[Giải đáp] Bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không?
Nội dung bài viết
Bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không là vấn đề không chỉ người mắc bệnh mà cả những người thân, bạn bè của bệnh nhân rất quan tâm. Bởi có nhiều người nghe đến bệnh ung thư gan thường xa lánh người bệnh, thậm chí không dám ăn uống chung với người bệnh vì sợ bị lây nhiễm. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không nhé?
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Người bệnh ung thư gan nên ăn quả gì để tốt cho sức khỏe?
- Tìm hiểu phương pháp đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan
1. Hiểu đúng về bệnh ung thư gan
Chúng ta cần hiểu đúng về bệnh ung thư gan, bởi việc hiểu biết sai lầm và không đầy đủ về căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân người bệnh, mà còn với người nhà bệnh nhân ung thư. Rất nhiều người vì chưa hiểu đúng về bệnh nên khi thấy có người mắc ung thư gan thường tỏ ra sợ hãi, xa lánh.
Ung thư gan là một bệnh lý ác tính, thường tiến triển thầm lặng, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm và có tỷ lệ tử vong lại rất cao. Khi khối u ác tính còn nhỏ, bệnh nhân gần như không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào rõ ràng. Khi khối u gan đã lớn thì xuất hiện một số biểu hiện điển hình như: mệt mỏi, chướng bụng, chán ăn, sụt cân, đau ở hạ sườn phải…
Khi đã tiến triển ở giai đoạn muộn, những triệu chứng đã xuất hiện khá rõ như: đau dữ dội ở dưới sườn phải, bụng chướng, khối u xuất hiện nhiều, thể trạng gầy yếu, suy kiệt, vàng da, sốt, vàng da… Lúc này khả năng chữa trị sẽ rất nhiều khó khăn.
2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư gan
Cho đến hiện tại nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư gan vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Virus viêm gan: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh. Khi chúng xâm nhập vào gan sẽ gây nên tình trạng viêm gan cấp thoáng qua, sau đó chuyển thành viêm gan mạn tiến triển. Người mắc bệnh viêm gan mạn tiến triển chính là người mang virus viêm gan mạn tính gây 2 hậu quả là xơ gan toàn bộ và ung thư gan. Hai hậu quả này thường đi đôi với nhau hoặc có thể ung thư gan xuất hiện muộn hơn trên nền xơ gan.
- Nấm mốc gạo: Là một loại chủng nấm ở loại gạo, lạc, ngũ cốc bảo quản kém tiết ra chất độc Aflatoxin – chất này gây ung thư thực nghiệm.
- Rượu bia: Thường xuyên uống rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây xơ gan. Xơ gan do rượu bia chiếm khoảng 15% các trường hợp mắc ung thư tế bào gan (HCC).
- Một số yếu tố khác: Bệnh thừa sắt (hemochromatosis), bệnh viêm gan mạn tự miễn thể hoạt động và bệnh di truyền tyrosine huyết là nguyên nhân gây xơ gan, cũng như làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển HCC…
3. Bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không?
Vậy thực tế, bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không? Theo các chuyên gia, chưa có một bằng chứng nào về sự lây truyền của bệnh ung thư gan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc ăn uống chung, nói chuyện hay tiếp xúc với người bệnh sẽ không làm bạn bị lây nhiễm bệnh.
Theo như tìm hiểu về nguyên nhân ung thư gan, có thể thấy ung thư gan có thể do virus viêm gan B và viêm gan C gây nên. Chính vì thế, người bệnh ung thư gan do biến chứng từ viêm gan B hoặc viêm gan C có thể lây nhiễm virus cho người khác. Hai loại virus này lây nhiễm qua 3 đường đó là: đường máu, đường quan hệ tình dục và từ mẹ sang con khi mang thai.
Như vậy, ung thư gan do virus không thể truyền bệnh ung thư qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc chung thông thường, vì thế chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm chung sống với người bệnh ung thư gan mà không lo lây nhiễm.
4. Một số biện pháp phòng tránh bệnh ung thư gan
Không có biện pháp phòng ngừa ung thư gan tuyệt đối, tuy nhiên các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Phòng tránh viêm gan B: Để phòng tránh bệnh viêm gan B phương pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Bộ Y tế khuyến cáo trẻ em cần tiêm đủ 4 mũi vắc xin viêm gan B, người lớn cần tiêm đủ 2 mũi để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
- Phòng tránh viêm gan C: Hiện nay chưa có vắc xin phòng tránh viêm gan C. Do đó, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp tránh phơi nhiễm với virus bằng cách quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, không dùng chung các đồ vật dính máu của người khác, hạn chế tiếp xúc các chất dịch nhầy, đồ dùng sinh hoạt của người khác để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
- Điều trị tích cực nếu đã mắc bệnh mạn tính về gan: Việc điều trị tích cực sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, đồng thời giảm khả năng tiến triển đến ung thư gan – một biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh gan mạn tính.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, nâng cao sức đề kháng: Thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh cao như rượu, bia, thuốc lá… Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp lá gan khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng bằng cách luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể để tăng sức chống đỡ với các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
- Khám định kỳ, định lượng AFP: Các bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư gan như mắc bệnh gan mạn tính cần tiến hành đi khám định kỳ, định lượng AFP (alfa fetoprotein – dấu ấn ung thư gan nguyên phát) để sàng lọc nguy cơ mắc ung thư gan và được điều trị sớm nếu phát hiện ung thư gan.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được về bệnh ung thư gan, cũng như giải đáp được thắc mắc bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không. Căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, hãy quan tâm sức khoẻ của mình hơn để có thể nhận biết ra những bất thường khi ung thư chưa có biểu hiện.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng