Bệnh ung thư gan có lây không và lây qua đường nào?

Hiện nay, ung thư gan là căn bệnh phổ biến và đáng báo động về mức độ nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tăng cao và căn bệnh quái ác này đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người mỗi năm. Song, những hiểu biết sai lầm về mức độ lây nhiễm của ung thư gan có khả năng để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh và cả người nhà của bệnh nhân.

Vậy, bệnh ung thư gan có lây không? Câu trả lời sẽ được GHV KSol bật mí thông qua bài viết sau đây. Cùng theo dõi để có những hiểu biết chính xác và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả căn bệnh này.

XEM THÊM:

1. Biểu hiện và chẩn đoán bệnh ung thư gan như thế nào?

1.1. Ung thư gan biểu hiện như thế nào?

So với một số bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư gan có tiên lượng sống không cao, chỉ khoảng 30,5% cho bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nhận biết ung thư gan biểu hiện hiện như thế nào rất quan trọng, có thể giúp bạn chủ động hơn trong thăm khám.

Ung thư gan có 4 giai đoạn phát triển, biểu hiện mỗi giai đoạn ung thư có thể khác nhau và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ung thư gan giai đoạn đầu thường có ít biểu hiện, các triệu chứng chưa rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Một số biểu hiện có thể gặp ở giai đoạn tiến triển bệnh là:

Chướng bụng, đầy hơi là biểu hiện của bệnh ung thư gan
Chướng bụng, đầy hơi là biểu hiện của bệnh ung thư gan
  • Vàng da, vàng mắt là những triệu chứng bệnh ung thư gan có thể gặp ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này bắt nguồn từ sự tăng sắc tố mật bilirubin trong máu do các tế bào gan bị tổn thương.
  • Nước tiểu sẫm màu cũng có thể gặp ở bệnh nhân ung thư giai đoạn này.
  • Chướng bụng, đầy bụng khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư gan khi chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa ở gan bị ảnh hưởng.
  • Cơ thể người bệnh có thể sẽ bị nổi mẩn do gan không xử lý hết được các chất độc khiến chúng tích tụ ở da.
  • Chán ăn, mệt mỏi, sút cân, da xanh xao là những triệu chứng toàn thân dễ gặp ở giai đoạn bệnh tiến triển.
  • Ở giai đoạn ung thư di căn, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau đớn (đau xương, đau vùng bụng dữ dội, sưng bụng…), tức ngực, khó thở, xương yếu, dễ gãy, tâm lý bất an…

1.2. Chẩn đoán ung thư gan như thế nào?

Chẩn đoán ung thư gan thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh:

  • Xét nghiệm AFP tìm dấu ấn ung thư gan nguyên phát tuy không xác định được chính xác tình trạng bệnh nhưng có thể là xét nghiệm mang tính chất gợi ý thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác.
  • Siêu âm gan phát hiện những bất thường ở gan như u gan, xơ gan, áp xe gan…
  • Chụp cắt lớp có thể phát hiện được cấu trúc khối u, tình trạng bệnh tiến triển.
  • Cộng hưởng từ có thể giúp xác định giai đoạn ung thư, làm cơ sở lên phác đồ điều trị…

Ung thư gan rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Ngay khi thấy bất kì dấu hiệu nghi ngờ bệnh nào, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị bệnh sớm.

2. Bệnh ung thư gan có lây không và lây qua đường nào?

2.1. Bệnh ung thư gan có lây không?

Đây là bệnh vô cùng nguy hiểm vì tiến triển nhanh và điều trị khó hơn các bệnh ung thư khác. Nếu không phát hiện kịp thời, ung thư gan dễ di căn tới các bộ phận khác như phổi, xương, não… 

bệnh ung thư gan có lây không
Ung thư gan là bệnh không lây nhiễm nhưng có lây truyền

Nhiều người lo lắng bệnh ung thư gan có lây nên mọi người thường phòng ngừa bằng cách không nói chuyện, không ăn uống chung, ngủ chung… với người bị ung thư gan. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người bệnh vì họ cảm thấy mình bị xa lánh, dẫn tới trạng thái bi quan, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Tuy nhiên việc này lại hoàn toàn không chính xác. Ung thư gan giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh không lây từ người này sang người khác, qua bất kỳ con đường nào. Bệnh ung thư được xếp vào nhóm “các bệnh không lây nhiễm”. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sang thăm người bệnh hay chăm sóc người bệnh. Việc ăn uống chung, nói chuyện, tiếp xúc với người bệnh sẽ không làm bạn bị lây nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, mặc dù bệnh ung thư gan không lây, nhưng những yếu tố nguy cơ gây ung thư gan thì có lây truyền. Như bạn đã biết, nhiễm virus viêm gan B, C là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư gan và virus này có thể lây truyền từ người bệnh sang người bình thường.

2.2. Virus viêm gan lây qua đường nào?

Cần phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B, C, vì đây chính là những yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan
Cần phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B, C, vì đây chính là những yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan
  • Đường truyền máu.
  • Đường tình dục.
  • Đường từ mẹ sang con.

Do đó, bạn nên có các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B, C, không chỉ đối với người ung thư gan, mà đối với những người bị nhiễm virus viêm gan B, C nói chung. Ngoài ra, một số biện pháp khác giúp phòng ngừa ung thư gan như tiêm phòng viêm gan B, có lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn… Ngoài ra với những người đã bị viêm gan do virus cần hạn chế uống rượu, bởi rượu không chỉ gây ra xơ gan mà còn là yếu tố thuận lợi thúc đẩy virus phát triển nhanh số lượng trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.

3. Ung thư gan ăn gì tốt?

Trong quá trình điều trị ung thư gan, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu có chế độ ăn uống khoa học, phù hợp có thể giúp kiểm soát và cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Vậy ung thư gan ăn gì tốt?

Người bệnh ung thư gan nên ăn nhiều thực phẩm như:

  • Cá giúp cung cấp chất béo có lợi và lượng đạm dồi dào cho sức khỏe người bệnh. Bạn hoàn toàn có thể thay thế thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày bằng các món cá được chế biến đa dạng như hấp, kho, luộc để cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Các loại rau củ quả: Trong rau củ quả chứa nhiều vitamin C, B và chất chống oxy hóa giúp duy trì sức khỏe và giảm dần triệu chứng, cải thiện sớm bệnh.
  • Thực phẩm giàu tinh bột và chất xơ: Bạn có thể bổ sung bột yến mạch, một số loại đậu… để giúp cơ thể có đủ lượng tinh bột, chất xơ cần thiết để duy trì sức khỏe chống lại bệnh tật.
  • Sữa và sữa chua: Sử dụng sữa và sữa chua giúp giảm khả năng phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh ung thư gan, cải thiện dần tình trạng sức khỏe.
  • Người bệnh ung thư gan nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe như thực phẩm ít chất béo, giàu protein.
  • Người bệnh ung thư gan nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe như thực phẩm ít chất béo, giàu protein.
  • Thực phẩm ít chất béo: Những thực phẩm ít chất béo sẽ giảm tải gánh nặng cho gan, giúp cải thiện dần tình trạng bệnh. Do đó người bệnh nên ăn các loại hạt, dầu oliu, dầu hạt cải…

Người bệnh ung thư gan ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ thì  chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm triệu chứng, cải thiện sớm bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7