Cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật
Nội dung bài viết
Với ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt dạ dày để bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân. Trong số đó, phẫu thuật là phương pháp thường được cân nhắc đầu tiên. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của GHV KSOL để hiểu thêm về phương pháp này, cũng như cách chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày trước và sau phẫu thuật.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?
- Bị ung thư dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?
- Hành trình gần 6 năm chiến đấu để sống khỏe với bệnh ung thư phổi di căn
- Ung thư dạ dày không nên ăn gì tốt cho sức khỏe
1. Cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật cắt dạ dày là việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Phẫu thuật này nhằm điều trị ung thư dạ dày, các u lành tính, loét dạ dày, thủng dạ dày hoặc béo phì.
Trong y học, có hai loại phẫu thuật cắt dạ dày là cắt toàn bộ dạ dày và cắt bán phần dạ dày. Nếu cắt toàn bộ dạ dày, bệnh nhân sẽ phải thực hiện thêm một phẫu thuật nối thực quản vào ruột non để việc tiêu hóa diễn ra như bình thường.
Cắt dạ dày là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư dạ dày, nếu ít thì cũng làm chậm tiến triển bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày bởi trường hợp khối u to hoặc lan sang các bộ phận khác (ung thư dạ dày di căn) thì không thể thực hiện phương pháp này, chỉ có thể hóa trị hoặc xạ trị.
Nếu bệnh nhân có khối u nhỏ ở phần thấp của dạ dày thì chỉ cần cắt một phần dạ dày là đủ. Nhưng nếu u to, nằm ở phần giữa hay phần cao của dạ dày thì khả năng là phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Tuy nhiên, nếu bệnh còn ở giai đoạn sớm, bác sĩ chỉ định lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng là một cách ngăn chặn tế bào ung thư lan ra các phần khác của cơ thể là cần thiết.
Trong trường hợp không mắc ung thư dạ dày mà chỉ là khối u lành tính, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày, tùy vào mức độ nặng nhẹ mà quyết định mổ toàn phần hay bán phần.
2. Quy trình thực hiện cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật
Các kỹ thuật cắt dạ dày gồm có:
2.1. Cắt dạ dày mổ mở
- Phẫu thuật viên dùng đường mổ dài giữa bụng để lấy đi một phần hay toàn bộ dạ dày.
- Phẫu thuật viên dùng nhiều vết cắt nhỏ, ống soi đặc biệt và dụng cụ nhỏ để cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày.
Tuy nhiên, cắt dạ dày mổ mở thường hiệu quả hơn nội soi trong điều trị ung thư dạ dày tiến triển.
2.2. Cắt bán phần dạ dày
Phẫu thuật viên lấy đi phần dưới của dạ dày. Các hạch lân cận cũng được lấy bỏ vì có nguy cơ là các hạch này cũng bị tế bào ung thư di căn. Khi cắt đi phần dưới dạ dày thì tá tràng là phần đầu ruột non sẽ được bộc lộ và khâu lại. Phần dạ dày còn lại sẽ được kéo xuống nối với ruột non.
2.3. Cắt dạ dày toàn bộ
Phẫu thuật viên sẽ lấy đi toàn bộ dạ dày rồi nối thực quản trực tiếp với ruột non.. Cắt dạ dày tạo hình kiểu ống tay áo. Phẫu thuật viên sẽ cắt đi phần bên trái của dạ dày, phần còn lại được khâu lại bằng máy khâu nối để làm cho dạ dày nhỏ lại và dài hơn giống như hình quả chuối. Kỹ thuật này có thể giảm thể tích dạ dày tới 85%.
2.4. Cắt dạ dày nội soi
3. Cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành phẫu thuật ung thư dạ dày?
Trước khi tiến hành phẫu thuật, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề quan trọng để bảo đảm sự an toàn trong quá trình mổ.
- Bệnh nhân cần khám tiền mê vài ngày trước mổ, làm xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe để có thể phẫu thuật an toàn.
- Bệnh nhân cần tắm vào đêm trước ngày mổ và sáng ngày mổ bằng dung dịch sát trùng Betadine.
- Nhịn ăn uống trước đêm mổ, ngoại trừ các loại thuốc mà phẫu thuật viên và gây mê cho phép sử dụng với ít nước vào sáng ngày mổ. Nếu bạn bị hẹp môn vị (tắc đường ra của dạ dày) thì cần phải rửa dạ dày.
Bệnh nhân cần làm xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát để đảm bảo rằng bạn đủ sức khỏe để có thể phẫu thuật an toàn
4. Biến chứng của phẫu thuật cắt dạ dày
Bất kỳ phương pháp nào cũng có những tác dụng phụ, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhồi máu cơ tim,…Các biến chứng ngoại khoa có thể: chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, áp xe trong ổ bụng, nhiễm trùng màng bụng (viêm phúc mạc)… Một số biến chứng có thể điều trị an toàn bằng kháng sinh, tuy nhiên nếu nghiêm trọng hơn, bác sĩ vẫn phải can thiệp bằng phẫu thuật để xử lý chúng.
Chính vì những biến chứng tiềm ẩn như trên mà người nhà và bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày để đảm bảo an toàn tính mạng trong suốt quá trình mổ và sau phục hồi.
Bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, lao động quá sức. Trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật bệnh nhân nên nằm ngỉ ngơi, hạn chế đi lại.
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân nếu thấy có biểu hiện bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ để có phương pháp khắc phục kịp thời, tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, cần vệ sinh vết mổ đúng cách, tránh viêm nhiễm.
5. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày trước và sau khi phẫu thuật
5.1. Thực đơn cho bệnh nhân ung thư dạ dày trước khi phẫu thuật
Người ung thư dạ dày lúc này thường có những triệu chứng lâm sàng như người đờ đẫn, tiêu hoá không tốt, chướng đau. Trước khi mổ, để nâng cao thể chất người bệnh, bảo đảm cho tiến hành phẫu thuật thuận lợi, bệnh nhân ung thư dạ dày nên dùng những loại thực phẩm dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, những chất tươi ngon mà giá trị dinh dưỡng lại cao. Người bệnh nên dùng nhiều rau xanh non làm chính; kiêng ăn những loại thô ráp, khó tiêu hóa, dinh dưỡng thấp; đồng thời phải nên tránh ăn quá nhiều thực phẩm tinh bột, từ bỏ thói quen xấu “ăn nhiều cơm trước khi mổ”.
5.2. Thực đơn cho người bị ung thư dạ dày sau khi phẫu thuật
Sau khi mổ khí huyết người bệnh bị suy yếu và thường có các triệu chứng: nhiệt độ cơ thể thấp, toàn thân bứt rứt khó chịu, vết mổ chưa lành, dạ dày và bụng chướng đầy, khi ăn uống yêu cầu phải ăn ít chia làm nhiều bữa, ăn các loại thanh đạm dễ tiêu hoá mà lại giàu dinh dưỡng.
Thời gian này tuy cần phải bồi bổ nhưng tránh không nên đại bổ, đặc biệt phải kiêng những thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, gà béo, thực phẩm quay. Ngoài ra sau khi mổ đều phải nên kiêng thuốc lá, rượu và các loại chất cay kích thích.
Nếu như trong quá trình trị liệu có dùng thuốc hoá học, thì sẽ xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, thường thấy các triệu chứng đờ đẫn, ói mửa, bụng chướng, tiêu chảy hoặc bí đại tiện. Vì vậy, cũng cần phải chú ý ăn kiêng, kiêng ăn những chất cay, kích thích, các loại thức ăn rán hoặc tẩm hương liệu.
Đối với người khí trệ, thường biểu hiện ra là đầy bụng, chán ăn, tiêu hoá kém hoặc bụng quặn đau… bệnh do tỳ vị chuyển hoá thất thường nên kiêng ăn thức ăn gây tắc khí, bao gồm những thực phẩm có lượng carbohydrate cao, chất béo chất bổ nhiều hoặc các đồ ăn qua nướng, quay, chiên.
Những loại thường phải kiêng là: lạc, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, gạo nếp, ba ba, thịt mỡ, gà vịt béo, và các chế phẩm dầm muối.
Nếu người bệnh tỳ vị suy yếu, thường biểu hiện triệu chứng tiêu chảy, hấp thụ không tốt, gầy yếu mệt mỏi, khi đó cần kiêng những thức ăn hoạt huyết tiêu đạo như sơn trà, củ cải… đồng thời phải kiêng các thực phẩm có dầu mỡ.
Vì đối với những người này, chức năng tiêu hoá rõ ràng giảm sút, ăn những loại đó vào càng gây tổn thương tỳ vị.
Đối với người tỳ vị hư hàn, có thể thấy các triệu chứng sợ lạnh, bụng đau, nên kiêng ăn cua vì cua béo nhiều tính hàn khó cho tiêu hoá; đồng thời càng nên tránh uống nước lạnh.
Đối với người vị nhiệt, thường xuất hiện các chứng cồn cào trong bụng, mặt đỏ bốc hỏa, tay chân run, miệng khát, đại tiện táo bón hoặc có lẫn máu, nên hạn chế ăn đồ nóng như tỏi, ớt.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
Như vậy cách chữa bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật để lại những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bệnh nhân cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành phẫu thuật cắt dạ dày để đảm bảo an toàn tính mạng trong suốt quá trình mổ và sau phục hồi.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng