Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát
Nội dung bài viết
Ung thư vòm họng có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Thế nhưng, nếu không tuân thủ biện pháp phòng ngừa thì ung thư vòm họng tái phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Khi bệnh đã tái phát việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Do đó, chúng ta cần trang bị và nắm rõ những nguyên nhân tái phát để có biện pháp phòng ngừa nhằm bảo vệ sức khỏe thật tốt trước căn bệnh ác tính này. Cùng GHV KSOL tìm hiểu trong bài viết sau đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Người bệnh ung thư vòm họng sau điều trị cần chăm sóc như thế nào?
- Tầm soát ung thư vòm họng – Tiền đề phát hiện sớm bệnh ung thư
- Ung thư vòm họng không nên ăn gì tốt cho sức khỏe
1. Vì sao ung thư vòm họng tái phát?
Ung thư vòm họng tái phát là không hề hiếm gặp và chiếm tỷ lệ cao ở giai đoạn sau 2 – 5 năm điều trị đầu tiên. Có nhiều lý do khiến căn bệnh ung thư này tái phát và dưới đây là một số nguyên nhân chính:
1.1. Không tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Mặc dù ung thư vòm họng trước đó đã được điều trị khỏi. Thế nhưng, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ vẫn rất cần thiết và quan trọng. Nếu người bệnh chủ quan không sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, liệu trình, thời gian thì rất dễ tạo điều kiện để ung thư tái phát. Hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng vết mổ là rất lớn.
1.2. Sử dụng các chất kích thích
Rượu bia, các chất kích thích như cà phê, nước đóng chai, nước có gas… đều là những tác nhân không tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt là những người bị ung thư và sau điều trị ung thư.
Người đã điều trị ung thư vòm họng khỏi nhưng không từ bỏ được các chất kích thích kể trên sẽ khiến bệnh tái phát với tỷ lệ cao.
1.3. Ung thư vòm họng tái phát do sử dụng thuốc lá
Ngoài chất kích thích thì thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh ung thư vòm họng dễ tái phát. Thuốc lá chứa nhiều chất độc gây hại sẽ khiến vòm họng dễ bị tổn thương. Vì thế, mức độ nguy hiểm sẽ càng tăng lên đối với những người bị ung thư hoặc sau khi điều trị ung thư mà vẫn không bỏ được thuốc lá.
Nếu người bệnh sau điều trị thường xuyên sử dụng cả rượu bia và thuốc lá thì nguy cơ tái phát ung thư cao gấp nhiều lần so với người không sử dụng các chất này.
1.4. Khâu vệ sinh không đảm bảo
Điều trị ung thư vòm họng bằng phương pháp phẫu thuật thì khâu vệ sinh hết sức quan trọng. Nếu vệ sinh kém và không đảm bảo khoa học dễ gây ra nhiễm trùng, khiến vết mổ viêm nhiễm, đau nhức và sưng tấy. Đây là điều kiện để bệnh có nguy cơ tái phát cao.
Ngoài ra, sau khi điều trị thành công ung thư vòm họng mà không chú ý đến việc vệ sinh vòm họng đúng cách cũng dễ dẫn đến tình trạng bệnh tái phát. Có thể kể đến như không tuân thủ việc súc miệng, vệ sinh họng mỗi ngày. Hoặc lạm dụng các loại nước súc họng chứa các hóa chất độc hại.
2. Phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát như thế nào?
Ung thư vòm họng tái phát là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu người bệnh không thực hiện tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ và phạm phải những sai lầm trên. Do đó, để tránh căn bệnh ác tính này tái phát, các bạn hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa đơn giản dưới đây:
2.1. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Khi đã điều trị ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ theo từng năm. Đối với 2 năm đầu tiên sau điều trị, bác sĩ sẽ lên lịch khám định kỳ vài tháng một lần. Từ các năm sau trở đi, tần suất tái khám sẽ giảm dần.
Việc thăm khám định kỳ sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng kiểm soát ung thư ở người bệnh. Trên cơ sở này sẽ đề ra kế hoạch luyện tập, ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt để đạt hiệu quả cao. Đồng thời, có được phương thức phòng tránh tốt nhất.
2.2. Thăm khám nha khoa đều đặn
Sau điều trị ung thư vòm họng thì vấn đề răng miệng cần được quan tâm, giữ gìn và chăm sóc cẩn thận. Ngoài việc tuân thủ vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng nên thăm khám nha khoa đều đặn theo định kỳ.
Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng, khả năng nói chuyện và chức năng nuốt… để xác định việc điều trị ung thư có gây tác dụng phụ gì không. Nếu có, bác sĩ sẽ có kế hoạch để phục hồi và đảm bảo răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa ung thư tái phát.
2.3. Loại bỏ những thói quen xấu để ngừa ung thư vòm họng tái phát
Để ngăn ngừa sự tái phát của ung thư vòm họng, người bệnh cần loại bỏ những thói quen xấu gây hại, bao gồm:
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, chất kích thước, nước ngọt có gas, đồ uống đóng chai, cà phê.
- Hạn chế và tốt nhất không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn.
- Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị như đường, muối… Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, chua muối… cũng cần hạn chế.
- Thịt đỏ, đồ nướng, thực phẩm chứa nhiều hóa chất… cũng nên hạn chế.
- Không thức khuya, không làm việc quá sức và nên duy trì ngủ đủ mỗi ngày 7 – 8 tiếng.
2.4. Hình thành những thói quen tốt
Các thói quen tốt là giải pháp hữu ích để phòng ngừa bệnh tái phát. Do đó, các bạn nên hình thành những thói quen tốt dưới đây:
- Thực hiện luyện tập đều đặn mỗi ngày 30 – 45 phút để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, thúc đẩy lưu thông khí huyết tốt hơn.
- Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi… để bổ sung hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất dồi dào.
- Duy trì việc ăn chín, uống sôi và nên đa dạng cách nấu nướng chế biến. Lựa chọn các món ăn mềm, dễ nuốt…
- Kiểm soát tốt stress, căng thẳng. Đảm bảo duy trì ổn định sự lạc quan, vui vẻ cho bản thân.
Lắng nghe cơ thể
Bạn cần quan tâm đến những triệu chứng bất thường của cơ thể dù là nhỏ nhất. Lúc này, cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm như chụp CT, chụp PET/CT để xem có phải bệnh tái phát hay không. Việc phát hiện ung thư tái phát ngay từ sớm sẽ đảm bảo cơ hội điều trị tốt hơn.
Như vậy, nội dung bài viết đã giúp các bạn nắm rõ được nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư vòm họng tái phát. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay để đảm bảo có một sức khỏe tốt, phòng tránh căn bệnh ung thư ác tính đạt hiệu quả cao.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB số 23 – Hành trình tìm lại sự sống của bệnh nhân ung thư Vòm họng (Ông Tiến- 0987.760.309)
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng