Bị bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho sức khỏe

Người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho tình trạng bệnh là một trong những điều cần được quan tâm khi mắc phải căn bệnh này. Do đó, để giải đáp cho câu hỏi bị bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì, GHV KSol đã thực hiện bài viết dưới đây.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng kích thước tuyến giáp phát triển lớn hơn so với bình thường. Ở giai đoạn đầu, rất khó phát hiện ra các triệu chứng của bướu cổ. Tuy nhiên, khi kích thước bướu trở nên lớn hơn sẽ gây chèn ép khí quản, thực quản dẫn đến hiện tượng khó thở, nuốt nghẹn ở người bệnh.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bướu cổ mà các biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Cụ thể đó là:

Do chế độ ăn thiếu iod

Iod là chất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Khi không bổ sung đủ iod cho cơ thể qua chế độ ăn uống sẽ khiến tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn bình thường để tạo ra lượng hormone cần thiết. Hậu quả là khiến cho tuyến giáp phình to ra và cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ.

Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu trong chế độ ăn của người bệnh có nhiều thực phẩm ức chế hormon tuyến giáp như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ.

Ở giai đoạn đầu, người bệnh không có biểu hiện cụ thể mà chỉ khi khối bướu trở nên lớn hơn thì sẽ chèn ép gây khó thở, nuốt nghẹn, khàn tiếng.

Mắc bệnh basedow

Basedow là một bệnh tự miễn và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây cường giáp. Khi mắc bệnh sẽ kích hoạt cơ thể sản sinh ra một protein, còn có tên gọi là kháng thể kích thích tuyến giáp. Protein này có cấu trúc tương tự với hormone TSH. Chính bởi vậy, khiến cho tuyến giáp hiểu nhầm đó là TSH và dẫn đến tăng cường tiết hormone, hậu quả là bị phì đại về kích thước, gây bướu cổ.

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây ra các triệu chứng như: Hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, mẫn cảm với nhiệt, đánh trống ngực, mệt mỏi, giảm cân…

Bị viêm tuyến giáp hashimoto

Khi bị bệnh hashimoto, cơ thể sản sinh ra kháng thể bất thường, nhận nhầm các tế bào tuyến giáp là tác nhân ngoại lai và xảy ra hiện tượng tấn công các tế bào này. Hậu quả là chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp suy giảm khi một số mô của tuyến giáp bị phá hủy. 

Khi tuyến giáp không sản xuất ra đủ lượng hormon thì tuyến yên sẽ tăng cường tiết TSH và khiến cho tuyến giáp bị phì đại, tăng sinh và cuối cùng dẫn đến bướu cổ.

Tuyến giáp hoạt động kém có thể gây ra các biểu hiện: Sợ lạnh, táo bón, hay cáu gắt, rụng tóc, tăng cân,…

2. Nguyên tắc ăn uống khi mắc bệnh bướu cổ

Trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chế độ dinh dưỡng thiếu iod, thiếu hụt protein hay năng lượng đều tác động đến tình trạng bệnh. Vậy nên, khi xây dựng chế độ ăn cho người bị bướu cổ sẽ cần chú ý các nguyên tắc sau:

  • Thực đơn ăn uống dành cho người bị bướu cổ cần chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu iod như là sò, ngao, hải sản… Đồng thời, người bệnh cũng cần thường xuyên sử dụng muối iod.
  • Loại bỏ các thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thu iod trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cần phải hợp lý, cung cấp đầy đủ năng lượng, vitamin, đủ lượng protein và hydrocarbon cho cơ thể.
benh-buou-co-nen-kieng-an-gi-1
Người bị bướu cổ nên kiêng ăn gì và nên ăn gì?

3. Người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì để tốt cho tình trạng bệnh?

Một số thực phẩm sau đây có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bướu cổ nên người bệnh cần tránh dùng đó là:

3.1. Các loại rau cải

Glucosinolate là một hợp chất của lưu huỳnh có chứa trong các loại rau cải. Khi được hấp thu vào cơ thể, glucosinolate sẽ chuyển hóa thành isothiocyanate, sẽ gây cản trở sự hấp thu iod của tuyến giáp. Và hậu quả chính là khiến cho bệnh bướu cổ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế, khi ăn các loại rau cải còm làm giảm tác động tích cực của iot đối với tuyến giáp và dẫn đến làm to tuyến giáp trạng.

Một số loại rau cải mà người bệnh bướu cổ không nên ăn đó là:

  • Bông cải xanh.
  • Bắp cải.
  • Cải xoăn
  • Súp lơ.
  • Su hào.

Trong trường hợp nếu người bệnh vẫn muốn sử dụng những loại rau này thì nên ăn với lượng ít. Thái nhỏ, rửa sạch rau với nước trước khi sử dụng để loại bỏ tới 75% hàm lượng isothiocyanate trong rau và đến 95% chất này nếu tiến hành luộc rau.

3.2. Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì – Bắp cải trắng

Thành phần Gotrin có trong bắp cải trắng sẽ cản trở các hoạt động bình thường của tuyến giáp và làm cho tình trạng bướu cổ nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu ăn bắp cải trắng quá thường xuyên sẽ làm kích thước của bướu cổ phát triển to hơn.

Nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải trắng khi bị bướu cổ thì cần thái nhỏ rồi rửa và ngâm với nước trong 10 – 15 phút để Gotrin phân hủy hết. Đồng thời, chỉ nên ăn bắp cải trắng với lượng nhỏ để không làm bệnh bướu cổ trầm trọng hơn.

benh-buou-co-nen-kieng-an-gi-2
Bắp cải trắng và các loại rau họ cải là những thực phẩm mà người bị bướu cổ không nên ăn

3.3. Bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì – Một số loại ngũ cốc

Trong một số loại ngũ cốc như hạt kê, khoai mì… có thể chứa một số chất gây bệnh bướu cổ như oxazolidin throne, thiocyanate… Đây là những chất khiến cơ thể khó hấp thu iod cũng như ức chế hoạt động của tuyến giáp. Tình trạng bướu cổ sẽ càng nặng hơn nếu người bệnh sử dụng nhiều các loại ngũ cốc này.

3.4. Đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành

Tuy được biết từ lâu là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của con người nhưng đậu nành lại là thực phẩm mà người bị bướu cổ cần kiêng ăn để tránh bị bệnh nặng hơn.

Theo báo cáo nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia, đậu nành là thực phẩm có tính kháng giáp. Và đặc tính này càng tăng lên khi dùng đậu nành với những người bị thiếu iod. Chính vì vậy, những người bị bướu cổ nên kiêng đậu nành cũng như các sản phẩm được chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành…

benh-buou-co-nen-kieng-an-gi
Người bị bệnh bướu cổ nên kiêng đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành

3.5. Các loại hoa quả chứa sắc tố

Cam, quýt, lê, táo, nho và một số loại hoa quả khác chứa sắc tố là những thực phẩm mà người bệnh bướu cổ nên kiêng ăn bởi vì chúng có chứa flavon. Sau khi vào cơ thể, flavon sẽ được các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thành axit glycero benzoic và axit ferulic. Hai sản phẩm chuyển hóa này là những chất có thể gây ức chế chức năng của tuyến giáp rất mạnh, làm cho bệnh bướu cổ càng trầm trọng hơn.

3.6. Thực phẩm, đồ uống có cồn

Các thực phẩm, nước uống có cồn như rượu bia hay các loại nước ngọt có gas, cafe… trong thành phần có các chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể cũng như làm giảm hiệu quả của các thuốc điều trị bướu cổ. Vậy nên người bị bướu cổ cần tránh những sản phẩm này để có được kết quả điều trị tốt nhất.

4. Các loại thực phẩm người bệnh bướu cổ nên ăn là gì?

Ngoài các thực phẩm cần tránh, thì đâu là những thức ăn có lợi cho sức khỏe của người bệnh bướu cổ cũng cần được quan tâm để có được chế độ ăn hài hòa và tốt nhất.

4.1. Hải sản

Hải sản là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều selen, iod tự nhiên và lượng omega 3 rất tốt cho sức khỏe của người bị bướu cổ.

Có nhiều loại hải sản để cho người bệnh lựa chọn và chế biến thành các món ăn ngon miệng trong thực đơn hàng ngày như cua, cá, ngao, tôm, hến, ghẹ…

benh-buou-co-nen-kieng-an-gi-3
Người bị bướu cổ nên ăn hải sản

4.2. Rong biển

Theo y học cổ truyền thì rong biển có tác dụng làm mềm khối u rắn, lợi thủy, tiết nhiệt và tiêu đờm. Do đó, sử dụng rong biển cho người bị bướu cổ sẽ có tác dụng hỗ trợ làm mềm khối u. Một điều đặc biệt nữa là, hàm lượng iod cao trong rong biển sẽ giúp điều hòa hormon tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Bạn có thể chế biến rong biển thành nhiều món ăn như: Canh rong biển, ăn kèm sushi, rong biển trộn salad,..

4.3. Cá biển

Một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với người bị bướu cổ đó là vitamin A. Thiếu loại vitamin này sẽ làm rối loạn chức năng tổng hợp hormon của tuyến giáp bị rối loạn.

Cá biển là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào từ thiên nhiên. Các loại cá biển như cá ngừ, cá hồi, cá thu… vừa bổ sung thêm vitamin A, iod cho cơ thể vừa làm phong phú thêm bữa ăn hàng ngày của người bệnh.

4.4. Khoai tây

Dù rất quen thuộc, nhưng rất ít người biết khoai tây là nguồn thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị bướu cổ bởi có hàm lượng iod khá nhiều.

Tuy nhiên, lượng iod trong khoai tây được dung nạp nhiều nhất là khi người bệnh ăn cả vỏ. Bên cạnh đó, nên chế biến khoai tây thành các dạng luộc, hấp, nấu hoặc chiên không dầu để vừa dễ ăn và bổ sung được nhiều lượng iod mà vừa tránh được dầu mỡ, chất béo không tốt cho cơ thể.

4.5. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa, kem, sữa chua, pho mát và các sản phẩm làm từ sữa khác đều có chứa lượng iod nhất định, protein, vitamin và canxi tốt cho sức khỏe của người bị bướu cổ. Không chỉ vậy, sữa chua còn chứa các lợi khuẩn có tác động tích cực, hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, tăng vị giác.

4.6. Trứng

Trong thành phần của trứng có chứa lượng iod và selen lành mạnh, là những dưỡng chất cần thiết cho người bị bệnh bướu cổ. Để tận dụng được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ trứng thì người bệnh nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ.

4.7. Một số loại rau củ quả khác

Một số loại rau củ quả như cà rốt, cà chua, bí đỏ, rau diếp… khi sử dụng sẽ cung cấp nhiều vitamin A, chất xơ có lợi cho cơ thể của người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý mua rau củ nói riêng và các thực phẩm khác nói chung tại những địa chỉ uy tín, tươi sạch và có nguồn gốc rõ ràng.

Trên đây là một số thực phẩm nằm trong danh sách trả lời cho câu hỏi người bị bệnh bướu cổ nên kiêng ăn gì? Ngoài ra, còn có một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh. Khi bị bướu cổ, người bệnh nên cân đối giữa những thực phẩm nên và không nên ăn để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7