Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh là tình trạng mà nhiều người gặp phải, điều này gây ra nhiều khó chịu và phiền toái. Khi triệu chứng này kéo dài dai dẳng hoặc liên tục tái phát, bạn không nên chủ quan. Bài viết dưới đây, GHV KSol sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

Xem thêm:

1. Nguyên nhân đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

Hầu hết mọi người ai cũng đã từng trải qua tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này được chia làm hai loại đó là: nguyên nhân không phải bệnh lý và nguyên nhân bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. 

1.1. Nguyên nhân đau hậu môn sau khi đi vệ sinh không phải là bệnh lý

Đau hậu môn khi đi đại tiện có thể do một số nguyên nhân sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt không phù hợp, khiến cho hậu môn bị tổn thương và gây ra các triệu chứng đau hậu môn.

Thói quen nhịn đi vệ sinh

Một số bạn lười đi vệ sinh có thói quen nhịn đại tiện khiến phân lưu lại lâu trong trực tràng, dẫn đến táo bón. Mỗi lần đi vệ sinh gặp nhiều khó khăn và có cảm giác đau rát hậu môn. Nếu không giữ gìn sạch sẽ khu vực hậu môn sẽ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, tạo điện kiện thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, tấn công khiến cho tình trạng đau hậu môn trầm trọng hơn.

nhin-dai-tien-gay-dau-hau-mon-sau-khi-di-ve-sinh
Nhịn đi đại tiện là một thói quen gây ra tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

Ăn nhiều đồ cay nóng

Nếu chế độ ăn hàng ngày của bạn có nhiều món ăn cay nóng thì sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hoá và hậu môn. Những thực phẩm cay nóng không thể phân huỷ hoàn toàn trong quá trình tiêu hoá, mà nó còn tồn tại khi đào thải ra ngoài hậu môn. Do đó, hậu môn không chịu được kích thích mạnh và có thể phản ứng lại gây cảm giác đau rát.

Quan hệ bằng đường hậu môn

Quan hệ qua đường hậu môn là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nứt hậu môn. Do đó, khu vực hậu môn bị tổn thương dẫn tới tình trạng đau hậu môn khi đi cầu.  

1.2. Nguyên nhân đau hậu môn sau khi đi vệ sinh do bệnh lý

Theo các chuyên gia, tình trạng đau hậu môn khi đi đại tiện có thể do một số bệnh lý gây nên. Có một số bệnh lý phổ biến sau đây:

Đau hậu môn sau khi đi vệ sinh do bệnh trĩ

Bệnh trĩ khiến cho vùng tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng và căng giãn quá mức. Thông thường trĩ được chia làm 2 loại: trĩ nội, trĩ ngoại. Trĩ nội ở giai đoạn đầu không gây đau đớn nhưng có thể xuất hiện triệu chứng chảy máu từ bên trong. Còn trĩ ngoại lại khiến người bệnh có cảm giác đau hậu môn và ngứa ngáy mỗi lần đi đại tiện. 

Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người có chế độ ăn ít chất xơ và người có đặc thù công việc ngồi lâu một tư thế có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn. Để ngăn ngừa mắc bệnh trĩ bạn nên duy trì cân nặng ổn định, đồng thời bổ sung thêm nhiều chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh trĩ lại gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Do đó, hãy rèn cho mình một lối sống sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh tốt nhất.

bi-tri-dau-hau-mon-sau-khi-di-ve-sinh
Trĩ là bệnh lý khiến đau hậu môn khi đi đại tiện

Đau hậu môn khi đi đại tiện do táo bón

Táo bón được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn đau hậu môn khi đi vệ sinh. Khi bị táo bón, khuôn phân to và cứng khiến cho bạn phải cố rặn thật mạnh. Điều này làm cho lớp niêm mạc hậu môn bị tổn thương gây đau rát hậu môn. Bên cạnh đó còn đi kèm một số triệu chứng như đi đại tiện ít, có máu lẫn trong phân… Giải pháp tốt nhất để chống táo bón đó là ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày và vận động thường xuyên. 

Do nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng hậu môn xuất hiện vết nứt có thể do chấn thương, táo bón kéo dài, sinh con qua đường âm đạo… Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ bị đau rát, khó chịu sau mỗi lần đi đại tiện, thậm chí có kèm màu đỏ tươi trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Thường nứt kẽ sẽ tự hết sau 2 – 3 tuần, tuy nhiên nếu tái phát thường xuyên và kéo dài hơn thì cần điều trị. 

Viêm đại trực tràng

Đây là bệnh lý đường tiêu hoá gây tổn thương niêm mạc đại trực tràng, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là đau hậu môn dữ dội. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn có thể xuất hiện các biến chứng như thủng đại tràng, hẹp đại tràng, ung thư đại tràng… 

Polyp đại trực tràng

Khi sự tăng sinh quá mức ở niêm mạc đại trực tràng sẽ tạo nên những khối polyp nhỏ, lồi. Polyp đại trực tràng gần như không gây ra các triệu chứng đặc biệt gì. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có triệu chứng đi ngoài bị đau hậu môn khi đi đại tiện và có thể chảy máu.

polyp-gay-dau-hau-mon-sau-khi-di-ve-sinh
Những polyp ở đại trực tràng thường gây ra triệu chứng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

Rò hậu môn

Nguyên nhân gây ra rò hậu môn là do áp xe hậu môn bị vỡ khiến cho cấu trúc đường rò bên trong niêm mạc xuất hiện. Đây là một bệnh lý phức tạp, khó khăn khi điều trị. Do đó, cần được thăm khám và điều trị sớm nếu gặp phải các triệu chứng như đau rát hậu môn khi đi vệ sinh, chảy dịch ở hậu môn có mùi khó chịu, hậu môn sưng nóng.

Tiêu chảy kéo dài

Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cho mỗi lần đi đại tiện bị đau rát. Bởi số lần đi đại tiện trong ngày nhiều hơn so với bình thường, khoảng 5 – 10 lần/ngày. Do đó, niêm mạc hậu môn sẽ bị tổn thương gây ra tình trạng đau hậu môn. 

Ung thư hậu môn, đại tràng

Đây là bệnh lý rất nguy hiểm với người bệnh, gây ra một số triệu chứng nguy hiểm như đại tiện ra máu, đau hậu môn, sụt cân đột ngột, người mệt mỏi, cơ thể không hấp thu thức ăn… Đối với ung thư, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời để tránh xảy ra các biến chứng gây nguy hiểm đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Xem ngay >>> Ung thư hậu môn và những thông tin quan trọng bạn cần biết

2. Cách khắc phục đau hậu môn sau khi đi vệ sinh

Đau hậu môn khi đi cầu gây ra cảm giác khó chịu, sợ đại tiện và bất tiện trong sinh hoạt. Không những vậy tình trạng này kéo dài có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc các bệnh lý mãn tính. Do đó, người bệnh cần thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đau hậu môn sau khi đi vệ sinh. 

2.1. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Hầu hết nguyên nhân gây ra tình trạng đau hậu môn khi đi đại tiện khởi phát do thói quen ăn uống không khoa học. Chính vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng này, bạn cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:

  • Nên bổ sung các thực phẩm đã nấu chín, đun sôi. Không ăn thực phẩm còn sống hoặc thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Sử dụng sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột, từ đó giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng, thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao như hải sản, sữa, các loại đậu…
  • Ăn đúng khung giờ mỗi ngày để ổn định hoạt động tiêu hoá và bài tiết.
  • Tránh xa rượu bia, café, nước ngọt có ga và một số chất kích thích khác, bởi các chất này có thể khiến cho cơ thể bị mất nước, phân cứng và khô hơn bình thường.
an-uong-khoa-hoc
Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đau hậu môn hiệu quả

2.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tình trạng đau hậu môn cũng bị chi phối bởi thói quen sinh hoạt. Việc xây dựng thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế hiện tượng táo bón và giảm đau hậu môn khi đi đại tiện.

  • Nên đi vệ sinh ngay khi nhu cầu có cơ thể, nếu nhịn đại tiện kéo dài thì phân ở lâu bên trong đường ruột, dần sẽ chuyển sang tình trạng khô cứng và gây nguy cơ táo bón.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào một khung giờ nhất định trong ngày để ổn định hoạt động bài tiết đường ruột và giảm tình trạng rối loạn đại tiện.
  • Nếu đặc thù công việc phải ngồi, đứng quá lâu một tư thế, bạn cần đứng lên đi lại thường xuyên để tránh áp lực lên hậu môn.
  • Ngâm rửa sạch sẽ hậu môn hàng ngày để làm mềm niêm mạc, giảm tình trạng ngứa ngáy và khô rát.
  • Tránh tình trạng quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng thần kinh.
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục đều đặn mỗi ngày và ngủ nghỉ đúng giờ.
  • Khi hậu môn bị đau bạn nên chọn trang phục rộng rãi thoáng mát, chất liệu cotton để tránh tổn thương hậu môn.
tap-the-duc-deu-dan
Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm triệu chứng đau hậu môn

2.3. Một số mẹo khắc phục đau hậu môn sau khi đi vệ sinh tại nhà

Bạn có áp dụng một số mẹo cải thiện nhanh tình trạng đau hậu môn khi đi đại tiện sau đây:

  • Chườm lạnh: Nếu tình trạng đau hậu môn kèm theo tình trạng sưng nóng, bạn có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh lên khu vực hậu môn để cải thiện. Bạn có thể dụng khăn bọc viên đá sẽ giúp làm co mạch, hạn chế tuần hoàn máu và hỗ trợ làm giảm hiện tượng viêm.
  • Sử dụng dầu dừa: Bạn có thể thoa dầu dừa 2 – 3 lần/ngày để làm mềm, ẩm vùng da này. Hơn nữa, các acid béo trong dầu dừa còn hỗ trợ phục hồi vết nứt và ngăn viêm nhiễm.
  • Dùng lá diếp cá: Trong diếp cá có chứa thành phần Quercetin giúp bảo vệ thành mạch, giảm sung huyết. Bạn có thể giã và đắp diếp cá lên hậu môn để giảm đau, sưng và ngứa ngáy.
  • Ngâm nước muối ấm: Mỗi lần đi vệ sinh xong hậu môn bị đau, bạn có thể dùng nước muối ấm để ngâm hậu môn sẽ giúp làm dịu vùng da bị kích thích sau khi đại tiện.

Bài viết trên GHV KSol đã cung cấp những thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục đau hậu môn sau khi đi vệ sinh. Người bệnh lưu ý rằng khi áp dụng các cách khắc phục trên mà không thuyên giảm, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7