Đau hậu môn khi đến tháng là bệnh gì? Cách nào để hạn chế cơn đau?

Đau hậu môn khi đến tháng là tình trạng mà không ít chị em mắc phải. Nó không chỉ khiến chị em mệt mỏi, khó chịu mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ. GHV KSol sẽ giải đáp đau hậu môn khi đến tháng là bệnh gì và cách hạn chế cơn đau qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Đau hậu môn khi đến tháng là bệnh gì?

Đau hậu môn là triệu chứng chị em cảm thấy đau buốt ở khu vực hậu môn khi bị hành kinh, tình trạng xuất hiện cả khi đi đại tiện hay đi đứng thông thường. Tùy từng trường hợp mà cơn đau chỉ xuất hiện khi có hành kinh hoặc đau âm ỉ sau đó.

Có nhiều chị em thắc mắc tại sao lại có hiện tượng đau hậu môn khi đến tháng. Theo các chuyên gia, câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở bởi khi đến tháng thì phần lớn chị em bị đau bụng hoặc đau lưng, tại sao lại gặp hiện tượng đau hậu môn trong thời kỳ này.

dau-hau-mon-khi-den-thang
Đau hậu môn khi đến tháng gây nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ

Trường hợp đau hậu môn khi đến tháng mà không có triệu chứng

Nếu các chị em chỉ cảm thấy đau ở hậu môn trong những ngày hành kinh mà không có những triệu chứng khác đi kèm như chảy máu hậu môn, sưng tấy thì không cần quá lo lắng. Bởi đây có thể do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi trong kỳ kinh, khiến cho các cơ quan vùng chậu, vùng hậu môn – trực tràng bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng đau hậu môn khi đi vệ sinh.

Trường hợp đau hậu môn khi đến tháng có triệu chứng

Nếu các chị em bị đau hậu môn trong thời kỳ “đèn đỏ” kèm với hiện tượng sưng tấy, ngứa ngáy, chảy máu hậu môn, đau rát… thì có thể bạn đã mắc một số bệnh lý liên quan đến khu vực hậu môn. 

2. Các dấu hiệu bệnh lý đau hậu môn khi đến tháng

Như đã nói ở trên, đau hậu môn khi hành kinh sẽ không gây nguy hiểm nếu không có triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên, nếu đi kèm các triệu chứng khác thì có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý hậu môn – trực tràng nguy hiểm bao gồm:

Bệnh trĩ

Trĩ là một căn bệnh phổ biến có triệu chứng đau rát vùng hậu môn và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Người bệnh trĩ sẽ có cảm giác đau hơn, sưng tấy ở vùng hậu môn kèm với triệu chứng đại tiện ra máu. Trong trường hợp búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, nhất là khi đến tháng, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khoẻ của chị em.

Nếu gặp phải bệnh lý này, nếu không được chữa trị nhanh chóng sẽ dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ mắc bệnh trĩ, đau hậu môn khi đến tháng rất dễ mắc phải các bệnh phụ khoa vì hai bộ phận này có cấu tạo nằm gần nhau. Không những vậy, bệnh còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như khả năng sinh sản.

benh-tri-gay-dau-hau-mon-khi-den-thang
Bệnh trĩ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau hậu môn

Nứt kẽ hậu môn

Chị em mắc chứng bệnh này sẽ gặp phải tình trạng đau nhiều tại vùng thắt lưng, vùng chậu lan xuống đau thắt hậu môn. Nứt kẽ hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra và có các triệu chứng đau hậu môn, đại tiện ra máu, ngứa hậu môn.

Áp xe hậu môn

Bệnh này xảy ra do tình trạng viêm nhiễm xung quanh hậu môn. Các niêm mạc quanh hậu môn bị viêm nhiễm nặng, tụ mủ và sau đó tự vỡ ra gây nhiều đau đớn cho chị em. 

Phụ nữ khi bị áp xe hậu môn thường cảm thấy đau rát dữ dội ở hậu môn, đặc biệt là khi đến tháng các ổ áp xe sưng tấy hơn khiến cho chị em đứng ngồi không yên. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra chảy mủ, nhiễm trùng, viêm nang lông hậu môn

3. Cách hạn chế cơn đau hậu môn khi đến tháng

Để hạn chế được tình trạng đau hậu môn khi đến kỳ “đèn đỏ” do bệnh lý bạn nên thực hiện một số cách sau:

chat-xo-khac-phuc-dau-hau-mon-khi-den-thang
Chị em phụ nữ nên bổ sung thêm chất xơ để hạn chế tình trạng đau hậu môn khi đến tháng

Vệ sinh hậu môn và vùng kín sạch sẽ

Dù trong chu kỳ kinh hay những ngày khô thoáng, chị em phụ nữ cũng nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn và vùng kín để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn.

Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Chị em nên tăng cường thêm nhiều chất xơ bằng cách bổ sung thêm rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày, uống nhiều nước để tốt cho quá trình tiêu hoá và nhuận tràng giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. 

Vận động thường xuyên giúp giảm đau hậu môn khi đến tháng

Chị em phụ nữ nên dành thời gian để tập các bài thể dục mỗi ngày, giúp tăng cường sức đề kháng và cơ thể khoẻ mạnh hơn để chống lại những tác nhân gây bệnh trong cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

GHV KSol mong rằng với những chia sẻ trên đây, chị em phụ nữ đã có thể hiểu hơn về vấn đề đau hậu môn khi đến tháng. Chị em nên lưu ý rằng, nếu tình trạng đau hậu môn do bệnh lý kéo dài, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7