Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng liên quan đến sự phát triển ác tính phát sinh từ các bộ phận khác nhau của các buồng trứng. “Ung thư buồng trứng có chết không?”, “Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?” là vấn đề không chỉ bạn mà rất nhiều phụ nữ khác đều vô cùng quan tâm. Trong bài biết hôm nay, GHV KSol sẽ giải đáp thắc mắc này.
XEM THÊM:
1. Ung thư buồng trứng liệu có chết không?
Thực tế cho thấy rằng ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Ung thư buồng trứng rất khó phát hiện bởi các triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa hay bệnh về tiêu hóa.
Trong đa số các trường hợp, bệnh chỉ được phát hiện khi đã bước sang giai đoạn cuối, bởi triệu chứng khi đó mới trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, lúc này các tế bào ung thư có thể đã di căn xa, khiến điều trị rất khó khăn. Tỉ lệ tử vong vì thế cũng tăng lên.
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn thì sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Ở giai đoạn cuối có rất ít trường hợp bệnh nhân sống được trên 5 năm, phần lớn người bệnh chỉ sống được thêm từ vài ba tháng cho đến 1 năm.
2. Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Nhìn chung, nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm của người bệnh là rất cao. Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, tỉ lệ này sẽ giảm dần.
2.1. Giai đoạn 1
Ở giai đoạn 1A, ung thư vẫn nằm trong một buồng trứng. Giai đoạn 2B, ung thư được tìm thấy trong cả hai buồng trứng. Giai đoạn 1C được xác định khi một hoặc cả hai buồng trứng có chứa tế bào ung thư, và các tế bào ung thư buồng trứng được tìm thấy bên ngoài. Tỷ lệ sống sau 5 năm cho 3 giai đoạn này lần lượt là:
- 1A – 94%
- 1B – 92%
- 1C – 85%
2.2. Giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2, ung thư xảy ra ở một hoặc cả hai buồng trứng, và nó đã lan rộng tới những nơi khác trong vùng chậu. Giai đoạn 2A: ung thư đã đi từ buồng trứng đến ống dẫn trứng, tử cung, hoặc cả hai. Giai đoạn 2B cho thấy ung thư đã lây lan đến các cơ quan lân cận như bàng quang, đại tràng sigma, hoặc trực tràng. Tỷ lệ sống 5 năm cho giai đoạn 2 là:
- 2A – 78%
- 2B – 73%
2.3. Giai đoạn 3
Trong giai đoạn 3, ung thư được tìm thấy trong một hoặc cả hai buồng trứng và trong niêm mạc của bụng, hoặc đã lan đến các hạch bạch huyết trong ổ bụng. Trong giai đoạn 3A, ung thư được tìm thấy trong các cơ quan vùng chậu khác và trong các hạch bạch huyết trong ổ bụng (hạch bạch huyết sau phúc mạc), hoặc trong màng bụng. Giai đoạn 3B là khi ung thư đã lan đến các cơ quan lân cận trong khung chậu. Các tế bào ung thư có thể được tìm thấy ở bên ngoài của lá lách hoặc gan, hoặc trong các hạch bạch huyết. Giai đoạn 3C các tế bào ung thư lan rộng bên ngoài lách hoặc gan hoặc nó đã lan đến các hạch bạch huyết.
Tỷ lệ sống sau 5 năm của giai đoạn 3 là:
- 3A – 59%
- 3B – 52%
- 3C – 39%
2.4. Giai đoạn 4
Trong giai đoạn 4, ung thư đã lan đến các cơ quan xa. Trong giai đoạn 4A, các tế bào ung thư có mặt trong các chất lỏng xung quanh phổi. Giai đoạn 4B, tế bào ung thư đã di căn đến bên trong của lá lách hoặc gan, hạch bạch huyết ở xa, hoặc đến các cơ quan xa khác như da, phổi, hoặc não. Đây là giai đoạn tiên tiến nhất của ung thư buồng trứng.
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho giai đoạn 4 chỉ còn 17%.
3. Có cách nào để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng?
3.1. Tuân thủ đúng phác đồ điều trị
Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, cùng các yếu tố khác như tuổi tác, thể trạng… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Điều quan trọng mà người bệnh cần làm chính là nghiêm túc điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Đây chính là cách để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa chúng lan rộng và di căn.
3.2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Trong bữa ăn hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý đảm bảo bổ sung các dưỡng chất thiết yếu:
- Chất đạm: Cân đối protein động vật và thực vật, ưu tiên thịt trắng, có thể bổ sung thịt đỏ và nguồn đạm từ hải sản ở mức độ vừa phải.
- Tinh bột: Ưu tiên nguồn tinh bột từ ngũ cốc nguyên hạt hay các loại củ, tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các thực phẩm có chứa đường đơn, chất phụ gia.
- Chất béo: Chất béo không no bổ sung hằng ngày không được vượt quá 50% tổng năng lượng.
- Vitamin và khoáng chất: Tăng cường rau xanh và trái cây tươi, nhưng cần chú ý lựa chọn kỹ lưỡng nguồn rau củ quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Một số nguyên tắc khác người bệnh cần chú ý:
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung bằng nước lọc hoặc nước ép rau củ quả.
- Dùng dầu thực vật thay vì mỡ động vật.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa để cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng hơn.
- Hạn chế các món ăn chứa nhiều đường, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Nên kiêng thực phẩm muối chua và các đồ ăn chứa chất béo bão hòa.
- Tránh xa rượu bia, đồ uống có gas, có cồn và các chất kích thích
3.3. Vận động hợp lí
Bệnh nhân ung thư buồng trứng nên dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh. Nên lựa chọn các bộ môn vận động phù hợp với thể trạng của bản thân, ví dụ như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập yoga…
Tập luyện có tác dụng hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, tăng cường quá trình chuyển hóa. Đồng thời, vận động còn giúp duy trì tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng cho bệnh nhân.
Thực tế cho thấy hoạt động thể chất đúng cách còn góp phần làm giảm ảnh hưởng từ tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư. Những người chăm chỉ luyện tập cũng có tiên lượng sống tốt hơn so với các bệnh nhân vận động ít hoặc không vận động.
3.4. Chú ý đến các dấu hiệu bất thường sau điều trị
Mặc dù đã điều trị thành công, ung thư buồng trứng vẫn có khả năng tái phát. Vì thế, bệnh nhân rất cần chú ý đến sức khỏe của mình sau điều trị. Nếu cơ thể bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng đi kiểm tra, tầm soát ung thư để phát hiện sớm nếu bệnh tái phát.
Một số địa chỉ tầm soát ung thư chính xác bạn có thể tham khảo là bệnh viện Ung bướu Trung ương, bệnh viện Ung bướu Hà Nội hay bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.
3.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị GHV KSOL
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm GHV KSOL của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam để tăng sức chống chọi với bệnh tật, đồng thời tăng hiệu quả điều trị.
Sản phẩm GHV KSOL chứa Phức hệ Nano Extra XFGC bao gồm Xáo tam phân, Fucoidan sulfate hóa cao, Panax noto Ginseng (Tam thất), và Curcumine. Sản phẩm có công dụng:
- Bổ sung các chất chống oxi hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Bệnh nhân sau điều trị cũng có thể sử dụng sản phẩm GHV KSOL để tăng sức đề kháng, dự phòng ung thư buồng trứng tái phát.
Bài viết trên đây đã giải đáp các thắc mắc về tiên lượng cũng như cách kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Để được tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số tổng đài 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc hotline 0962 686 808.
XEM VIDEO: Người phụ nữ vực dậy sau hai lần đại phẫu ung thư – giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng