5 dấu hiệu ung thư thanh quản và phương pháp điều trị
Nội dung bài viết
Nếu được phát hiện triệu chứng ung thư thanh quản sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là 80%, nhưng đa phần các trường hợp chủ quan và thiếu hiểu biết nên bệnh đã tiến triển ở giai đoạn muộn. Dưới đây, GHV KSOL sẽ liệt kê 5 dấu hiệu ung thư thanh quản bạn cần nhận biết để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao nhất nếu chẳng may mắc phải.
Xem thêm:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Góc giải đáp: Ung thư thanh quản nên ăn gì và kiêng gì?
- Người bệnh ung thư vòm họng sau điều trị cần chăm sóc như thế nào?
1. Ung thư thanh quản là gì?
Thanh quản là một bộ phận của vùng họng, nằm ở dưới hầu và trên khí quản. Thanh quản có chứa các dây thanh âm, khi xuất hiện luồng khí từ phổi đi lên sẽ làm dây thanh rung động và phát ra âm thanh.
Ung thư thanh quản xuất hiện khi có tế bào ác tính hình thành và phát triển trong các mô của thanh quản. Hầu hết ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vảy, bắt đầu từ các tế bào dẹt dạng vảy lót nằm ở nắp thanh quản, dây thanh âm hoặc các bộ phận khác của thanh quản.
Theo thống kê, ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% các bệnh ung thư. Ở Việt Nam, nếu xét trong phạm vi các bệnh về Tai – Mũi – Họng thì ung thư thanh quản đứng thứ 4 sau bệnh vòm họng, mũi xoang và ung thư vùng hạ họng. Ung thư thanh quản hay gặp ở người trong độ tuổi từ 45-70, trong đó nam giới chiếm 95%, nữ giới ít gặp hơn. Bệnh ung thư thanh quản nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể mang lại hiệu quả điều trị cao và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn.
2. Năm dấu hiệu ung thư thanh quản
2. 1. Khàn tiếng
Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nếu chứng khản tiếng kéo dài trên 3 tuần, đặc biệt ở độ tuổi >40 cần được xét nghiệm, thăm khám kịp thời. Đây là triệu chứng ung thư thanh quản sớm, thường gặp và đôi khi là duy nhất ở nhiều bệnh nhân.
Khàn tiếng từng lúc, ngày càng tăng về mật độ cùng giọng cảm khô và cứng, đau họng. Khi khối u ngày càng to, người bệnh mau mệt, câu nói ngắn hơn, đôi khi dây thanh quản bị cố định, thanh môn bị hẹp thì tiếng nói trở nên khàn đặc, mất hết âm sắc, nghe khó hiểu và đôi khi mất tiếng. Trong trường hợp này, dùng các thuốc điều trị viêm thanh quản đều không thấy chuyển biến tích cực.
2.2. Ho
Ho là biểu biểu hiện của nhiều bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan,… nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản nên cẩn trọng. Khi mắc bệnh này, chứng ho kín đáo hơn và mang tính chất kích thích, đôi khi có từng cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn bệnh nhân còn thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
2.3. Khó thở
Biểu hiện khó thở có thể xuất hiện sớm hoặc cùng lúc với khàn tiếng. Kích thước khối u ngày càng tăng thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Lúc đầu khó thở chỉ xuất hiện khi gắng sức (lên cầu thang, mang vật nặng…), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
2.4. Khó nuốt
Thường xuất hiện sau chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này khối u đã lan ra vùng hầu họng kèm theo dấu hiệu đau tai. Bệnh nhân ở giai đoạn này không ăn cơm được, chỉ ăn cháo hoặc uống sữa, thậm chí phải đặt ống sonde dạ dày để bơm thức ăn.
2.5. Mệt mỏi – sút cân
Ngoài những dấu hiệu trên, còn có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
3. Phương pháp điều trị ung thư thanh quản
3.1. Phương pháp phẫu thuật
Đây là phương pháp điều trị ung thư thanh quản khá phổ biến, thường được chỉ định cho những trường hợp được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm. Việc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ một phần hoặc cắt bỏ toàn bộ thanh quản (còn gọi là thủ thuật cắt thanh quản bán phần hoặc toàn bộ).
3.1.1. Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản bán phần
Việc phẫu thuật có thể bảo toàn được giọng nói. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ một dây thanh âm, một đoạn của dây thanh âm hoặc cắt nắp thanh quản. Sau một thời gian hồi phục, bệnh nhân có thể thở và nói chuyện như bình thường.
3.1.2. Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ
Toàn bộ hộp âm thanh sẽ được cắt bỏ, bệnh nhân không thể bảo toàn được giọng nói. Theo đó, người bệnh sẽ thở qua lỗ mở khí quản và phải học nói theo cách mới.
3.2. Phương pháp hóa trị
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong một số trường hợp, hóa trị được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u trước khi bệnh nhân phẫu thuật. Bên cạnh đó, hóa trị còn được sử dụng để điều trị ung thư thanh quản di căn.
Thông thường, thuốc điều trị ung thư thanh quản sẽ được tiêm vào mạch máu. Tuỳ thuộc vào loại thuốc, phác đồ điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể sẽ phải nằm viện trong một thời gian.
3.3. Phương pháp xạ trị
Đây là việc sử dụng những tia xạ năng lượng cao để tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tia xạ sẽ được chiếu trực tiếp vào khối u và vùng lân cận. Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị ung thư thanh quản vì nó có thể tiêu diệt khối u mà không làm bệnh nhân mất tiếng.
Xạ trị có thể được điều trị kết hợp với phẫu thuật, để làm nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật hoặc tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Ngoài ra, xạ trị còn là phương pháp được sử dụng để điều trị khi khối u không thể cắt bỏ hoặc những bệnh nhân không thể phẫu thuật vì những lý do khác. Trong trường hợp ung thư tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ cũng thường chỉ định điều trị bằng xạ trị.
4. Lợi ích của việc phát hiện và điều trị ung thư thanh quản sớm
- Điều trị sớm sẽ giúp người bệnh hạn chế được các triệu chứng, các cơn đau khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
- Ung thư thanh quản khi được điều trị sớm sẽ sử dụng các phương pháp đơn giản nên giảm các tác dụng phụ cho người bệnh.
- Thời gian điều trị ung thư thanh quản giai đoạn đầu sẽ ngắn hơn so với các giai đoạn sau. Vì thế, sẽ giảm gánh nặng cho người bệnh và gia đình về vấn đề tài chính.
- Điều trị ung thư thanh quản giai đoạn đầu khi mà các tổn thương đến thanh quản, những cơ quan xung quanh còn chưa lớn. Nhờ đó, người bệnh sẽ sớm phục hồi sau điều trị.
- Thời gian điều trị ngắn sẽ giúp người bệnh giảm bớt lo lắng, giảm được sự căng thẳng. Đồng thời, giữ được sự lạc quan và vui vẻ. Đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả cao.
- Ở giai đoạn sớm, sức khỏe của người bệnh còn rất tốt nên việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn. Có thể kể đến một số biện pháp như thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ.
5. Cách phòng ngừa ung thư thanh quản
5.1. Chế độ ăn uống hợp lý
Yếu tố đầu tiên trong phòng ngừa ung thư thanh quản là áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý và thiếu khoa học sẽ khiến cơ thể bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng và vitamin, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản và những căn bệnh khác. Vì vậy, bạn nên áp dụng chế độ dinh dưỡng với nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, đồng thời hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào, nướng,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới thanh quản của bạn.
5.2. Không sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu
Rượu bia và thuốc lá là những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tật ở con người. Chúng đặc biệt có hại cho thanh quản của bạn. Do vậy, khi hút thuốc lá và uống rượu sẽ làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Bởi vậy, để phòng ngừa ung thư thanh quản thì bạn cần hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá. Đồng thời, nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá khi ở cạnh những người đang hút thuốc.
5.3. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Các loại hóa chất độc hại cũng là một trong những tác nhân dẫn tới bệnh ung thư, trong đó có ung thư thanh quản. Để phòng ngừa căn bệnh, bạn nên sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động đúng cách, khoa học khi phải làm việc trong môi trường có hóa chất để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
5.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa ung thư thanh quản tốt nhất. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chúng ta có thể sớm phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư hoặc dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu, từ đó sẽ có phương án điều trị kịp thời, mang lại hiệu quả điều trị cao và cho tiên lượng bệnh tốt nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng