Ung thư dạ dày nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Ung thư dạ dày nên ăn gì? Ngoài việc điều trị theo khoa học thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với người bị ung thư dạ dày. Người bệnh ung thư dạ dày kiêng ăn gì nên ăn gì là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng xem bài viết dưới đây của GHV KSOL để biết thêm những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày nhé!

Xem thêm:

1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người ung thư dạ dày

Chế độ dinh dưỡng tốt nghĩa là người bệnh phải ăn đa dạng thức ăn để có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng cho người bệnh chống lại bệnh tật.

Dưới đây là các nhóm chất dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày:

  • Chất đạm (gồm thịt gia cầm, thịt nạc, cá, tôm..)
  • Chất béo không bão hòa (có nguồn gốc từ hạt cải dầu, dầu oliu, hạt ô liu, quả bơ)
  • Tinh bột (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…)
  • Rau quả (rau xanh, trái cây,..)

2. Ung thư dạ dày nên ăn gì

2.1. Bổ sung thực phẩm cung cấp Allicin

Allicin là một chất hóa học có trong thành phần của tỏi và các loài thực vật khác trong họ thực vật Allium sau khi chúng bị nghiền nát hoặc thái nhỏ.

Các nghiên cứu đã thực hiện và chỉ ra rằng allicin có hoạt tính ức chế Helicobacter pylori, vi khuẩn này có sự liên quan đến việc tăng nguy cơ loét dạ dày và ung thư dạ dày. 

ung-thu-da-day-nen-an-gì-3
Những người đau dạ dày nên ăn tỏi để bổ sung Allicin

Điều này có thể giúp giải thích tại sao dân số có mức tiêu thụ tỏi cao sẽ chứng minh là có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn.

Do đó việc bổ sung các thực phẩm giàu Allicin cũng có tác dụng ngăn cản sự phát triển của ung thư dạ dày.

2.2. Nghệ vàng – chiến binh tuyệt vời giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

Nghệ là một loại gia vị vô cùng quen thuộc của người Việt, xuất hiện trong rất nhiều các bữa ăn. Với giá thành rẻ, dễ tìm nhưng rất ít người biết được rằng nghệ là một trong những thực phẩm kỳ diệu trong hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày.

Hoạt chất trong nghệ có nhiều tác dụng là Curcumin, được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền bởi khả năng chữa bệnh rất tốt. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học phương Tây đã chú ý nhiều hơn đến hoạt chất này.

Theo các nghiên cứu được thực hiện gần đây, Curcumin có khả năng chống ung thư mạnh mẽ đặc biệt hiệu quả đối với hầu hết mọi loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng Curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn H. pylori gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, curcumin cũng đã được chứng minh là kích hoạt chu trình apoptosis – một cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và giúp tiêu diệt các gốc tự do.

Ngoài ra, Curcumin còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa rất tốt giúp tăng hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

2.3. Thực phẩm với lượng chất xơ thấp, chất xơ hòa tan

Các chất xơ hòa tan đặc biệt tốt cho dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày khiến chúng không được hoạt động tốt, mất dần các chức năng cơ bản.

Việc tăng cường ăn chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa của dạ dày, giúp dạ dày không phải hoạt động nhiều.

2.4. Thực phẩm có chứa Beta-Glucans

Beta-glucans là các polysacarid tự nhiên, có mặt trong khá nhiều thực phẩm khác nhau.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, beta-glucans có tác dụng giúp chống ung thư dạ dày thông qua cơ chế đi qua các tế bào miễn dịch vào khu vực ung thư và bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày. Các đặc tính chống ung thư của beta-glucans cũng đã được chỉ ra trong nhiều thử nghiệm tiến hành trên động vật.

Các thực phẩm chứa nhiều beta-glucans mà người bệnh ung thư dạ dày nên bổ sung bao gồm nấm hương, ngũ cốc và yến mạch.

2.5. Thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, chất béo

Những người mắc ung thư dạ dày cần bổ sung thêm protein vào chế độ ăn hàng ngày. Một số nguồn thực phẩm, đồ uống có chứa nhiều protein mà người bệnh có thể tham khảo là: 

  • Protein được tìm thấy nhiều trong trứng, sữa, phomat và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa.
  • Bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ ăn hằng ngày. Chúng có trong các loại thực phẩm như cá mòi, bắp cải, bông cải xanh, sữa, trứng, pho mát và bánh mì…. Vitamin D được tìm thấy nhiều trong các loại bơ thực vật, bơ, dầu cá và trứng.
  • Tăng cường Sắt cho người bệnh ung thư dạ dày. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra thì sắt trong thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn,..) sẽ dễ dàng được cơ thể hấp thụ hơn so với sắt được tìm thấy trong cá, đậu nành, lòng đỏ trứng, rau lá xanh và trái cây sấy khô
ung-thu-da-day-nen-an-gi
Nên tăng cường sắt bằng ăn thịt bò cho người ung thư dạ dày
  • Bổ sung chất béo cho người bệnh bằng cách tăng cường thêm bơ và đồ ăn hoặc ăn bánh puding với kem trong các bữa ăn hàng ngày của người bệnh.

3. Ung thư dạ dày kiêng ăn gì?

Bên cạnh ung thư dạ dày ăn gì thì ung thư dạ dày không nên ăn gì cũng có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị của người bệnh.

3.1. Các loại thực phẩm kích thích

Các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá… đều là những tác nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Do đó, những trường hợp mắc bệnh ung thư tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Rượu làm gia tăng tình trạng mất nước, khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu dần dần cản trở việc hấp thu các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Người bị ung thư dạ dày cũng cần phải chú ý không nên sử dụng quá nhiều thức uống chứa caffeine. Bởi việc dùng quá nhiều thức uống chứa caffeine có thể gây ra tình trạng cơ thể mất nước.

3.2. Các loại thực phẩm lên men, đồ chua không tốt cho dạ dày

Thực phẩm lên men là một trong nhóm thức ăn đem đến cảm giác ngon miệng, nhất là các loại thực phẩm lên men như: dưa muối, cà muối, thịt muối, thịt ngâm…

Tuy nhiên thì các món ăn này đều góp phần làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy đối với những người đang bị ung thư, cần tuyệt đối tránh những loại thực phẩm này vì chúng sẽ tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Do đó nếu đã mắc ung thư dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm này.

Ngoài ra bệnh nhân ung thư dạ dày cũng cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống, hoa quả chua gây hại cho dạ dày như: chanh, cam, bưởi, dâu tây,…

ung-thu-da-day-nen-an-gi-1
Những người bị ung thư dạ dày không nên ăn chanh

3.3. Không nên ăn nhiều các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ khó hòa tan

Việc ăn nhiều các loại thực phẩm, đồ ăn, hoa quả trong thành phần có chứa các chất xơ khó hòa tan sẽ khiến dạ dày khó tiêu hóa; lúc này dạ dày sẽ phải hoạt động dạ dày liên tục co bóp nhiều mới có thể bẻ gãy đc các liên kết trong đó, để có thể tiêu hóa đc những chất này.

Do đó với những người mắc bệnh ung thư dạ dày thì việc tiêu hóa các chất này sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều, việc hạn chế không ăn các chất xơ khó hòa tan sẽ giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.

Các loại chất xơ khó hòa tan thường là thành phần cứng có mặt trong các nhóm thực phẩm sau: 

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gồm lúa mạch nguyên hạt, kiều mạch, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa miến, lúa rừng, lúa mì nghiền thô…
  • Các loại đậu nguyên hạt: Như đậu nành, đậu đen xanh, đậu xanh, lòng, đậu đỏ…; 
  • Các loại bắp nguyên hạt: bột bắp nguyên hạt, bắp rang…;
  • Các loại hạt khác: Như yến mạch nguyên hạt, vừng đen, hạt kê, hạt quinoa,…
  • Các loại hạt vẫn còn chứa vỏ
  • Các loại trái cây và rau xanh: Có nhiều trong vỏ, thân và cuống cây.

3.4. Thực phẩm chứa hàm lượng đường cao và đồ ngọt

Những người mắc ung thư dạ dày nên tránh ăn các loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống mà trong thành phần có chứa nhiều đường, cũng như các thực phẩm được chế biến công nghiệp như:

  • Rau quả có chứa đường khó tiêu: Một số loại rau củ thường chứa các loại đường khó tiêu hóa với hàm lượng cao phải kể đến như như giá đỗ, cần tây, măng tây, cải Brussels, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh,…. Khi các loại đường này vài cơ thể và được đào thải đi xuống đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ.  
  • Một số loại trái cây mà trong thành phần có chứa hàm lượng fructose cao như nho, anh đào, lê, mận, dưa hấu, chà là,…. Người mắc bệnh ung thư dạ dày không nên ăn quá nhiều những loại trái cây trên, bởi việc tiêu thụ nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, gây vấn đề khí tại đường ruột.
  • Hạn chế việc ăn quá nhiều các món ăn chế biến sẵn chứa đường đơn như: kẹo, bánh ngọt, soda thường, bánh quy,…..

3.5. Thực phẩm nướng ở nhiệt độ cao

Hầu hết các món ăn ngon miệng như như thịt nướng, cá nướng… đều là món ăn hấp dẫn khẩu vị của mọi người, tuy nhiên trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao sẽ vô tình tạo ra một số chất có khả năng gây ra tình trạng ung thư dạ dày.

Với những người đang mắc ung thư dạ dày việc ăn những thực phẩm này vô tình sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

Người bệnh ung thư dạ dày khi ăn các loại thực phẩm này sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một lượng muối (natri) cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tại các khu vực có mức tiêu thụ muối cao sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cao

Các chất phụ gia thường được cho thêm vào trong thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong các yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư. Những người bệnh ung thư khi ăn các loại thức ăn, đồ uống có chứa các chất này sẽ khiến cho bệnh tình ngày càng xấu hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Do vậy, cần áp dụng các phương pháp bảo quản khác thay thế cho chất phụ gia hoặc cắt giảm lượng MUỐI trong các món ăn hàng ngày như: tập thói quen ăn nhạt, ăn các món luộc,..

4. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày

Ngoài các món nên ăn và không nên ăn, đối với người ung thư dạ dày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình chế biến món ăn:

  • Để giúp người bệnh giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói nên chia nhỏ bữa ăn từ 8 – 10 bữa, có thể ăn thêm các bữa phụ xen kẽ giữa các bữa chính.
  • Nên ăn các thức ăn đã lạnh và nguội
  • Tránh ăn các thức ăn cứng, thô, sống, chiên hoặc nướng giòn
  • Nên chế biến thức ăn một cách đơn giản như luộc, xay nhuyễn, bằm nhuyễn…
  • Người bệnh cần chú ý tránh những thực phẩm có mùi hoặc vị mạnh, đậm đặc như ớt, tiêu….
  • Cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý tiệt trùng kỹ bằng ozone đối với rau xanh, trái cây tươi…
  • Nên ăn các thực phẩm chế biến dạng công thức và tuyệt đối trong quá trình chế biến thức ăn cho người bệnh không sử dụng phụ gia thực phẩm.

Trong và sau quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời có chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện, nghỉ ngơi và sử dụng thực phẩm chức năng giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe đem lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin giải đáp thắc mắc ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì. Hy vọng sau bài viết bạn đã có những thông tin hữu ích, có được thực đơn những món cần ăn để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư hiệu quả.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Thêm 6 tháng nữa đã trôi qua, ông Vũ Huy Chương – người lính già chống chọi với ung thư giờ ra sao?

VTC14: CHUYỆN NGƯỜI LÍNH CHỐNG CHỌI VỚI UNG THƯ DI CĂN

VTV2 – HTCB SỐ 11: UNG THƯ-NGƯỜI BẠN KHÔNG MỜI VÀ CUỘC CHIẾN SINH TỬ CỦA NGƯỜI LÍNH GIÀ

VTC14: Cụ ông 83 tuổi vượt qua căn bệnh ung thư ngoạn mục

Trên đây là các nội dung về chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày. Hi vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này. Để được tư vấn cụ thể hơn về bệnh ung thư dạ dày, hãy liên hệ với chuyên gia của GHV KSOL qua tổng đài 1800 6808 (giờ hành chính) hoặc hotline 096 268 6808.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7