[Gợi ý] Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não chính xác nhất?

Thiếu máu não là một tình trạng không hiếm gặp ở ngày nay. Nhưng vẫn còn rất nhiều người thắc mắc không biết nên làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não chính xác nhất. Vậy nên, để giải đáp thắc mắc này, GHV KSol xin gửi đến bạn đọc bài viết sau đây.

XEM THÊM:

1. Tổng quan về thiếu máu não

1.1. Thiếu máu não là gì?

Tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm dẫn đến giảm lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ được gọi là thiếu máu não. Chính vì thế nên tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh.

lam-xet-nghiem-gi-de-biet-thieu-mau-nao-3
Thiếu máu não là tình trạng lượng máu lên nuôi dưỡng não bị suy giảm do nhiều nguyên nhân gây ra

1.2. Phân loại thiếu máu não

Có thể phân loại tình trạng thiếu máu não dựa trên nguyên nhân gây ra như sau:

  • Huyết khối: Là tình trạng thiếu máu cục bộ xảy ra bởi sự tắc nghẽn mạch máu, thường do sự hình thành của cục máu đông hoặc do động mạch co thắt đột ngột.
  • Thuyên tắc mạch: Tình trạng này do cục máu đông hình thành ở một động mạch sau đó di chuyển đến một động mạch nhỏ hơn khác. Từ đó gây ra tắc nghẽn tại mạch máu mà nó đến.
  • Giảm tưới máu: Loại này xảy ra khi lưu lượng máu tổng thể bị thiếu hụt. Do một cơn đau tim hoặc mất máu nghiêm trọng do chấn thương, phẫu thuật.

Phân loại dựa theo khu vực não bộ bị thiếu hụt máu:

  • Thiếu máu não cục bộ khu trú tức là khu vực não không được cung cấp đủ máu có giới hạn trong một khu vực cụ thể. Huyết khối hoặc thuyên tắc tĩnh mạch có thể dẫn đến kết quả là thiếu máu não khu trú.
  • Thiếu máu não cục bộ toàn phần: Tức là khu vực bị thiếu máu não sẽ lớn và thường xảy ra do lượng máu cung cấp lên máu não bị giảm mạnh hoặc dừng lại. Ngưng tim là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Nếu trong một thời gian ngắn, quá trình lưu thông máu được phục hồi thì các triệu chứng cũng sẽ chỉ xuất hiện tạm thời. Tuy nhiên, nếu thời gian thiếu máu não toàn phần kéo dài thì tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra.

1.3. Triệu chứng của thiếu máu não

Một số dấu hiệu sau có thể cảnh báo nguy cơ bị mắc thiếu máu não đó là:

  • Đau đầu: Đây là triệu chứng xảy ra ở phần lớn bệnh nhân bị thiếu máu não. Tần suất và mức độ đau thay đổi theo tình trạng bệnh.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai kể cả khi ngồi trong phòng kín, không có gió, yên tĩnh.
  • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ chập chờn, khó vào giấc ngủ, dễ bị tỉnh giữa giấc, ngủ hay mơ…
  • Chân tay tê bì có thể kèm theo đau dọc xương sườn, vai gáy, lạnh sống lưng…
  • Trí nhớ suy giảm, người mệt mỏi. 

1.4. Nguyên nhân gây thiếu máu não

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu não. Trong đó, những nguyên nhân điển hình đó là:

  • Xơ vữa động mạch: Đây có thể là nguyên nhân gây ra đến 80% số ca thiếu máu não.
  • Dị tật tim bẩm sinh và các bệnh lý tim mạch khác.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp.
  • Thoái hóa hoặc chấn thương đốt sống cổ.
  • Bên cạnh đó còn do các yếu tố tâm lý như lo lắng, áp lực lớn kéo dài. Hay chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thói quen hút thuốc lá, lười tập luyện…

2. Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não chính xác nhất?

Để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của thiếu máu não thì người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khi chẩn đoán, đầu tiên các bác sĩ sẽ hỏi những triệu chứng thực thể, tiền sử dùng thuốc và điều trị cũng như thực hiện các thao tác khám lâm sàng để đánh giá sơ bộ về tình trạng bệnh.

Tiếp đó, để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất có thể, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm kiểm tra. Vậy làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não một cách chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu những xét nghiệm kiểm tra tham khảo sau:

2.1. Chụp CT scan sọ não

Chụp CT scan sọ não hay chụp cắt lớp não là một trong những phương chẩn đoán thiếu máu não gần như không thể bỏ qua. Phương pháp này sẽ sử dụng tia X để chụp phần đầu và mặt. 

lam-xet-nghiem-gi-de-biet-thieu-mau-nao
Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não – Chụp CT não là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng thiếu máu não

2.2. Phương pháp siêu âm Doppler xuyên sọ

Phương pháp siêu âm Doppler được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Sóng âm thanh với tần số cao sẽ được sử dụng để đo lưu lượng cũng như xác định hướng đi của dòng máu chảy trong mạch máu. 

Nhờ đó, mà các bác sĩ có thể đánh giá được những bất thường trong não như là: thoái hóa, tắc nghẽn động mạch hay các yếu tố khác ảnh hưởng đến thiếu máu não…

Đây là một phương pháp chẩn đoán thiếu máu não không gây xâm lấn. Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò để di chuyển xung quanh những khu vực, vị trí khác nhau của hộp sọ. Một điều đặc biệt hơn nữa của phương pháp siêu âm Doppler đó là bác sĩ có thể thực hiện dễ dàng ngay tại giường bệnh và vẫn giữ được sự tỉnh táo cho người bệnh.

2.3. Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não – Phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) não

Đây là một phương pháp tiên tiến hiện đại nhất hiện nay và rất an toàn cho người bệnh. Kỹ thuật viên sẽ sử dụng một máy quét chuyên dụng để chụp lại những hình ảnh của các mạch máu trong não trong quá trình kiểm tra. Sau đó, bằng phần mềm máy tính, những hình ảnh chụp được sẽ được tái tạo lại trên không gian ba chiều.

Dựa trên những hình ảnh đó bác sĩ sẽ đưa ra được chẩn đoán chính xác về những vấn đề tồn tại ở người bệnh như hẹp mạch máu ở trong hoặc ngoài hộp sọ, đột quỵ hoặc phình động mạch…

Khi thực hiện phương pháp này cần lưu ý một số điểm sau:

  • Trước khi tiến hành chụp MRI, người bệnh cần thảo bỏ hết những thiết bị kim loại, điện tử ở trên cơ thể, bao gồm cả những thiết bị hỗ trợ như máy chống rung, máy cấy ghép ốc tai hay máy giúp điều hòa nhịp tim… Nếu bệnh nhân bắt buộc phải đeo những loại máy này liên tục thì bác sĩ vân cân nhắc xem có nên chụp hay không.
  • Đối với các bệnh nhân có những bệnh lý nặng thì cần có các thiết bị hỗ trợ hồi sức ở bên cạnh trong quá trình chụp MRI.

Chính vì thế, người bệnh nên trao đổi kỹ càng trước với bác sĩ về các vấn đề của bản thân cũng như để nắm được những yêu cầu của kỹ thuật.

2.4. Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não – Đo lưu huyết não

Có thể nói đây là một trong những phương pháp có nhiều ưu điểm và gần như không gây hại cho người bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng, ngay cả những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng. Nhiều liệu pháp sinh lý có thể được kết hợp đồng thời với đo lưu huyết não.

Tuy nhiên, phương pháp này có một hạn chế đó là không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác về tình trạng lưu lượng tuần hoàn máu trong não bộ. Đôi khi vẫn có thể xảy ra một vài sai số.

Mặt khác, đo lưu huyết động đóng vai trò quan trọng khi được thực hiện với mục đích để xác định huyết động. Huyết động ở đây là thuật ngữ dùng để chỉ lưu lượng máu tuần hoàn qua bán cầu não. Nó biểu hiện tốc độ vào cường độ của dòng máu đi lên não. Qua chỉ số này, bác sĩ sẽ đánh giá được được huyết động trong não và xác định được những vấn đề thay đổi chức năng tuần hoàn của não.

2.5. Làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não – Chụp mạch số hóa xóa nền DSA

Kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng là một phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán thiếu máu não. Kỹ thuật này sẽ sử dụng hệ thống tia X để chụp hình các mạch máu. Mục đích của phương pháp này là nghiên cứu các mạch máu để từ đó xác định được những tổn thương cũng như bệnh lý ở mạch máu trước khi thực hiện điều trị.

Chụp mạch số hóa xóa nền DSA cũng được ứng dụng để phát hiện rất nhiều bệnh như:

  • Giúp tìm ra sớm một số vấn đề bất thường ở động mạch thận, thăm dò và điều trị điện sinh lý, bệnh u não, ung thư gan
  • Đánh giá được những dị thường ở các động mạch thận, động mạch chủ, động mạch chi hoặc các động mạch ngoại biên một cách dễ dàng.

Đây là kỹ thuật giúp phát hiện sớm những bất thường của dòng máu gây ra những ảnh hưởng tới tế bào não. Nhờ vậy sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phương hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

3. Thiếu máu não gây nguy hiểm như thế nào?

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), thiếu máu não là căn bệnh gây tử vong thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh này cần dựa trên căn nguyên và mức độ của bệnh, cũng như thể trạng của người bệnh.

Việc chẩn đoán và điều trị thiếu máu não cần được thực hiện càng sớm càng tốt vì nếu không có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như giảm chức năng não, mất trí nhớ, gây chết tế bào não…

Một trong những biến chứng thường gặp của thiếu máu não đó là tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ. Theo các thống kê, có tới gần 30% số người bệnh bị tai biến mạch máu não có tiền sử bị thiếu máu não. Trong các trường hợp bị đột quỵ, đột quỵ do thiếu máu não là thường gặp nhất. 

lam-xet-nghiem-gi-de-biet-thieu-mau-nao-1
Thiếu máu não có thể gây ra đột quỵ

4. Điều trị thiếu máu não hiệu quả

4.1. Điều trị giảm triệu chứng và các bệnh lý có liên quan

Trước hết, người bệnh cần phải được thăm khám, chẩn đoán và các các biện pháp điều trị các bệnh lý tiềm ẩn liên quan cũng như giảm bớt triệu chứng của thiếu máu não. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của mỗi người mà phương pháp điều trị cũng khác nhau. Các thuốc giúp tăng lượng máu lên não hoặc phẫu thuật loại bỏ các mảng bám xơ vữa động mạch có thể là những phương pháp được sử dụng.

Việc xác định và điều trị những bệnh lý liên quan đến thiếu máu não rất quan trọng vì việc này có thể giúp giảm nguy cơ mắc thiếu máu não hoặc bệnh nghiêm trọng hơn.

4.2. Các phương pháp hỗ trợ điều trị thiếu máu não

Bên cạnh thuốc và các biện pháp can thiệp khác, thì một số phương pháp sau có thể hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu não cho người bệnh như:

  • Châm cứu.
  • Bấm huyệt.
  • Xông hơi.
  • Massage.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt vừa giúp giảm bớt thiếu máu não vừa có thể ngăn ngừa tình trạng này. Những điều này sẽ được trình bày ở phần ngay sau đây.

5. Bí quyết vừa phòng ngừa vừa hỗ trợ điều trị thiếu máu não

Các lưu ý sau đây sẽ vừa giúp bạn phòng ngừa thiếu máu não hiệu quả vừa hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với việc nuôi dưỡng và đảm bảo chức năng cho não bộ, tim mạch và hệ tuần hoàn. Với người bị thiếu máu lên não, cần lưu ý bổ sung thêm vào thực đơn các thực phẩm bổ dưỡng như là:

  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt sẽ giúp nuôi dưỡng, thúc đẩy quá trình sản sinh ra máu và tăng chất lượng máu đi nuôi não cũng như toàn bộ cơ thể.
  • Thực phẩm chứa nhiều omega-3: Sẽ giúp nâng cao hoạt động của tim và các chức năng của não bộ. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá tuyết, cá trích…
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat như rau cải bó xôi, rau diếp… 
  • Thực phẩm giàu polyphenol như các loại hạt, đậu, cacao… cũng rất tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não.
lam-xet-nghiem-gi-de-biet-thieu-mau-nao
Thực phẩm giàu sắt rất tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não

Cùng với đó, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa những thực phẩm không tốt như: Mỡ động vật, các loại đồ uống có cồn, đồ uống có ga, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn nhiều phụ gia, chất màu…

Vận động và tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một biện pháp tốt nhất mà lại đơn giản để tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của các cơ bắp cũng như của tim mạch. Nhờ đó, mà việc lưu thông máu lên não được diễn ra tốt hơn. Chính vì vậy, cả người khỏe mạnh và người bệnh đều cần dành thời gian để tập thể dục, vận động mỗi ngày tối thiểu nhất là 30 phút.

Bạn cần lựa chọn cho mình những bài tập có động tác và cường độ phù hợp với khả năng của bản thân. Các bài tập hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động của tim mạch và đưa máu lên não đó là: Đi bộ, yoga, nhảy khiêu vũ, đạp xe…

Có chế độ nghỉ ngơi điều độ, hạn chế căng thẳng

Tâm lý lo âu, căng thẳng, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tim mạch và não bộ. Bởi vì thế mà khi người bệnh bị căng thẳng, cáu gắt thì tình trạng thiếu máu não thường trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu, choáng váng, trường hợp nặng còn có thể ngất, đột quỵ.

Vậy nên, người bệnh nên dành thời gian đủ để thư giãn đầu óc và cơ thể, tránh căng thẳng quá mức và làm việc quá sức. Đặc biệt là cần phải đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 7-8 tiếng và nên đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm.

Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Hãy sử dụng thuốc hay các thực phẩm chức năng theo đúng liều lượng, số lần và thời gian uống mà đã được ghi trong đơn thuốc của bác sĩ. Để cải thiện được tình trạng thiếu máu não, người bệnh cần kiên trì thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với việc thay đổi lối sống, ăn uống hợp lý.

Khám sức khỏe thường xuyên hơn

Thiếu máu não có thể là tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe và mạng sống của con người. Chính vì thế, người bệnh nên đi thăm khám định kỳ để theo dõi mức độ bệnh cũng như rà soát, tìm ra và loại bỏ những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

Trên đây là toàn bộ thông tin của bài viết về chủ đề “làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?” Hy vọng bạn đọc cũng đã tìm được một phần nào đó câu trả lời cho mình qua bài viết này.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7