[Giải đáp] Phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là thắc mắc của không ít người đang mắc phải căn bệnh này. Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi bị dạ dày suy giảm chức năng, làm cho những chất chứa bên trong trào ngược trở lại thực quản. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Vậy phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này. 

XEM THÊM:

1. Khi nào cần phẫu thuật trào ngược dạ dày?

Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng ợ nóng và các triệu chứng khác. Triệu chứng nhẹ hoặc trung bình có thể được cải thiện bằng các biện pháp thay đổi lối sống sinh hoạt hoặc chế độ dinh dưỡng và điều trị bằng một số loại thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, trong trường hợp khi sử dụng thuốc và việc thay đổi phong cách sống không mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Lúc này bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng mà bệnh gây ra. Phương pháp phẫu thuật thường được khuyến nghị để cải thiện các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng có nguy cơ biến cao, gây tổn thương đến chức năng của thực quản.

Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thường tập trung vào việc sửa chữa hoặc thay thế van ở đáy thực quản để giữ axit không di chuyển ngược lên thực quản. Van này được gọi là cơ thắt thực quản dưới, có tên khoa học là LES. LES bị yếu hoặc hỏng sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

phau-thuat-trao-nguoc-da-day-co-nguy-hiem-khong
Phẫu thuật trào ngược dạ dày khi điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống không đem lại hiệu quả

2. Những trường hợp nên và không nên phẫu thuật trào ngược dạ dày

Phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của tình bệnh nhân. 

Những trường hợp nên tiến hành phẫu thuật:

  • Người bị bệnh trào ngược dạ dày mãn tính và đã chuyển sang giai đoạn nặng.
  • Người bệnh đã dùng thuốc trị trào ngược dạ dày trên 6 tháng theo đúng phác đồ nhưng không có hiệu quả, triệu chứng của bệnh không thuyên giảm.
  • Bệnh nhân đang chịu nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc dùng điều trị trào ngược.
  • Trường hợp bệnh nhân lớn tuổi không muốn sống chung với các thuốc điều trị trào ngược.

Những trường hợp không nên phẫu thuật:

  • Những người có nhiều bệnh lý hoặc thường xuyên ốm đau, không đủ sức để chịu đựng phẫu thuật.
  • Người bị ung thư thực quản.
  • Người bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, có thể dùng thuốc để điều trị dứt điểm bệnh.
  • Cổ chướng.
  • Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn.
  • Nhiễm khuẩn thành bụng.
  • Rối loạn đông máu.

XEM THÊM >>>Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần ghi nhớ gấp

3. Ưu và nhược điểm của phẫu thuật trào ngược dạ dày 

 Ưu điểm khi phẫu thuật trào ngược dạ dày:

  • Tránh sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày dài hạn, có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
  • Ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Nhược điểm khi phẫu thuật trào ngược dạ dày:

  • Lựa chọn phẫu thuật bằng phương pháp càng hiện đại thì chi phí càng cao, càng tốn kém.
  • Sau phẫu thuật có thể xuất hiện một số biến chứng như: hẹp thực quản, viêm phúc mạc dạ dày, tái phát trào ngược…
  • Thời gian nghỉ ngơi dài (khoảng 6 tuần) sau phẫu thuật để mới có thể làm việc, sinh hoạt bình thường.

4. Phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Bằng việc thử nghiệm so sánh hiệu quả giữa điều trị bằng thuốc với phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày, các nhà chuyên môn đã thấy rằng điều trị bằng phương pháp này sẽ đem lại kết quả tốt hơn trong việc cải thiện triệu chứng. Mục tiêu chính của phẫu thuật là củng cố lại hàng rào chống trào ngược mà vẫn không gây ra quá nhiều tác dụng phụ như khi dùng thuốc kéo dài. Thường thì sau khi phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 6 tuần trước khi quay trở lại làm việc.

Với các kĩ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, thì phẫu thuật trào ngược dạ dày được đánh giá là có độ an toàn tương đối cao. Thế nhưng vẫn có thể xảy ra một số biến chứng sau khi phẫu thuật, bao gồm:

  • Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Biến chứng tràn khí màng phổi, viêm phổi.
  • Gặp phải chứng khó nuốt.
  • Gặp tình trạng ợ chua, đầy hơi.
  • Chấn thương dạ dày.

Các biến chứng gặp phải có thể ở mức độ nhẹ hoặc nặng và được cải thiện bằng cách ăn kiêng một thời gian hoặc sử dụng thuốc. Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào sau phẫu thuật thì nên thông báo với bác sĩ ngay để có biện pháp xử trí kịp thời.

phau-thuat-trao-nguoc-da-day-co-nguy-hiem-khong-1
Phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

5. Các phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản

Trước khi tiến hành phẫu thuật người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra các cơ quan trong thực quản để xác định mức độ tổn thương. Sau đó, tùy thuộc vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp như:

5.1. Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản (Fundoplication)

Phẫu thuật Fundoplication là phẫu thuật tiêu chuẩn khi điều trị trào ngược dạ dày. Phương pháp này có thể giúp thắt chặt và phục hồi chức năng của cơ thắt thực quản dưới (LES). Bên cạnh đó, phần trên của dạ dày sẽ được quấn quanh bên ngoài thực quản để tăng cường hoạt động và chức năng cơ thắt.

Phẫu thuật khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản có thể được thực hiện như một phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thường được sử dụng phổ biến hơn, bởi thời gian hồi phục nhanh và ít biến chứng hơn.

5.2. Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF)

Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF) là phẫu thuật tạo ra một rào cản giữa dạ dày và thực quản. Rào cản này sẽ có tác dụng ngăn tình trạng trào ngược axit dạ dày vào thực quản.

Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi không cần thực hiện một vết mổ lớn. Bác sĩ sẽ đưa một thiết bị được gọi là EsophyX vào miệng của người bệnh nhằm tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Các nếp gấp này có thể sẽ tạo thành một van thực quản mới để ngăn ngừa tình trạng trào ngược.

5.3. Thủ thuật Stretta

Thủ thuật Stretta được thực hiện thông qua một ống nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành luồn ống nội soi với một điện cực ở đầu vào thực quản. Điện cực này sẽ làm nóng mô thực quản và tạo ra các vết cắt nhỏ ở đáy thực quản. Các vết cắt này sẽ hình thành các mô sẹo trong thực quản và ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng gây ra trào ngược. Bên cạnh đó, các mô sẹo này cũng có thể tăng cường sức mạnh và chức năng của các cơ xung quanh.

Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi dạ dày tương đối đơn giản, dễ thực hiện và có hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản cho người bệnh. Tuy nhiên, thủ tục này vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu về hiệu quả lâu dài và khả năng tái phát trong tương lai.

5.4. Phẫu thuật khâu nội soi sử dụng hệ thống

Phương pháp này sử dụng máy nội soi thuộc hệ thống Bard EndoCinch để tạo thành các nếp gấp tại cơ co thắt thực quản dưới (LES) để tăng cường chức năng của LES. Mặc dù phẫu thuật khâu nội soi sử dụng hệ thống Bard EndoCinch không quá phổ biến, tuy nhiên người bệnh có thể thảo luận với bác sĩ về hiệu quả và rủi ro khi thực hiện.

5.5. Phẫu thuật tăng cường cơ vòng thực quản dưới Linx

Phương pháp phẫu thuật này được thực hiện thông qua một thiết bị đặc biệt gọi là Linx. Đây là phẫu thuật sử dụng các vòng hạt Titan từ tính nhỏ, quấn quanh cơ co thắt thực quản và tăng cường chức năng cơ vòng thực quản dưới.

Hơn nữa, các hạt Titan được từ hóa có thể di chuyển cùng nhau để tạo ra một lỗ ở dạ dày trong khi đóng thực quản lại. Điều này giúp thức ăn có thể di chuyển một cách bình thường và ngăn ngừa tình trạng trào ngược axit tốt hơn.

Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu nên có thời gian phục hồi tương đối ngắn so với phẫu thuật mở truyền thống, đồng thời cũng ít gây đau và mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng tương đối tốt.

XEM THÊM >>> Cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật

6. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật cần được nghỉ ngơi hợp lý để sức khỏe nhanh chóng phục hồi. Người chăm sóc cần thực hiện chế độ ăn lỏng cho bệnh nhân trong những ngày đầu, sau đó chuyển dần sang ăn thức ăn mềm, dễ nuốt hơn trong những tuần tiếp theo.

Các món mà bệnh nhân sau phẫu thuật nên ăn như cháo loãng, canh, sữa, nước ép trái cây, phở mềm, thức ăn xay nhuyễn… Trong trường hợp bệnh nhân không thể ăn được thì cần dùng đến phương pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Đồng thời, bệnh nhân cần thực hiện lối sống lành mạnh để tránh tái phát về sau như:

  • Tránh ăn các thực phẩm, đồ uống có tính acid như cam, bưởi chua, chanh, xoài chua…
  • Tránh sử dụng rượu bia, không hút thuốc, hạn chế uống cà phê, tuyệt đối không dùng các chất kích thích.
  • Không ăn thức ăn chua cay, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Cần ăn uống đúng giờ, ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều một lúc, không được nhịn bữa sáng, không ăn đêm.
  • Cần ngủ đủ giấc và kê đầu cao khi ngủ.
  • Luôn giữ tâm trạng thoải mái.
  • Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng thường xuyên.

Trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ. Nếu có vấn đề bất thường, người nhà cần liên lạc với bác sĩ để có biện pháp kịp thời và khắc phục những biến chứng hậu phẫu.

Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã phần nào giải đáp được thắc mắc “Phẫu thuật trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?”, cũng như các phương pháp phẫu thuật và cách chăm sóc tốt nhất. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về lợi ích và rủi ro khi phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày, để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình. 

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL da day
GHV KSOL

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO:Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7