Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nội dung bài viết
Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì là băn khoăn của không ít người mắc phải tình trạng này. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp không chỉ giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra trong cuộc sống hàng ngày, mà còn giúp hạn chế các biến chứng của căn bệnh phổ biến này. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
- Bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi khó thở là dấu hiệu của bệnh gì? Và cách giải quyết
1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hoặc thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể do sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc có thể do bệnh lý gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác.
Các biểu hiện khi bị trào ngược dạ dày thực quản:
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi nhiều nhất khi ăn no, khi đói, đầy bụng vào ban đêm hoặc khi nằm nghỉ, gập người về phía trước…
- Buồn nôn và nôn nếu ăn quá no hoặc sau khi ăn nằm ngay.
- Đau, tức ngực như bị chèn ép, các cơn đau có thể từ ngực lan ra lưng, họng hoặc xuống vùng thượng vị.
- Nuốt khó do tần suất acid dạ dày trào ngược tăng lên khiến cho niêm mạc thực quản phù nề và sưng tấy.
- Ho và khàn giọng do dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày nên bị sưng tấy.
- Tiết nhiều nước bọt hơn để trung hoà axit do acid chua bị trào lên.
- Miệng đắng vì dịch vị và dịch mật trào lên.
- Ngoài ra, còn có biểu hiện thiếu máu, sụt cân, chán ăn, xuất huyết đường tiêu hóa…
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản
- Suy cơ thắt dưới thực quản: Khi bị trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản, dịch nhầy thực quản cùng với bicarbonat và nước bọt do có tính kiềm sẽ trung hòa lượng axit của dịch vị. Điều này sẽ làm giảm hoặc mất đi sự kích thích của dịch vị lên vùng niêm mạc thực quản, cũng như nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược chảy xuống dạ dày.
- Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày: Tình trạng viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị… sẽ làm cho các chất trong dạ dày bị chậm lưu thông xuống ruột, từ đó làm tăng áp lực cho dạ dày.
- Áp lực ổ bụng tăng đột ngột: Khi bị ho, hắt hơi hoặc cố gắng sức cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
- Stress, căng thẳng làm tăng tiết cortisol: Cortisol sẽ làm tăng acid trong dạ dày, làm tăng trương lực co bóp của dạ dày. Từ đó đẩy dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: Khi ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán nhiều dầu mỡ… sẽ gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản.
- Béo phì: Cân nặng sẽ gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, do vậy axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
2. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Các loại thực phẩm lành mạnh có thể giảm phần nào các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Những nhóm thực phẩm dưới đây người bệnh trào ngược dạ dày nên bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày:
2.1. Các loại trái cây ít hoặc không chứa axit
Các loại trái cây thuộc họ cam quýt có vị chua, nhiều acid tự nhiên dễ gây ra kích thích dạ dày, và khiến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thêm trầm trọng hơn. Bởi vậy, hãy lựa chọn những loại trái cây sau đây sẽ giúp cải thiện các triệu chứng do căn bệnh này mang lại:
- Táo: Táo là trái cây chứa nhiều chất xơ, khi đi vào dạ dày có thể hòa tan và làm giảm lượng chất béo trong ruột. Nhờ vậy, dạ dày có thể hoạt động tốt hơn, các triệu chứng bệnh cũng giảm bớt, đặc biệt ở những người béo phì và cholesterol cao.
- Dưa hấu: Loại trái cây này giúp cung cấp lượng nước lớn cùng chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời cũng giúp người bệnh đang bị tiêu chảy cải thiện được tình trạng bệnh rất tốt.
- Chuối: Chuối là một loại quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dùng trong nhiều chế độ ăn lành mạnh. Trong chuối chứa nhiều kali và chất điện giải giúp hệ tiêu hóa của người bị trào ngược dạ dày thực quản hoạt động hiệu quả hơn. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn chuối chín, không nên ăn chuối tiêu.
Bên cạnh đó, một số loại hoa quả khác mà người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn như là:
- Đu đủ chín: Đu đủ chín có chứa các enzym chymopapain và papain với tác dụng phá vỡ các protein khó tiêu hóa giúp kích thích tiêu hóa, giảm tăng tiết nồng độ axit gây khó tiêu.
- Mận khô: Mận khô là loại quả chứa hợp chất Dihydroxyphenyl isatin có khả năng kích thích khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của ruột. Đồng thời, mận khô còn chứa magie, sorbitol, chất xơ hòa tan cấp nước để đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
- Thanh long: Loại quả này chứa hàm lượng nước, chất xơ hòa tan và chất nhầy của nó còn hoạt động như một lớp màng có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác động xấu.
- Việt quất: Việt quất cung cấp chất xơ và vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, giúp các vết loét dạ dày mau lành, cải thiện triệu chứng trào ngược.
Xem thêm >>> Ung thư dạ dày giai đoạn 2 sống được bao lâu? – Câu hỏi khó đã có đáp án
2.2. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Yến mạch
Yến mạch này được sử dụng rất nhiều ở các nước phương Tây, tuy nhiên, thời gian gần đây nhiều người Việt Nam cũng bắt đầu sử dụng nó cho bữa ăn sáng bởi yến mạch cung cấp nhiều chất xơ, hấp thụ acid dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Cách chế biến khá đơn giản, bạn chỉ cần pha yến mạch với sữa ấm và ngâm với sữa, hoa quả hoặc sữa chua để đa dạng món ăn cho bữa sáng dinh dưỡng.
2.3. Nghệ vàng
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường xuyên sử dụng nghệ như một loại gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Tuy nhiên lại có ít người biết đến những tác dụng đặc biệt của nó đối với bệnh trào ngược dạ dày. Vì nghệ vàng có đặc tính chống viêm tự nhiên nên được sử dụng nhiều để chữa các bệnh về tiêu hóa. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chiết xuất thành công hoạt chất nano curcumin từ nghệ vàng bằng công nghệ nano, giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh trào ngược dạ dày của nghệ lên gấp 40 lần so với sử dụng nghệ tươi hay tinh bột nghệ thông thường.
2.4. Bánh mì
Bánh mì không chỉ là người bạn tốt của dạ dày, mà còn là siêu thực phẩm cho người bị trào ngược dạ dày, bởi bánh mì có khả năng “hút acid” giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế được các thương tổn do những acid này gây ra cho dạ dày.
2.5. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Gừng
Gừng là dược liệu tự nhiên có khả năng chống viêm tự nhiên rất tốt, giúp điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, trong đó có triệu chứng ợ nóng, đầy hơi ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh có thể thái lát hoặc nghiền gừng để pha trà uống mỗi ngày, hoặc thêm vào các món ăn, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện.
2.6. Rau củ quả
Các loại rau củ quả luôn cần có trong chế độ ăn cho người trào ngược dạ dày. Chúng không những ít béo, ít đường mà còn giúp giảm axit dạ dày. Bởi vậy, bổ sung các loại rau chủ quả như: đậu cô ve, súp lơ xanh, súp lơ trắng, măng tây, khoai tây, dưa chuột… vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp chữa trào ngược dạ dày rất tốt.
Ngoài ra, các loại họ đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu tương, đậu tương… có chứa nhiều amino axit, chất xơ cần thiết cho cơ thể. Hỗ trợ điều trị rất tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn hàm lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
2.7. Chất béo tốt
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Thì chất béo là chất không thể thiếu để bạn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các loại chất béo tốt có thể kể đến là chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, omega-3 và omega-6… rất tốt cho hệ tiêu hóa. Những loại chất béo này tốt hơn chất béo bão hòa hay chất béo chuyển hóa nhanh trong thịt mỡ, thức ăn chiên xào hay thức ăn nhanh.
Một số nguồn chất béo lành mạnh người bệnh có thể bổ sung vào chế độ ăn uống cho người trào ngược dạ dày đó là: quả bơ, quả óc chó, dầu ô liu, dầu mè, hạt lanh, dầu hướng dương… Đặc biệt là quả bơ có chứa hàm lượng chất xơ cao, không những giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày mà còn ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư ruột già.
2.8. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Thịt nạc
Nếu đang băn khoăn không biết bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, thì bạn cần biết các loại thịt nạc như: thịt gà, thịt vịt, thịt lợn, thịt bò… có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Các loại thị này không làm hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải, gây khó tiêu và ợ nóng, mà còn giúp bạn tăng cơ và khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, thịt nạc là món không thể thiếu trong thực đơn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.
Khi chế biến các loại thịt nạc, bạn nên tránh chế biến chiên rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó là chế biến các món như luộc, hấp sẽ là lựa chọn tốt hơn.
2.9. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Lòng trắng trứng
Trào ngược dạ dày nên ăn gì? Lòng trắng trứng cũng là một nguồn protein lành mạnh nên có trong chế độ ăn của người trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa lòng đỏ trứng vì phần này có nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày.
2.10. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Các loại cá
Các loại cá là thực phẩm không thể bỏ qua khi tìm hiểu người bị bệnh trào ngược dạ dày ăn gì. Cá có ít axit, ít chất béo và nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Người bệnh có thể chọn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ…. Tuy nhiên, nên tránh chế biến bằng cách chiên rán mà hãy dùng cá để nướng, hấp hoặc nấu canh.
2.11. Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì? – Sữa chua
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua có nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa, chứa probiotic – một lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng. Thói quen ăn sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể cho thêm các loại trái cây giúp đẩy lùi các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản khi ăn sữa chua như chuối, táo, dưa…
2.12. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên uống nước dừa
Nước dừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và chất điện giải giúp cơ thể người bệnh không bị thiếu nước. Ngoài ra, nước dừa có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm giúp các vết thương ở dạ dày mau lành. Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể uống nước dừa thường xuyên, tuy nhiên không nên uống quá 2 quả/ngày.
2.13. Kẹo cao su
Kẹo cao su có thể giúp bạn làm dịu cơn đau nhanh chóng, bởi việc nhai kẹo cao su sẽ kích thích sản xuất nước bọt có tính kiềm, có tác dụng làm dịu cơn đau ở niêm mạc thực quản và đẩy acid xuống dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên ăn các loại kẹo cao su bạc hà vì bạc hà có thể làm ảnh hưởng không tốt tới cơ thắt thực quản dưới.
2.14. Gợi ý một số món ăn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản
Dưới đây là gợi ý một số món ăn tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày:
Cháo yến mạch
Nguyên liệu cho 4 người ăn gồm: 3/4 bát yến mạch xay, 3 cốc sữa và 450g tôm.
Cách thực hiện:
- Đun sôi sữa rồi cho bột yến mạch vào đun nhỏ lửa khoảng 10 phút, đảo đều tay tránh bột không bị vón cục.
- Sau đó lấy bơ và dầu ô liu đun nóng rồi cho hành vào phi thơm, cho tôm đã được sửa sạch, bóc vỏ vào, nêm nếm ít mì chính, bột canh, tiêu và nấu trong khoảng 10 – 15 phút nữa.
- Để nguội bớt và ăn khi còn ấm nóng.
Gừng ngâm giấm
Gừng có thể ức chế dạ dày tiết acid nên các món ăn từ loại củ này được nhiều người bị trào ngược dạ dày ưa chuộng.
Nguyên liệu gồm có: 0.5kg gừng tươi, 250ml giấm, 50 – 100g đường.
Cách thực hiện:
- Cạo vỏ, rửa sạch, thái mỏng gừng và ngâm trong nước muối loãng 15 phút và vớt ra, để ráo.
- Tiếp sau đó, thêm 250ml giấm vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi sôi thì thêm gia vị vừa miệng.
- Tắt bếp đợi giấm nguội thì cho gừng và giấm vào lọ thủy tinh, đậy kín.
- Đem bảo quản trong tủ lạnh khoảng 1 tuần thì mang ra ăn liên tục trong vài ngày để giảm tình trạng trào ngược dạ dày.
Xem thêm >>> Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần ghi nhớ
3. Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì?
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần kiêng những thực phẩm gây kích thích dạ dày, khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Cụ thể là:
3.1. Các loại quả nhiều nhựa, chát như hồng xiêm, sung…
Các loại quả có chứa nhiều nhựa, chát khi đi vào dạ dày kết hợp với acid dạ dày tạo thành những cục nhỏ. Chúng có thể phát triển thành sỏi tồn tại trong cơ thể gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.
3.2. Thực phẩm chứa chất béo xấu
Những thực phẩm chứa lượng lớn chất béo xấu khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn, tăng triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản như: đồ chiên rán, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn…
3.3. Thực phẩm chứa chất kích thích, đồ uống có ga
Những đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà chứa caffein… đều gây tác động làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản và làm tăng tiết acid dạ dày. Không những vậy, thức uống có ga cũng dễ gây chướng bụng và gây tác động xấu đến cơ thắt dạ dày thực quản khiến bệnh dễ tiến triển nặng hơn.
3.4. Trái cây nhiều axit
Các loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần tránh những loại hoa quả nhiều acid bao gồm: chanh, cam, quýt, bưởi… có vị chua, chứa nhiều vitamin C và axit tự nhiên.
3.5. Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì? – Sô cô la
Sôcôla có chứa một thành phần gọi là methylxanthine – đã được chứng minh là làm giãn cơ trơn trong chứng cơ thắt dưới thực quản và tăng trào ngược. Bột cacao trong sôcôla có tính axit và có thể làm tăng các triệu chứng của bạn. Bột cacao có thể làm giãn cơ vòng thực quản và tiết ra một lượng serotonin tăng đột biến. Đến khi cơ này giãn ra, các chất trong dạ dày có thể trào lên thực quản và gây ra cảm giác nóng trong thực quản. Hơn nữa, trong sôcôla cũng chứa caffeine và theobromine làm tăng các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản.
3.6. Tỏi, hành tây và thức ăn cay
Thực phẩm cay và nhiều gia vị như hành và tỏi, gây ra các triệu chứng ợ chua ở nhiều người, đặc biệt là người bị trào ngược dạ dày thực quản.
3.7. Trào ngược dạ dày kiêng gì? – Bạc hà
Bạc hà và các sản phẩm khác có hương vị bạc hà như kẹo cao su, kẹo bạc hà… cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược acid dạ dày.
3.8. Chế độ ăn nhiều muối
Nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối ít nhất 3 lần/tuần sẽ có nguy cơ trào ngược cao hơn 50% so với người không bao giờ ăn thực phẩm mặn. Thực phẩm nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày do lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy.
3.9. Hạn chế ăn cà chua khi đói
Người bị trào ngược dạ dày không nên ăn cà chua khi bụng đói, đặc biệt nếu bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày. Trong cà chua có nhiều Axit tannic có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và làm tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu cho người bệnh.
3.10. Bị trào ngược dạ dày không nên ăn gì? – Quả lê
Nhiều người nghĩ rằng lê là một loại quả vô hại cho dạ dày. Tuy nhiên, thực tế là với những người bị trào ngược dạ dày thường có dạ dày yếu, khi ăn lê sẽ khiến cho lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá vỡ. Bởi trong quả lê chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên người bị trào ngược dạ dày sẽ dễ bị kích ứng dạ dày khi ăn.
3.11. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Khi ăn các loại thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày bị kích thích và tiết ra nhiều acid hơn thông thường. Chúng khiến cho bạn gặp phải hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Điều mà người bệnh cần làm là nên tránh xa những loại đồ ăn này, đặc biệt là các món lẩu vừa nóng, vừa cay không tốt cho dạ dày. Mỗi loại đồ ăn, đồ uống nên sử dụng ở nhiệt độ vừa phải, độ ấm vừa đủ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra ổn định hơn.
4. Những lưu ý cần tuân thủ trong ăn uống khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Bên cạnh những lưu ý về các nhóm thực phẩm nên ăn và không nên ăn, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cũng cần chú ý thêm những vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất:
- Để đảm bảo sức khỏe của dạ dày một cách tốt nhất và ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên ưu tiên các món dinh dưỡng chế biến theo dạng luộc, hấp, hầm nhừ để tốt cho hệ tiêu hoá.
- Không nên ăn quá no trong một bữa, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh áp lực lên dạ dày và giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Sau khi ăn, người bệnh không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay vì sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Bạn có thể nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút hoặc đi lại nhẹ nhàng để giúp quá trình cho quá trình tiêu hoá của dạ dày.
- Uống nhiều nước mỗi ngày là một việc làm cần thiết, tuy nhiên người bệnh không nên uống nước với số lượng lớn cùng lúc mà cần uống từ từ từng ngụm nhỏ, và uống làm nhiều lần trong ngày.
- Bạn có thể pha các loại trà giúp cải thiện chức năng tiêu hóa như: trà gừng, trà hoa chúc, nước nha đam…
- Ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt, điều này giúp giảm bớt áp lực của dạ dày trong việc phải tiêu hóa quá nhiều thức ăn cùng một lúc. Bên cạnh đó, nhai kỹ sẽ giúp nước bọt thấm đều vào thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Người bệnh không nên ăn uống quá khuya, ăn những đồ ăn khó tiêu hóa vào buổi tối vì chúng sẽ khiến dạ dày không thể nghỉ ngơi ngay cả khi đi ngủ. Nên ăn bữa tối trước khi đi ngủ ít nhất khoảng 3 tiếng để đảm bảo dạ dày có thể tiêu hóa hết thức ăn.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Hy vọng qua các thông tin được chia sẻ ở trên bạn đã giải đáp được băn khoăn bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì. Chế độ ăn phù hợp là chìa khóa quan trọng cho một kế hoạch điều trị trào ngược dạ dày thực quản lâu dài, an toàn và tiết kiệm. Bên cạnh đó, tuân thủ các chỉ dẫn của bác sỹ trong dùng thuốc sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian điều trị bệnh và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng