Giải đáp: Viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Nội dung bài viết
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc, vậy viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không? Vấn đề này sẽ được các chuyên gia của GHV KSol giải đáp trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Người bị viêm gan B nên kiêng gì và nên ăn gì?
- Giải mã: Bệnh nhân ung thư gan có nên ăn hải sản hay không?
1. Định nghĩa viêm gan B là gì?
Viêm gan B hay còn có tên gọi khác là viêm gan siêu vi B là một căn bệnh do virus viêm gan B (viết tắt là HBV) gây ra. Đây được xem là bệnh viêm gan siêu vi nghiêm trọng nhất và là một vấn đề quan tâm của nền y tế toàn cầu.
Khi bị nhiễm loại virus này, virus sẽ tấn công gan làm cho người bệnh sẽ bị nhiễm trùng gan nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, virus viêm gan B tồn tại lâu trong máu sẽ trở thành các bệnh mạn tính nguy hiểm, điển hình là xơ gan và ung thư gan,…
Hiện nay, viêm gan B chưa có thuốc để chữa khỏi hoàn toàn. Các phác đồ điều trị chỉ có thể ngăn ngừa sự nhân lên của virus viêm gan B và ngăn chặn nguy cơ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, người mắc bệnh viêm gan B sẽ phải chấp nhận thời gian điều trị kéo dài, thậm chí đến vài chục năm hoặc điều trị cả đời.
2. Viêm gan B có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Viêm gan B có con đường lây nhiễm giống với virus HIV, nhưng khả năng lây lan của HBV cao gấp 50-100 lần so với virus HIV nếu không có các biện pháp phòng ngừa.
Lây khi tiếp xúc qua đường máu
Nếu bạn bị máu hoặc chất dịch của người mắc viêm gan B xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hở hoặc qua các vật dụng cá nhân như: kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, các dụng cụ xăm mình hoặc xỏ khuyên,… thì bạn rất dễ có nguy cơ nhiễm virus.
Thêm vào đó, virus viêm gan B sống rất dai và có khả năng sống trong máu khô nhiều ngày nên khiến khả năng lây bệnh càng cao hơn.
Lây qua đường quan hệ tình dục
Bạn có thể lây nhiễm virus viêm gan B từ người bệnh nếu như quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
Lây từ mẹ sang con
Nếu người mẹ mắc viêm gan B khi sinh con thì em bé cũng rất dễ có nguy cơ mắc bệnh ngay từ khi sinh ra do phải tiếp xúc với các chất dịch trong cơ thể người mẹ.
Theo một số thống kê, nếu người mẹ khi mắc virus viêm gan B mạn tính thì có đến 90% trẻ sinh ra có khả năng bị nhiễm trùng mạn tính do lây truyền HBV từ người mẹ. Theo nghiên cứu này, có đến 10% phụ nữ trên thế giới mang thai đã nhiễm phải loại virus này và mỗi năm sẽ có hơn 50.000 trẻ sơ sinh nhiễm HBV mạn tính ngay từ khi mới chào đời.
Virus viêm gan B có khả năng lây lan cao hơn những loại virus khác do chúng có khả năng sống dai hơn rất nhiều. Ở điều kiện bình thường, HBV có thể sống được 1 tháng và vẫn có khả năng lây nhiễm sang cho người khác, trong khi virus HIV không thể tồn tại lâu khi đã ra ngoài cơ thể và không có khả năng lây nhiễm khi ở ngoài tự nhiên.
Virus HBV chỉ có thể tiêu diệt được bằng cách đun sôi chúng ở nhiệt độ 1000 độ C liên tục trong vòng 30 phút.
3. Chẩn đoán viêm gan B như thế nào?
Nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng thì rất khó có thể xác định một người bệnh có mắc viêm gan B hay không. Vì vậy, các bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm dưới đây để xác định người đấy có bị viêm gan B hay không. Cụ thể là:
- Xét nghiệm HBsAg: HBsAg chính là một loại kháng nguyên trên bề mặt của virus viêm gan B. Nếu kết quả cho thấy HBsAg (+) nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm virus viêm gan B.
- Xét nghiệm Anti-HBs: Đây là một xét nghiệm để kiểm tra xem khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B. Nếu một người đã được tiêm ngừa hoặc đã bị nhiễm virus viêm gan B và khỏi bệnh và cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại virus và xét nghiệm anti-HBs sẽ cho kết quả dương tính. Nếu nồng độ Anti-HBs >10mUI/ml được xem là có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus viêm gan B.
Trên đây là 2 loại xét nghiệm chắc chắn phải có để chẩn đoán viêm gan B và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể đối với virus này. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác gồm xét nghiệm men gan AST, ALT, xét nghiệm HBeAg, Anti-HBe, hoặc Anti-HBc,… để đánh giá chức năng gan, tải lượng virus hoặc khả năng nhân lên của virus.., từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
4. Điều trị viêm gan B như thế nào nếu bị nhiễm?
Đối với viêm gan B cấp tính
Chủ yếu là thực hiện các biện pháp hỗ trợ
- Nếu bạn bị viêm gan B thể cấp tính thì bạn không cần sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân chỉ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời kỳ có các triệu chứng lâm sàng.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết.
- Hạn chế chất béo, ăn ít muối, kiêng rượu bia và cũng như tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
- Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi, thải lọc các chất độc hại.
- Khi khỏi bệnh viêm gan B cấp tính người bệnh vẫn cần phải duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bảo vệ gan, tránh tái nhiễm lại.
Đối với viêm gan B mạn tính
Để điều trị viêm gan B mãn tính bạn phải sử dụng thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B. Bạn tuyệt đối phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh tạo ra các chủng virus đề kháng thuốc, làm lượng virus lại nhân lên. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm gan B mãn tính là:
- Thuốc Tenofovir (TDF) 300mg/ngày hoặc entecavir (ETV) 0,5mg/ngày.
- Thuốc Lamivudin (LAM) 100mg/ngày sử dụng cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc dùng cho phụ nữ mang thai.
- Ngoài ra, Adefovir (ADV) cũng được dùng phối hợp với lamivudine khi có tình trạng kháng thuốc
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng thuốc tiêm interferon, để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập cơ thể. Hiện nay có 2 loại thuốc tiêm interferon sau:
- Interferon alpha dùng dùng để tiêm dưới da 3-5 lần/tuần.
- Peg-interferon alpha dùng để tiêm dưới da 1 lần/tuần.
Liệu trình điều trị kéo dài đối với bệnh nhân viêm gan B là từ 6-12 tháng. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời.
XEM THÊM >>> Ung thư gan có nên phẫu thuật không? Khi nào nên phẫu thuật
5. Phòng ngừa truyền nhiễm viêm gan B như thế nào?
Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B được coi là phương pháp phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất. Nếu tình trạng của bạn đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì lúc này chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể.
Tổ chức WHO khuyến cáo, cần tiêm vacxin phòng viêm gan B liều đầu tiên càng sớm càng tốt: tốt nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, tiếp theo là 2 hoặc 3 liều với khoảng thời gian cách nhau ít nhất là khoảng 4 tuần.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý một số điều sau để có thể tham khảo thêm một số cách để phòng tránh viêm gan B như sau:
- Quan hệ tình dục thủy chung với một bạn tình, nên sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm virus viêm gan B.
- Nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để chắc chắn không bị nhiễm bệnh.
- Trước khi có ý định có con thì cả hai vợ chồng bạn nên đi kiểm tra để xác định xem có bị nhiễm viêm gan B không.
- Thai phụ cũng nên thăm khám định kỳ viêm gan B trong suốt quá trình mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
- Băng kín các vết thương hở nếu bị thương để tránh bị lây nhiễm virus viêm gan B.
- Tuyệt đối không nên dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai, chỉ dùng bơm kim tiêm mới và đã được khử khuẩn.
- Không tiếp xúc trực tiếp với máu và các vết thương hở, cũng như chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.
- Tuyệt đối không nên xăm hình, làm răng, châm cứu, xăm mắt và xăm môi…tại những cơ sở không uy tín và không an toàn.
- Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như: bàn chải đánh răng, kìm bấm móng hoặc dao cạo râu…
- Các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ cách phòng tránh viêm gan B từ khi còn bé để tránh nguy cơ bị lây nhiễm.
Trên đây là bài viết về viêm gan b có phải là bệnh truyền nhiễm không? Bất kì ai cũng có thể lây nhiễm viêm gan B, vì vậy bạn hãy tiêm vắc-xin và có các biện pháp phòng tránh trên đây để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng