn bị kéo căng. Do đó, dẫn đến tình trạng các cơ này bị giảm dần chức năng cố định bàng quang. Và không chỉ khi mang thai, tình trạng này cũng xảy ra ngay cả trong quá trình sinh con.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra sa bàng quang. Đó có thể do táo bón kéo dài, ho mãn tính, cắt tử cung, di truyền…
4. Triệu chứng của sa bàng quang
Thường thì các triệu chứng của sa bàng quang có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Các triệu chứng điển hình của sa bàng quang đó là:
- Vùng chậu đau nhức, khó chịu: Bên cạnh cảm giác luôn có vật gì đó sa ra ngoài âm đạo thì người bệnh còn bị đau nhức ở một số vùng như âm đạo, vùng chậu và bụng dưới. Cảm giác đau tăng lên khi người bệnh hắt hơi, ho hay gắng sức, làm việc nặng.
- Các rối loạn ở đường tiểu: Thường phổ biến ở phụ nữ mới sinh con bị sa bàng quang.Các triệu chứng có thể gặp đó là khó tiểu, đau khi đi tiểu, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu không tự chủ. Khi xuất hiện những dấu hiệu này thì cần điều trị ngay vì có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu.
- Đau ở thắt lưng: Đây là một dấu hiệu cảnh báo của sa bàng quang nhưng thường bị nhầm lẫn với những bệnh khác.
- Đau khi quan hệ tình dục: Do bàng quang lệch khỏi vị trí ban đầu, rơi vào ngã âm đạo nên sẽ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Âm đạo có bướu: Khi sa bàng quang đã tiến triển đến mức độ nặng ( mức 3,4) thì khi người bệnh sẽ có cảm giác như đang ngồi trên một quả trứng. Bởi vì ở thời điểm này, toàn bộ bàng quang đã bị sa hoàn toàn.Tuy nhiên, nếu nằm nghỉ hoặc đứng thì người cảm giác này lại mất đi.
5. Bị sa bàng quang có nguy hiểm không?
Khi mới khởi phát, sa bàng quang thường khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Không những thế, những triệu chứng đau nhức, khó chịu khiến cho tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng.
Tình trạng sa bàng quang kéo dài theo thời gian có thể gây ra rối loạn tình dục. Điều này sẽ khiến cho phụ nữ bị lãnh cảm, dần dần ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Mặt khác, sa bàng quang có thể gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu. Từ đó gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như giảm chức năng của thận. Bên cạnh đó, nếu không điều trị kịp thời, sa bàng quang còn ảnh hưởng đến sinh lý của người bệnh, giảm khả năng thụ thai. Thậm chí, một số trường hợp còn có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
6. Chẩn đoán sa bàng quang
Sa bàng quang có thể được chẩn đoán bằng một số thao tác, kỹ thuật như sau:
- Hỏi triệu chứng: Bác sĩ có thể hỏi trực tiếp hoặc hướng dẫn người bệnh điền vào bảng trả lời những câu hỏi để thu thập, đánh giá những triệu chứng, mức độ sa bàng quang cũng như mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
- Kiểm tra vùng chậu: Các bác sĩ có thể thực hiện một số thao tác kiểm tra ở vùng bụng hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện một số thao tác sử dụng vùng cơ sàn chậu để đánh giá tình trạng cơ.
- Xét nghiệm nước tiểu, soi bàng quang, chụp X-quang bàng quang.
7. Phương pháp điều trị sa bàng quang
Việc điều trị sa bàng quang sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Cụ thể như là:
- Nếu bị sa bàng quang ở mức độ nhẹ, có ít hoặc không có triệu chứng rõ ràng thì thường người bệnh không cần điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể tự tập các bài tập tăng cường sức mạnh, độ đàn hồi của các cơ bàng quang kết hợp với các biện pháp chăm sóc khác về chế độ ăn, sinh hoạt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
- Mức độ nặng: Khi các triệu chứng và ảnh hưởng sa bàng quang trở nên rõ rệt và nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp dùng dụng cụ như vòng nâng âm đạo để đặt vào âm đạo nhằm hỗ trợ bàng quang. Bên cạnh đó, liệu pháp estrogen ở dạng kem bôi, thuốc đặt hay vòng đặt để giúp tăng độ săn chắc và khỏe khoắn cho các mô cơ vùng chậu. được dùng trong trường hợp đang ở thời kỳ mãn kinh, giúp giữ cho cơ xương chậu khỏe hơn.
- Khi sa bàng quang ở mức độ nghiêm trọng, các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện. Phẫu thuật sẽ nâng bàng quang trở lại về đúng vị trí ban đầu đồng thời loại bỏ các mô thừa, thắt chặt các cơ và dây chằng của sàn chậu.
8. Phòng ngừa sa bàng quang
Để tránh bị sa bàng quang, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:
- Tránh bê vác, nâng đỡ vật nặng: Nếu không bắt buộc thì bạn nên tránh các hoạt động này. Trường hợp phải thực hiện thì hãy nâng vật nặng lên đúng tư thế, dùng lực từ chân, tránh dùng lực ở eo hay lưng.
- Kiểm soát tình trạng ho. Tốt nhất khi bị ho thì bạn nên đi khám và điều trị bệnh dứt điểm đồng thời bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có).
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải: Tránh để mắc tình trạng thừa cân, béo phì vì sẽ gia tăng khả năng bị sa bàng quang. Hãy có kế hoạch giảm cân phù hợp nếu bạn gặp những tình trạng này.
- Tập luyện thể dục thể thao, trong đó có thể lựa chọn các bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh của cơ sàn chậu.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu chất xơ để điều trị và hạn chế tình trạng táo bón.
- Sinh nở có kế hoạch, an toàn: Không sinh con quá dày và lựa chọn sinh đẻ ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Đặc biệt là nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tránh lao động nặng sớm sau khi sinh con.
Trên đây là những thông tin về sa bàng quang mà GHV KSol muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được thêm phần nào về tình trạng sa bàng quang.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC