Đau lâm râm bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?
Nội dung bài viết
Đau lâm râm bụng dưới bên trái có thể khiến nhiều người bệnh khó chịu mà không biết nguyên nhân do đâu. Vậy nên, qua bài viết này GHV KSol sẽ gửi tới bạn đọc các nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng đau lâm râm bụng dưới bên trái.
XEM THÊM:
- Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
- Liệu bạn đã biết cách chữa đau bụng trên rốn tại nhà hiệu quả hay chưa?
- Đau nhói bụng dưới phía bên phải là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân gây đau lâm râm bụng dưới bên trái
Khu vực từ rốn đến xương chậu được xác định là vùng bụng dưới bên trái. Phần bụng dưới bên trái cấu tạo từ các cơ, mỡ, các mô liên kết và bao gồm các cơ quan đó là phần cuối của đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Do đó, cảm giác đau lâm râm bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý sau:
1.1. Do các bệnh lý ở hệ tiêu hóa
Khi hệ tiêu hóa có vấn đề cũng thường gây ra biểu hiện đau lâm râm bụng dưới bên trái. Có thể kể đến các tình trạng liên quan đến hệ tiêu hóa như là:
Rối loạn tiêu hóa:
Có thể là tình trạng táo bón nặng do dùng thuốc hoặc thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống hoặc tiêu chảy. Với trường hợp này, người bệnh thường cảm thấy đau bụng âm ỉ ở vùng bụng dưới bên trái. Nhưng đôi khi cũng có thể là đau dữ dội thành từng cơn. Bên cạnh đó người bệnh còn có thể có thêm cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu…
Viêm đường ruột:
Các bệnh viêm ruột có thể gây ra tình trạng này đó là viêm loét đại tràng, viêm ruột già, bệnh Crohn.
Trong đó viêm đại tràng có ảnh hưởng lớn trực tràng. Có tới 95% số ca bị viêm loét đại tràng gây tổn thương trực tràng và 20% lan rộng ra toàn bộ đại tràng. Khi bị bệnh, phần lớn người bệnh đều sẽ thấy đau ở vùng bụng dưới bên trái với mức độ thay đổi, lúc âm ỉ lúc lại đau quặn dữ dội.
Cùng với đó là cảm giác muốn đi đại tiện, khi đi ngoài có thể thấy phân lỏng và lẫn máu. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác như sốt nhẹ, thiếu máu, huyết áp thay đổi bất thường, mệt mỏi, chán ăn…
Viêm túi thừa cấp
Khi mắc bệnh này, người bệnh thường sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhói bụng dưới bên trái. Đây là bệnh lý có liên quan đến tình trạng viêm nhiễm các túi thừa nằm ở ngoài thành ruột kết. Khi bị bệnh ngoài triệu chứng đau bụng dưới bên trái thì còn kèm theo các biểu hiện khác như nôn mửa, sốt, buồn nôn, táo bón…
Thoát vị bẹn nghẹt
Thoát vị bẹn nghẹt là tình trạng có một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu đến nuôi dưỡng.
1.2. Do các bệnh lý hệ sinh sản
Đau lâm râm bụng dưới bên trái có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hệ sinh sản ở cả nam giới và nữ giới.
Đối với nữ giới khi gặp một số vấn đề sức khỏe sau thì có thể xuất hiện tình trạng đau bụng dưới bên trái đó là:
- Lạc nội mạc tử cung.
- Bị sảy thai.
- Mang thai ở ngoài tử cung.
- U xơ tử cung.
- U nang buồng trứng.
Với nam giới thì dấu hiệu này ít liên quan đến vấn đề sinh sản hơn phụ nữ nhưng vẫn có thể là triệu chứng của các bệnh sau:
- Viêm hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt
- Tinh hoàn bị xoắn.
- Viêm hoặc nhiễm trùng túi tinh.
1.3. Do vấn đề ở hệ bài tiết
Hệ bài tiết có vấn đề cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái và có thể cảnh báo một trong những bệnh lý sau:
Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là hiện tượng có sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Tình trạng này xảy ra khi các chất khoáng, chất cặn trong nước tiểu tạo thành những viên sỏi rắn.
Các cơn đau do sỏi tiết niệu gây ra không chỉ xuất hiện ở bụng dưới mà còn có thể lan đến lưng giữa. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng khác như đi tiểu buốt và ra máu, buồn nôn, nôn mửa…
Nhiễm trùng đường niệu
Nhiễm trùng đường niệu cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng vùng bụng dưới bên trái xuất hiện cơn đau đột ngột. Không những thế, các cơn đau này còn có thể lan đến các xương sườn nằm ở vùng lưng dưới hoặc ở trung tâm của lưng. Kèm theo đó là các dấu hiệu tiểu tiện đau buốt và số lần tiểu tiện tăng nhiều lên.
Viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở bàng quang với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.
Người bị bệnh này không chỉ bị đau âm ỉ hoặc đau quặn vùng bụng dưới bên trái mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như là tiểu vàng đục, tiểu buốt, đi tiểu nhiều và đôi khi tiểu có máu…
1.5. Các nguyên nhân khác gây đau lâm râm bụng dưới bên trái
Ngoài các nguyên nhân phổ biến đã kể trên, đau bụng dưới bên trái còn có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác dưới đây:
- Do các khối máu tụ hoặc vết bầm ở các cơ trong thành bụng gây ra.
- Những vấn đề liên quan đến hệ tuần hoàn như phình động mạch chủ bụng cũng gây ra cơn đau bên dưới bụng trái.
- Tình trạng xuất hiện cục máu đông hoặc viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái cũng có thể là nguyên nhân.
2. Khi bị đau lâm râm bụng dưới bên trái cần phải làm gì?
Khi bụng dưới bên trái bị đau lâm râm nhiều ngày thì người bệnh không nên chủ quan và càng không nên tự ý mua thuốc về điều trị vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Việc tốt nhất nên làm lúc này là đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Một số lời khuyên hữu ích cho bạn lúc này đó là:
2.1. Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên nghiệp càng sớm càng tốt
Vì đau lâm râm bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu gặp ở nhiều bệnh lý nên để có kết quả chính xác cụ thể nhất thì người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Sau khi hỏi khám lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm kiểm tra như nội soi dạ dày đại tràng, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu…
Thông qua việc khám trực tiếp và thực hiện đầy đủ xét nghiệm cần thiết mới sẽ giúp bác sĩ không bỏ sót hoặc kết luận sai bệnh.
2.2. Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định
Dựa vào kết quả chẩn đoán thu được, bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị thích hợp cho người bệnh. Tuân thủ thực hiện theo đúng đơn thuốc của bác sĩ sẽ giúp giải quyết các cơn đau bụng bên trái và giảm bớt dần triệu chứng khác. Do đó, người bệnh không được tự ý tăng giảm liều lượng hoặc kết hợp với thuốc ngoài phác đồ. Đồng thời đừng quên kết hợp với chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện hợp lý để giúp hệ cơ quan bị tổn thương sớm được khôi phục.
2.3. Một số mẹo dân gian khắc phục tình trạng đau lâm râm bụng dưới bên trái
Trong dân gian có lưu truyền từ lâu đời một số mẹo có thể giúp giảm bớt cơn đau lâm râm ở bụng dưới bên trái, đó là:
Sử dụng gừng tươi
Có tính ấm nên gừng sẽ giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn. Do đó, khi bị cơn đau bụng gây khó chịu thì bạn hãy thử pha một cốc trà gừng và thưởng thức ngay khi còn nóng để giúp làm ấm bụng và giảm đau hiệu quả.
Sử dụng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu thiên nhiên lành tính và rất an toàn cho người dùng và có khả năng giảm đau nhanh, hiệu quả. Bạn chỉ cần pha một chút mật ong cùng với nước ấm, khuấy đều lên rồi thưởng thức sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau khá tốt.
Dùng lá ổi
Lấy một ít búp ổi non đem đi rửa sạch rồi sao nóng với muối. Sau đó mang búp ổi đi sắc cùng với 1 củ gừng đã nướng trong khoảng 15 phút để lấy nước. Mỗi ngày uống nước lá ổi 2 lần để khắc phục tình trạng đau ở bụng dưới bên trái hiệu quả.
Kết hợp lá bạc hà với gừng và tỏi
Theo y học cổ truyền thì cả 3 dược liệu này đều có tính ấm, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và giảm bớt cơn đau bụng. Cách làm rất đơn giản, người bệnh chỉ cần chuẩn bị 3 nguyên liệu kể trên rồi đem đi xay nhuyễn. Sau đó, pha vào nước ấm và nên uống ngày 2 lần.
2.4. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng và lối sống cũng giữ vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của người bệnh bị đau vùng bụng dưới bên trái. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho người bệnh:
- Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây và thực phẩm chứa nhiều omega-3
- Giảm bớt các món chiên xù, xào nấu nhiều dầu mỡ trong bữa ăn hằng ngày
- Hạn chế các món ăn có nhiều gia vị cay nóng, món muối chua như dưa góp, cà pháo, kim chi,..
- Không uống bia rượu, hút thuốc lá hay dùng các chất kích thích khác.
- Có chế độ ăn uống điều độ, chia thành bữa nhỏ để dạ dày có thời gian nghỉ ngơi, không bị quá tải.
- Rèn luyện, tập thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục, đúng cách để tránh viêm nhiễm đường tiết niệu.
3. Cách phòng tránh đau lâm râm bụng dưới bên trái hiệu quả
3.1. Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày
Không chỉ trong quá trình điều trị bệnh mà kể cả khi sức khỏe bình thường thì bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày đề phòng ngừa các cơn đau bụng và các bệnh lý khác:
- Không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, các loại nước uống có ga, đồ cay nóng, dầu mỡ.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất… như các loại rau xanh, các loại hoa quả tươi.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, điều độ, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn tái, sống hay chưa chế biến kỹ.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
- Không nên bỏ bữa, nên cố định khung giờ ăn hàng ngày.
- Tăng cường uống nước, đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
3.2. Về chế độ sinh hoạt, luyện tập
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý thì chế độ sinh hoạt, tập luyện khoa học cũng là một cách ngăn ngừa, hạn chế tình trạng đau bụng dưới bên trái. Một số lời khuyên cho bạn như sau:
- Hạn chế thức khuya, ngủ không đủ hoặc làm việc quá sức.
- Tránh tâm lý căng thẳng, áp lực, mệt mỏi kéo dài.
- Tập thể dục, thể thao điều độ hàng ngày tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hiện tượng đau lâm râm bụng dưới bên trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu như người bệnh chủ quan. Do đó, GHV KSol hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc nâng cao được nhận thức và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng