[Giải đáp] Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
Nội dung bài viết
Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy các trường hợp suy thận phải lọc máu là gì? Điều kiện để áp dụng các phương pháp lọc máu như thế nào? Cùng GHV KSol tìm hiểu thêm về các câu hỏi này nhé!
XEM THÊM:
- Lời tâm sự đầu xuân 2019 của bệnh nhân vượt qua ung thư phổi tại Vĩnh Phúc
- [Xem ngay] Ăn đào suy thận – Sự thật cần biết là gì?
- Khám phá bí ẩn suy thận có kiêng quan hệ không?
1. Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào?
Bệnh suy thận xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng, dẫn đến tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể. Suy thận thường phát triển qua 5 cấp độ, từ nhẹ đến nặng.
Ở các cấp độ 1, 2, người bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu như thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn. Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ 3, 4, 5, thận bị tổn thương nhiều hơn, chức năng lọc của thận giảm dần cho đến khi ngừng hoạt động hẳn.
Vậy thì khi nào ở người bị suy thận phải lọc máu?
Trên thực tế, các bệnh nhân suy thận mạn thường được bác sĩ chỉ định lọc máu. Có nghĩa là khi bệnh nhân suy thận đã bước vào giai đoạn suy thận độ 4, 5 (giai đoạn cuối). Ở giai đoạn này, chức năng lọc của thận chỉ còn dưới 10% so với bình thường. Điều này tương đương với việc thận hoạt động không có hiệu quả hoặc không còn hoạt động.Suy thận ở giai đoạn cuối thì mức độ lọc tại cầu thận còn chưa đến 10ml mỗi phút.
Để có thể kéo dài được sự sống, người bệnh cần được tiến hành các phương pháp điều trị như ghép thận, chạy thận, trong đó lọc máu là khả thi nhất.
2. Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào- Chỉ định lọc máu ở giai đoạn suy thận cấp tính
Lọc máu là phương pháp điều trị thích hợp đối với bệnh nhân bị suy thận nghiêm trọng. Quá trình lọc máu sẽ giúp loại bỏ các độc tố và chất thải trong máu ra ngoài.
Tùy thuộc tình trạng của người bệnh thì sẽ được chỉ định lọc máu trong suy thận mạn hay suy thận cấp. Các điều kiện và phương pháp lọc máu ở hai trường hợp này có những điểm khác nhau.
2.1. Điều kiện chỉ định lọc máu trong giai đoạn suy thận cấp
Suy thận cấp là tình trạng thận đột ngột bị mất hoặc suy giảm chức năng lọc và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nên người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp lọc máu ngay lập tức để tránh bị đe dọa đến tính mạng.
Điều kiện để bệnh nhân được chỉ định lọc máu trong suy thận cấp như sau:
- Bệnh nhân không đáp ứng với liều lượng điều trị của Furosemid.
- Lượng nước tiểu của người bệnh mỗi ngày ít hơn 200ml.
- Chỉ số ure trong máu vượt qua ngưỡng 300 mmol/l.
- Chỉ số Kali huyết tăng nhanh, lớn hơn 6 mmol/l.
- Tăng gánh thể tích, áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng, biến chứng phù phổi cấp do tim.
- Chỉ số Na+ trong máu cao hơn 160 mmol/l hoặc thấp hơn 115 mEq/l.
- Tình trạng thừa dịch trong cơ thể gây phù phổi cấp.
2.2. Các phương pháp lọc máu trong suy thận cấp là gì?
Lọc màng bụng
Phương pháp lọc màng bụng cấp được chỉ định để lọc máu thông qua sử dụng màng bụng làm màng lọc, còn khoang bụng dùng làm khoang lọc. Khoang máu là máu trong các mạch máu của màng bụng.
Đây là phương pháp được áp dụng để lọc máu trong các trường hợp sau:
- Điều trị suy thận cấp.
- Ở các cơ sở y tế khi không có thận nhân tạo.
- Người bệnh có chống chỉ định với thận nhân tạo.
- Bệnh nhân đang điều trị suy thận cấp có mắc các bệnh tim, rối loạn đông máu, huyết động.
Trong quá trình lọc màng bụng cấp sẽ liên tục đưa vào khoang màng bụng 2 lít dịch lọc. Sau đó, cứ 2 giờ sẽ tháo dịch ra ngoài và thay vào lại 2 lít dịch mới. Quá trình đưa dịch vào và tháo ra sẽ liên tục như vậy cho tới khi các chỉ số như ure, kali trong cơ thể đạt mức ổn định.
Cần lưu ý: Không được áp dụng lọc màng bụng trong những trường hợp như:
- Nhiễm khuẩn phúc mạc.
- Thoát vị cơ hoành.
- Bệnh nhân có khối u ổ bụng hoặc đối với người bị mắc tắc nghẽn phổi.
Phương pháp này được tiến hành bên ngoài cơ thể người bệnh. Bằng cách máu của bệnh nhân sẽ được dẫn qua các ống dẫn của máy lọc thận. Máy lọc sẽ thực hiện nhiệm vụ giống như chức năng của thận, giúp lọc và thải các độc tố trong máu. Sau khi máu được làm sạch sẽ được dẫn trở về cơ thể. Nhờ đó, bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo sẽ kéo dài được tuổi thọ, giảm bớt nguy cơ tử vong.
Lưu ý: Chống chỉ định phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo cho các trường hợp người bệnh có mắc các bệnh lý về tim mạch, đông máu, nhồi máu cơ tim, ung thư giai đoạn cuối.
3. Ở người bị suy thận phải lọc máu khi nào – Suy thận mãn tính
Suy thận mãn tính là khi tình trạng bệnh đã chuyển dần sang giai đoạn cuối. Lúc này, chức năng của thận đã suy giảm nặng hoặc thận đã ngừng hoạt động. Ở những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định lọc máu bằng các phương pháp lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ghép thận cũng là phương pháp có thể giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe.
Điều kiện chỉ định suy thận mạn phải lọc máu
Tương tự như với trường hợp suy thận cấp, chỉ định lọc máu trong suy thận mạn được áp dụng trong điều kiện các chỉ số vượt quá mức bình thường quy định như:
- Chỉ số ure máu cao lớn hơn 35 mmol/L.
- Kali trong máu cao hơn 6,5 mmol/L
- Xuất hiện tình trạng rối loạn điện giải, tan máu nặng, phù phổi.
- Khả năng lọc của thận chỉ còn ở mức 15 – 60ml/phút và cần phải tiến hành các phương pháp lọc máu để đảm bảo duy trì được sự sống.
Các phương pháp lọc máu trong suy thận mạn
Hai phương pháp được chỉ định trong lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn đó là lọc màng bụng liên tục và sử dụng thận nhân tạo.
- Lọc màng bụng: 2 lít dịch lọc sẽ liên tục được đưa vào khoang màng bụng trong quá trình lọc máu. Cứ sau mỗi 4 giờ bệnh nhân sẽ được thay 2 lít dịch mới. Trong suốt thời gian lọc, bệnh nhân ống thông sẽ được đặt cố định bằng phẫu thuật. Chống chỉ định dùng phương pháp này để điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, người bệnh đang mang thai hoặc có tiền sử dính ruột.
- Sử dụng thận nhân tạo: Máu sẽ được dẫn ra bên ngoài cơ thể để lọc thông qua bộ phận lọc của máy lọc. Sau khi lọc xong, máu sẽ được dẫn trở lại vào cơ thể. Người bệnh cần được theo dõi sát, đề phòng các tai biến ngoài ý muốn sau khi thực hiện chạy thận nhân tạo.
4. Một số lưu ý ở bệnh nhân suy thận phải lọc máu
Đối với bệnh nhân bị suy thận phải lọc máu, cần lưu lý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị thích hợp.
- Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị suy thận. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc và hoa quả tươi… Đặc biệt cần bổ sung thêm đạm để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể do quá trình lọc máu bị mất nhiều đạm. Tuy nhiên không bổ sung thừa protein vì có thể gây tăng gánh nặng cho thận
- Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo, hay là nhiều muối, kali.
Trên đây là giải đáp về câu hỏi ở người suy thận phải lọc máu khi nào? Tùy theo từng trường hợp và điều kiện yêu cầu mà các phương pháp lọc máu cũng được áp dụng khác nhau.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng