[HỎI ĐÁP] Chạy thận bao nhiêu tiền? Chi phí từ A-Z
Nội dung bài viết
Chạy thận bao nhiêu tiền không chỉ là câu hỏi những người bệnh thận mà cả người nhà của những người bị bệnh thận cũng rất quan tâm. Bài viết này GHV KSOL sẽ giải đáp một phần thắc mắc của bạn về chi phí chạy thận bao nhiêu tiền?
Xem thêm:
- Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
- Chạy thận nên ăn gì không nển ăn gì
- ung thư thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
1. Chạy thận nhân tạo là gì?
Chạy thận nhân tạo là quá trình thay thế chức năng hoạt động của thận bằng các máy móc hiện đại nhằm duy trì sự sống của người bệnh suy thận.
Quá trình này phải diễn ra khi chỉ số mức lọc cầu thận (GFR) ở dưới mức 15ml/phút/1,73m2.
2. Tại sao phải chạy thận?
Dựa trên một số yếu tố như sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, chức năng thận, dấu hiệu và triệu chứng bệnh cũng như chất lượng cuộc sống mà bệnh nhân mong muốn để đưa ra quyết định có chạy thận hay không?
Chỉ số mức lọc cầu thận ước tính (EGFR) được sử dụng để đo mức độ chức năng thận. EGFR được tính bằng kết quả xét nghiệm creatinin máu, giới tính, tuổi tác và một số yếu tố khác.
Chỉ số này giúp xác định chức năng thận nhằm lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh nhân bị suy thận, bao gồm cả khi quyết định chạy thận nhân tạo.
Chạy thận nhân tạo có thể giúp cơ thể bạn kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng hợp lý của chất lỏng và khoáng chất khác nhau như kali và natri trong cơ thể.
Thông thường, chạy thận nhân tạo sẽ được các bác sĩ chỉ định khi thận của bạn ngừng hoạt động đến mức nó gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân phổ biến của suy thận cần phải chạy thận bao gồm:
- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường
- Tăng huyết áp
- Viêm cầu thận
- Viêm mạch máu
- Thận đa nang
3. Người bệnh sống được bao lâu nếu chạy thận nhân tạo?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những bệnh nhân suy thận sử dụng phương pháp chạy thận nhân tạo thì mỗi người có thời gian sống khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
Thời gian bắt đầu chạy thận
Với trường hợp bệnh nhân đã suy thận mãn tính độ 5, nếu không tiến hành chạy thận lọc máu ngay lập tức sẽ gây ra nhiều biến chứng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến người bệnh ngay cả khi tiến hành chạy thận.
Người bệnh sẽ phải thực hiện chạy thận cả đời để duy trì sự sống hoặc phải tìm được người ghép thận phù hợp.
Tình trạng sức khỏe mỗi người
Nếu bệnh nhân mắc thêm các bệnh lý nền hoặc các biến chứng của bệnh khác thì quá trình chạy thận sẽ khó khăn hơn, thời gian sống của người bệnh giảm.
Chế độ sinh hoạt hàng ngày
Chế độ ăn uống và giờ giấc ngủ nghỉ tác động trực tiếp vào hiệu quả của quá trình điều trị chạy thận.
Bệnh nhân cần thực hiện theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ đối với các chất như Protein, muối, Kali,…
Tâm lý của người bệnh
Nếu bệnh nhân suy nghĩ tích cực, thoải mái, tuổi thọ người suy thận sẽ gia tăng đáng kể nhờ phương pháp chạy thận.
Và ngược lại, nếu sống trong âu lo và vấp phải gánh nặng kinh tế, tuổi thọ của người bệnh sẽ không được kéo dài được lâu.
Xem thêm >>> 05 dấu hiệu ung thư thận giai đoạn sớm không nên chủ quan
4. Chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu tiền?
Chạy thận có tốn tiền không? là câu hỏi mang tính chất tương đối bởi các khoản thanh toán cho mỗi lần chạy thận sẽ khác nhau theo thời gian, khu vực bạn sinh sống và phụ thuộc các công nghệ điều trị.
Trường hợp bệnh nhân không có bảo hiểm y tế
Với trường hợp bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, bệnh nhân sẽ phải tự thanh toán toàn bộ chi phí khi chạy thân.
Theo các chuyên gia, chạy thận ở Việt Nam hiện tiết kiệm được 50% chi phí điều trị so với các nước như Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, dù chi phí giảm hơn nhưng chạy thận là một cuộc chiến dài hơi của người bệnh vì khoản chi phí phải bỏ ra không hề nhỏ.
Với những bệnh nhân có bảo hiểm y tế
Bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả khoảng 80 đến 100% các khoản điều trị liên quan đến lọc máu, thuốc uống và khám bệnh. Ở trường hợp không được chi trả toàn bộ, các khoản chi phí còn lại người bệnh phải chi trả có thể lên đến từ vài triệu hoặc vài chục triệu cho một tháng chạy thận.
Con số này với nhiều gia đình có điều kiện kinh tế thấp là áp lực quá lớn để duy trì dài lâu.
Hầu hết các máy chạy thận ở các bệnh viện tại Việt Nam đều đang được thuê từ một bên thứ 3 để giảm chi phí máy móc thấp nhất cho phía bệnh nhân. Nếu nhập máy chạy thận từ nước ngoài, số tiền mà bệnh viện phải bỏ ra có thể lên đến đến 20.000 USD/máy, tương đương khoảng 450 triệu đồng.
Ở Việt Nam, chi phí mà bệnh nhân phải chi trả cho mỗi lần chạy thận nhân tạo dao động từ 150.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ.
Ngoài các mức phí niêm yết kể trên, một số bệnh viện có quy định chi trả thêm một số phụ phí đi kèm như điện, nước,… dao động trong khoảng 20 đến 30 nghìn đồng.
Vì việc chạy thận gần như là suốt đời để duy trì sự sống nên khoản chi phí mà mỗi bệnh nhân bỏ ra là không nhỏ.
Mức phí chạy thận của một số bệnh viện được công bố như sau:
- Bệnh viện miền Đông khoảng 500.000đ/lần
- Bệnh viện 175 khoảng 550.000đ/lần
- Bệnh viện Chợ Rẫy khoảng 970.000đ/lần
- Bệnh viện Đa khoa Hà Đông khoảng 300.000đ/lần
Tuy nhiên, mức giá nói trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết mức giá cụ thể của từng phương pháp chạy thận, người nhà bệnh nhân cũng như người bệnh cần liên hệ trực tiếp với các bệnh viện vì giá dịch vụ còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, giá dịch vụ từng khu vực, các chi phí kèm theo,…
Trên đây là những chia sẻ của GHV KSOL về chạy thận bao nhiêu tiền? Mong bạn và gia đình cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp nhất, vì chạy thận luôn là một cuộc chiến lâu dài để giành giật sự sống cho người bệnh.
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL