[Giải đáp] Làm xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền là một vấn đề được quan tâm rất nhiều hiện nay. Bởi đây là 1 trong những xét nghiệm quan trọng giúp chẩn đoán và phát hiện rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm ung thư. Mời các bạn hãy cùng GHV KSol tìm hiểu những thông tin về xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền qua bài viết dưới đây nhé.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu vài nét về xét nghiệm sinh thiết 

Xét nghiệm sinh thiết là 1 trong những kỹ thuật rất phổ biến trong y khoa. Khi thực hiện sinh thiết, các mẫu tế bào hoặc mô được bác sĩ lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi hoặc cũng có thể được dùng để phân tích hóa học.

Mục đích phương pháp này là để đánh giá và phát hiện các tế bào ung thư hay những biến đổi bất thường trong cấu trúc của vùng được lấy mẫu sinh thiết. Có thể lấy mẫu để xét nghiệm sinh thiết ở bất cứ bộ phận nào như da, nội tạng hay các cấu trúc bên trong cơ thể.

xet-nghiem-sinh-thiet-bao-nhieu-tien
Xét nghiệm sinh thiết là 1 trong những thủ thuật rất phổ biến trong y khoa

Xét nghiệm sinh thiết thường được chỉ định thực hiện khi các bác sĩ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của bệnh lý nhưng vẫn chưa thể chẩn đoán được tình trạng hay nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, sinh thiết sẽ được chỉ định để kiểm tra, xác định chính xác các bất thường về hình thái và cấu trúc của các tế bào. Đồng thời, sinh thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như đánh giá sự hiệu quả của phương pháp điều trị đã được sử dụng. 

2. Phân loại xét nghiệm sinh thiết 

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cũng như vị trí cần sinh thiết mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các yêu cầu xét nghiệm khác nhau. Và dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua các loại sinh thiết phổ biến dùng trong thăm khám:

2.1. Sinh thiết kim

Sinh thiết kim là một xét nghiệm được dùng với mục đích lấy mẫu da hay mô bất kì từ các cơ quan hay từ khối u. Việc xét nghiệm thực hiện bằng cách lấy một ống kim dài đâm xuyên tới vị trí cần lấy mẫu sinh thiết.

Sinh thiết kim được chia ra thành các loại như sau:

  • Sinh thiết kim nhỏ: là xét nghiệm dùng kim hút chất lỏng và tế bào trong các trường hợp bướu cổ hoặc khi các khối u có thể sờ thấy được.
  • Sinh thiết kim lõi: là xét nghiệm có sử dụng kim sinh thiết với kích thước từ trung bình đến lớn nhằm tiếp cận đến phần trung tâm lõi mô cần sinh thiết. Sinh thiết kim lõi thường dùng nhiều trong việc sinh thiết u vú, u gan,….
  • Sinh thiết tựa trục: thường được chỉ định thực hiện với khối u ở tuyến vú.
  • Sinh thiết hỗ trợ chân không: là xét nghiệm sinh thiết được hỗ trợ bởi những thiết bị hút chân không. Phương pháp này giúp các tổn thương hay vết mổ không để lại sẹo to hay sẹo xấu.

2.2. Sinh thiết nội soi

Xét nghiệm sinh thiết nội soi được thực hiện đi kèm với thủ thuật nội soi trong trường hợp nội soi các bộ phận như dạ dày, đại tràng, ruột non, phổi, bàng quang,…

Để lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi có gắn đèn sáng, camera và quan sát các hình ảnh qua màn hình vi tính. Quá trình lấy mẫu mất từ 10 đến 20 phút và có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và hơi đau tức.

2.3. Sinh thiết da

Xét nghiệm sinh thiết sẽ được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu về tổn thương da, phát ban hay có nghi ngờ về một trạng thái không đáp ứng với phác đồ điều trị. Trước khi thực hiện sinh thiết bác sĩ có thể tiến hành gây tê, sau đó loại bỏ một phần da nhỏ hay sinh thiết bấm để lấy một mẫu da. 

2.4. Sinh thiết tủy xương

Với trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ gặp các vấn đề về máu thì sinh thiết tủy xương là 1 trong những xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Xét nghiệm này có khả năng chẩn đoán ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu hay tình trạng di căn của tế bào ung thư đã lây lan tới xương hay chưa.

2.5. Sinh thiết phẫu thuật

Khi người bệnh có xuất hiện các vùng bất thường cần sinh thiết tuy nhiên các xét nghiệm sinh thiết nói trên sẽ không thể đáp ứng hay đảm bảo an toàn và tính hiệu quả cao cho việc chẩn đoán thì sinh thiết phẫu thuật sẽ được chỉ định. Khi đó mẫu sinh thiết được lấy trực tiếp khi phẫu thuật và phân tích ngay trong cuộc phẫu thuật.

3. Quy trình thực hiện sinh thiết gồm những giai đoạn nào?

Quy trình sinh thiết sẽ trải qua các bước sau:

3.1. Trước xét nghiệm

Với 1 vài thủ thuật sinh thiết, bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện theo một số yêu cầu của bác sĩ như nhịn ăn vài giờ đồng hồ trước làm xét nghiệm máu hay đánh giá khả năng dị ứng với các chất mà được sử dụng trong khi thực hiện thủ thuật. Bên cạnh đó bạn cũng nên thông báo tình trạng sức khỏe hay các loại thuốc đang sử dụng tới bác sĩ. 

3.2.Thực hiện sinh thiết

Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể cũng như yêu cầu chẩn đoán mà người bệnh sẽ được thực hiện các loại sinh thiết khác nhau. Do đó, thời gian để thực hiện sinh thiết cũng là không cụ thể. Với hầu hết các thủ thuật sinh thiết, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ để giảm bớt các cảm giác khó chịu, đau đớn..

3.3. Sau sinh thiết

Mẫu sinh thiết sau khi được lấy và gửi đi làm xét nghiệm sẽ được phân tích theo các phương pháp cụ thể. Sau khi sinh thiết kết thúc, bạn có thể sẽ thấy đau do hết thuốc gây tê và có thể sẽ cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân sau khi thực hiện xét nghiệm có thể trở về nhà. Tuy nhiên, với 1 vài trường hợp, người bệnh sẽ cần được theo dõi tại bệnh viện sau khi được thực hiện gây mê toàn thân.

4. Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền?

Như đã phân tích ở trên, xét nghiệm sinh thiết có rất nhiều loại khác nhau và có thể thực hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể. Vì thế, chi phí của xét nghiệm sinh thiết sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sau: 

  • Vị trí khối u.
  • Kỹ thuật thực hiện.
  • Tình trạng người bệnh… 

Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vậy nên chi phí làm xét nghiệm sinh thiết sẽ không giống nhau trong các trường hợp. Có mẫu sinh thiết giá chỉ vào khoảng 150.000 đồng. Tuy nhiên, cũng có mẫu có giá lên đến hàng triệu đồng. Thậm chí, có những trường hợp phải lấy mẫu sinh thiết nhiều lần hay là 1 lần nhưng nhiều vị trí khác nhau. Do đó, chi phí thực hiện xét nghiệm sinh thiết sẽ là không cố định ở một mức giá cụ thể.

Để biết chính xác xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền thì bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở mà mình sẽ lựa chọn làm sinh thiết để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

5. Xét nghiệm sinh thiết có vai trò như thế nào?

5.1. Những tác dụng của xét nghiệm sinh thiết

Xét nghiệm sinh thiết không chỉ giúp chẩn đoán bệnh ung thư mà còn được ứng dụng để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh hoặc một số tình trạng bệnh lý khác. Và dưới đây là một số tác dụng của sinh thiết mà các bạn có thể tham khảo:

  • Sinh thiết ung thư: Nếu nghi ngờ trong cơ thể ở vị trí nào đó bị ung thư hay xuất hiện khối u mà không rõ nguyên nhân thì phương pháp sinh thiết sẽ rất hữu ích lúc này. Bởi vì sinh thiết sẽ giúp xác định chính xác khối u đó là lành tính hay ác tính.
  • Sinh thiết gan: Khi làm sinh thiết gan, bác sĩ sẽ chẩn đoán được trong gan có khối u hay không. Bên cạnh đó, cũng xác định được tình trạng xơ gan khi gan bị sẹo do bị bệnh lý hay chấn thương trước đó. Mặt khác, thực hiện sinh thiết gan cũng có tác dụng giúp đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân như thế nào.
  • Sinh thiết dạ dày: thực hiện sinh thiết dạ dày có tác dụng giúp xác định các vấn đề ở dạ dày như tình trạng viêm loét dạ dày có phải do sử dụng thuốc chống viêm không steroid hay không. Ngoài ra, việc sinh thiết ruột non cũng giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng thiếu máu hoặc là xác định xem bản thân có bị mắc bệnh Celiac hay kém hấp thụ dinh dưỡng hay không.
  • Xét nghiệm sinh thiết viêm: Thực hiện xét nghiệm sinh thiết viêm có tác dụng giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng viêm trong cơ thể là do đâu.
  • Xét nghiệm nhiễm trùng: Mục đích xét nghiệm nhiễm trùng là giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng để có hướng can thiệp phù hợp.

5.2. Sinh thiết có vai trò gì trong quá trình điều trị ung thư?

Như đã trình bày ở trên thì các xét nghiệm sinh thiết có tác dụng chẩn đoán khối u có phải là lành tính hay ác tính và đồng thời giúp các bác sĩ xác định ung thư ở giai đoạn nào. Từ đó mà các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Ngoài ra, sinh thiết còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc chế tạo vaccine chống ung thư. Và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư chính cũng chính là kết quả từ quá trình làm xét nghiệm sinh thiết. Đây là liệu pháp mới tận dụng từ chính hệ miễn dịch của bệnh nhân để giúp diệt tế bào ung thư.

xet-nghiem-sinh-thiet-bao-nhieu-tien-2
Xét nghiệm sinh thiết có tác dụng chẩn đoán khối u có phải là lành tính hay ác tính

Mẫu sinh thiết mô tế bào ung thư được dùng để nuôi cấy tế bào miễn dịch. Tế bào miễn dịch của bệnh nhân được tạo thành sẽ tiếp xúc với tế bào ung thư sau đó sẽ hình thành kháng nguyên và được đưa trở lại cơ thể của bệnh nhân. Từ đó, có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Tuy nhiên chỉ điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch thôi thì không thể ngăn chặn được ung thư phát triển. Do đó, người bệnh ung thư vẫn cần kết hợp thêm sử dụng các phương pháp khác để điều trị như hóa trị và xạ trị. Từ đó mới tăng được hiệu quả điều trị bệnh lên cao nhất.

6. Lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết có nguy hiểm không?

Xét nghiệm sinh thiết có nguy hiểm không là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế thì sinh thiết là một thủ thuật tương đối an toàn và mức độ rủi ro thấp. Và theo ghi nhận chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người thực hiện sinh thiết bị nhiễm trùng và phải điều trị bằng kháng sinh. Thế nhưng, sau khi sinh thiết cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy vùng sinh thiết.
  • Vùng da sinh thiết có thể bị thâm tím hoặc chảy máu.
  • Khu vực sinh thiết có thể bị đau.
  • Vết thương khu vực sinh thiết lâu lành hơn.
  • Bị viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Một số những bệnh nhân nữ khi thực hiện sinh thiết giải phẫu vú có thể bị biến dạng vú.

Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề “Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn có những hiểu biết hơn về phương pháp xét nghiệm này. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7