Giải mã: Phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Rất nhiều phụ nữ thắc mắc 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không. Bởi vì một số lý do nào đó nên không tiêm vaccine ngừa HPV trong độ tuổi được khuyến cáo. Vậy để giải đáp câu hỏi phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không, hãy theo dõi bài viết sau của GHV KSol.

XEM THÊM:

1. Bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung phát triển một cách bất thường, hình thành nên các khối u trong cổ tử cung và có thể xâm lấn sang khu vực xung quanh, các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân gây ra bệnh này chủ yếu là do các chủng virus HPV. Có tới 99% số ca bệnh là do nhiễm loại virus này. Theo các kết quả các nghiên cứu cho thấy có hơn 140 chủng virus HPV trong đó có 40 chủng là nguyên nhân gây các bệnh lý ở cơ quan sinh dục.

Và hai chủng virus HPV nguy hiểm nhất là 16 và 18 được xem là nguy hiểm nhất vì có khả năng nhiễm sâu vào cổ tử cung và gây các bệnh lý nguy hiểm như ung thư âm đạo, ung thư dương vật, ung thư hậu môn

Mỗi người có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời và khoảng 50% trong số đó nhiễm HPV chủng 16 và 18.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung đó là:

  • Người đã từng nhiễm virus HPV.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ quá sớm hoặc quan hệ tình dục với nhiều người.
  • Có thói quen hút thuốc lá.
  • Uống thuốc tránh thai trong thời gian dài.
  • Sinh con quá sớm hoặc mang thai nhiều lần.
  • Tiền sử gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung.
  • Bị cách bệnh suy giảm hệ miễn dịch, HIV.

Khi cơ thể nhiễm HPV, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại sự lây nhiễm này. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nhiễm HPV với nguy cơ cao, sự phòng vệ của cơ thể có thể sẽ không diễn ra thành công, dẫn đến tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.

Do đó, theo khuyến cáo từ Bộ Y Tế có 3 phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả đó là:

  • Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần. 

Ung thư cổ tử cung có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện ra bệnh kịp thời. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ quan sinh dục cũng như ung thư cổ tử cung, bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ thì nên thực hiện tầm soát và tiêm vaccine ngừa HPV. Vậy độ tuổi thích hợp để tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả cao là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở tiếp sau đây.

35-tuoi-co-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-duoc-khong
Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi độ tuổi

2. Độ tuổi thích hợp tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, độ tuổi để tiêm vắc xin ngừa HPV thích hợp nhất là từ 9 – 26 tuổi. Có nhiều người sợ rằng tiêm vaccine HPV ở thời điểm 9 tuổi là quá sớm. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh vì nếu tiêm ngừa càng muộn, hiệu quả sẽ càng không cao, nhất là sau khi đã quan hệ tình dục. Do đó, việc tiêm ngừa vaccine được thực hiện càng sớm thì càng tốt, đem lại hiệu quả càng cao.

3. Vậy phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

Mặc dù vaccine phòng HPV có hiệu quả nhất khi tiêm ở khoảng 9-26 tuổi nhưng không có nghĩa là những người trên 26 tuổi trở lên không thể tiêm loại vaccine này. Do đó, câu trả lời cho thắc mắc phụ nữ 35 tuổi có thể tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không đó là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine sẽ không cao bằng độ tuổi được khuyến cáo.

Với phụ nữ 35 tuổi nếu có nhu cầu tiêm vaccine phòng HPV thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn, đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bạn xem có nên tiêm ngừa hay không. Mục đích để việc tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ 35 tuổi đạt được hiệu quả cao nhất có thể cũng như giảm thiểu những tác dụng không mong muốn và những nguy hiểm đến sức khỏe.

35-tuoi-co-tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-duoc-khong-1
Phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không?

4. Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả trong bao lâu?

Sau khi hoàn thành đầy đủ các mũi tiêm ngừa HPV, hiệu quả miễn dịch đem lại cho cơ thể có thể lên tới 30 năm. Có thể thấy khoảng thời gian có hiệu quả của vaccine ngừa ung thư cổ tử cung là tương đối dài.

Tuy nhiên, cần lưu ý một điều đó là thời gian có hiệu quả của vaccine ngừa HPV sẽ thay đổi khác nhau ở mỗi người. Đó là do còn phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và môi trường sống của người tiêm nên vaccine sẽ phát huy hiệu quả không giống nhau.

Bên cạnh đó, vaccine chỉ có thể phòng ngừa được một số chủng HPV nhất định. Do đó. mặc dù đã tiêm phòng nhưng chị em vẫn nên thường xuyên chú ý sức khỏe, đi khám sàng lọc sức khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện và có hướng xử lý bệnh kịp thời.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, kể cả khi đã tiêm vaccine phòng ngừa HPV thì phụ nữ vẫn nên đi xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm 1 lần.

5. Một số điểm cần lưu ý khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Để việc tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả cao và an toàn thì chị em cần nằm được một số lưu ý quan trọng sau đây:

5.1. Để được tiêm vaccine HPV cần những điều kiện gì?

Các điều kiện cần được đáp ứng khi bạn có mong muốn tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung đó là:

  • Có tình trạng sức khỏe tốt.
  • Trước khi bắt đầu tiêm vaccine HPV mũi đầu tiên 4 tuần không nên chích ngừa bất cứ loại vaccine nào khác. Bên cạnh đó cũng không sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống thải ghép, thuốc ức chế miễn dịch…

5.2. Liệu trình tiêm vaccine HPV như thế nào?

Hiện nay, có 2 loại vaccine HPV được sử dụng đó là là vắc xin Gardasil và vaccine Cervarix. Cả hai loại vaccine này đều cần tiêm đủ 3 mũi mới mang lại hiệu quả cao nhất. Do đó, bạn nên tuân thủ khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ và sắp xếp thời gian đi tiêm phòng đầy đủ các mũi để giúp vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất.

5.3. Những đối tượng không được tiêm vaccine phòng ngừa ung thư cổ tư cung

Một số đối tượng sau đây sẽ không được tiêm vaccine HPV đó là:

  • Người đang mắc các bệnh lý cấp tính.
  • Cơ địa mẫn cảm với nấm men hoặc bất kỳ thành phần nào trong vaccine.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hay đang cho con bú hoặc có kế hoạch có thai trong 6 tháng tới. Trong trường hợp đang trong giai đoạn tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung nhưng phát hiện có thai, thì bạn nên thông báo cho bác sĩ và dừng các mũi tiêm tiếp theo cho đến khi sinh con mới tiếp tục thực hiện tiêm ngừa. Các mũi tiêm tiếp theo cần nằm trong thời gian cho phép là 2 năm.

5.4. Một số lưu ý khác khi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung

Bên cạnh những điều trên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề trước và sau khi tiêm vắc xin ngừa HPV để đảm bảo an toàn như sau:

  • Với phụ nữ đã quan hệ tình dục thì nên thực hiện khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi đăng ký tiêm vaccine HPV.
  • Tiêm đầy đủ số mũi tiêm theo yêu cầu của bác sĩ. Nếu các mũi kế tiếp bị muộn thời gian so với mũi tiêm đầu thì cần tiêm bổ sung sớm nhất có thể để không phải tiêm lại từ mũi đầu tiên.
  • Một số phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine có thể xảy ra như đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm, nổi mẩn quanh vết tiêm và cảm giác hơi ngứa, nóng, sốt, ớn lạnh khó thở… Khi có các biểu hiện là này thì phải thông báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không và một số lưu ý xung quanh vấn đề này. Hy vọng bạn đọc đã tìm được cho mình câu trả lời chính xác để góp phần bảo vệ sức khỏe của bạn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7