Sa trực tràng ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
Nội dung bài viết
Sa trực tràng ở trẻ em là bệnh thường gặp có liên quan đến các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Các bậc phụ huynh hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về bệnh sa trực tràng ở trẻ em là gì và những thông tin cần thiết về căn bệnh này để có thể bảo vệ sức khỏe con em mình nhé.
XEM THÊM:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn số 5: Người phụ nữ vươn lên vì sự sống
- Những dấu hiệu và phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2
- Xạ trị chữa ung thư đại trực tràng
1. Sa trực tràng ở trẻ em là gì?
Trực tràng là phần bên dưới của ruột già. Thông thường, trực tràng thường được gắn vào xương chậu với dây chằng và các cơ. Bệnh sa trực tràng xảy ra khi niêm mạc trực tràng hoặc thành trực tràng của trẻ chui qua lỗ hậu môn ra bên ngoài cơ thể.
Bệnh sa trực tràng thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi vì dây chằng và cơ bắp bị suy yếu do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ kéo dài. Ngoài ra, các vấn đề khác như sự kéo dài của túi cùng Douglas, bệnh Hirschsprung và xơ nang cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh sa trực tràng trẻ em.
Phần lớn các trường hợp trẻ em bị bệnh đều không quá nghiêm trọng và rất ít khi xảy ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, khi khối ruột bị sa ra ngoài quá lâu có thể gây ra sự bất tiện cho các bé trong quá trình sinh hoạt và khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng.
2. Phân loại sa trực tràng ở trẻ em
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà sa trực tràng ở trẻ nhỏ được chia thành các dạng khác nhau.
Sa trực tràng một phần
Ở đối tượng trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, đa số sẽ gặp phải tình trạng sa niêm mạc trực tràng. Tình trạng này xảy ra do các tế bào và tổ chức mô của đoạn trực tràng vì nguyên nhân nào đó mà thường xuyên bị căng giãn, làm cho lớp niêm mạc trực tràng bị kéo dài ra quá mức và lộn ngược . Lâu dần các lớp niêm mạc sẽ không còn khả năng tự thu lại như trạng thái ban đầu, từ đó dẫn đến sa phần niêm mạc của trực tràng ra ngoài.
Sa trực tràng toàn bộ
Sa trực tràng toàn bộ là tình trạng toàn bộ các phần của đoạn trực tràng đều bị thoát ra ngoài khỏi lỗ hậu môn. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh đi đại tiện hoặc sau khi vận động nặng, gắng sức. Phần trực tràng sa ra ngoài có thể là đoạn trực tràng đơn thuần, nhưng cũng có thể bao gồm cả trực tràng và ống hậu môn. Sa trực tràng toàn bộ thường gặp nhiều ở những đối tượng là người lớn, tuy nhiên vẫn có thể gặp ở trẻ em nhưng với tỉ lệ thấp. Các mức độ bệnh được sắp xếp theo sự tăng dần như sau:
- Khối sa trực tràng xuất hiện sau khi đi đại tiện và có thể tự co hồi lại.
- Khối sa trực tràng xuất hiện sau khi dùng sức rặn mà không có khả năng tự co hồi, cần có sự can thiệp để đẩy lên.
- Khối sa xuất hiện mỗi khi trẻ nhỏ gắng sức nhẹ, nô đùa, hắt hơi hoặc ngồi xổm…
- Khối sa trực tràng thường xuyên xuất hiện ngay cả khi không gắng sức.
Thông thường tình trạng khối sa trực tràng của trẻ nhỏ sẽ ở hai mức độ đầu, do đó các bậc phụ huynh nên quan tâm đến tình trạng bệnh của trẻ.
3. Phân biệt sa trực tràng ở trẻ em với bệnh trĩ
Bệnh trĩ và sa trực tràng ở trẻ em là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về cơ chế hình thành thành bệnh. Tuy nhiên hai bệnh này thường xuyên bị nhầm lẫn là một bởi có những biểu hiện tương tự nhau.
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ trực tràng bị thoát ra ngoài hậu môn, bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi và ở người lớn trên 50 tuổi.
Còn đối với bệnh trĩ bản chất là các mạch máu, các búi tĩnh mạch ở vùng hậu môn, trực tràng bị sưng lên và tạo thành các búi trĩ trong hoặc ngoài ống hậu môn. Bệnh trĩ hay gặp ở người trung tuổi và rất ít hoặc không hề gặp ở trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, hai bệnh có những điểm tương đồng nhau như:
- Gặp phải tình trạng táo bón lâu, làm tăng áp lực ổ bụng gây ảnh hưởng đến quá trình thành bệnh.
- Ở giai đoạn đầu, cả hai bệnh đều có biểu hiện như: đau rát ở vùng hậu môn, khi đi đại tiện phân có máu hoặc chảy máu hậu môn, đều có khối lồi ra ngoài hậu môn…
Chính vì những điểm tương đồng trên mà nhiều người thường nhầm lẫn bệnh sa trực tràng với bệnh trĩ. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ không cần thiết phải phân biệt vì bệnh trĩ không gặp ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhỏ có các triệu chứng kể trên thì rất có khả năng bé đã bị sa trực tràng.
4. Nguyên nhân gây ra sa trực tràng ở trẻ em là gì?
Hiện nay vẫn chưa thể xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra tình trạng sa trực tràng ở trẻ em. Nhưng các chuyên gia nhận thấy rằng, những nguyên nhân và các yếu tố dưới đây đã làm tăng thêm nguy cơ gây ra tình trạng sa trực tràng ở trẻ em:
Nguyên nhân do bệnh lý
- Tăng áp lực ở ổ bụng khi rặn ở trẻ bị táo bón lâu ngày: Tình trạng táo bón lâu ngày sẽ khiến cho khuôn phân của trẻ trở nên cứng và rắn, kích thước cũng lớn hơn so với đường kính trong lòng trực tràng. Khi đi đại tiện trẻ nhỏ sẽ phải cố gắng sức rặn để làm tăng áp lực trong ổ bụng, từ đó tạo sức ép để đẩy cục phân ra bên ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh lý sa trực tràng.
- Tiêu chảy, kiết lỵ trong thời gian dài: Khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy trong thời gian dài, nhu động ruột sẽ trở nên không ổn định sẽ gây tăng áp lực cho ổ bụng và tác động lên thành bụng, từ đó cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh sa trực tràng ở trẻ.
- Trẻ bị bệnh xơ nang: Là một loại bệnh lý di truyền, nó làm cho cơ thể của trẻ tăng bài tiết mồ hôi, dịch nhầy một cách bất thường. Bệnh này làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của các hệ cơ quan trong cơ thể bao gồm cả hệ tiêu hóa, từ đó gây ra tình sưng tấy, phù niêm hoặc sa trực tràng.
Bất thường về mặt giải phẫu
- Trẻ bị suy yếu các cơ, dây chằng vùng chậu có nhiệm vụ treo giữ hậu môn – trực tràng bao gồm các cơ thắt hậu môn, các gân cơ đáy chậu, cơ nâng hậu môn… sẽ làm cho trực tràng dễ bị sa xuống hơn.
- Các bất thường bẩm sinh ở trẻ như đại tràng sigma dài quá mức, cơ nâng và hệ thống cơ thắt bị nhão, túi cùng douglas sâu và rộng hoặc trực tràng bám không chắc vào đáy chậu…
- Độ cong của xương cùng ít: Thông thường trực tràng sẽ nằm dọc và bám theo độ cong của xương cùng. Tuy nhiên, khi độ cong xương cùng nhỏ, trực tràng sẽ không còn điểm tựa nữa và sẽ dẫn đến tình trạng dễ bị sa ra ngoài hậu môn.
Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì những yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh sa trực tràng ở trẻ em:
- Bị suy dinh dưỡng lâu ngày, thể chất kém phát triển, chậm phát triển và bị thiếu hụt vitamin nhóm B.
- Thường xuyên bị ho dai dẳng, dữ dội.
- Có tiền sử phẫu thuật tại vùng hậu môn từ lúc mới sinh như: lỗ hậu môn hẹp, không có lỗ hậu môn, phình đại tràng bẩm sinh…
- Trẻ bị viêm, nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong thời gian dài
- Trẻ có thói quen đi vệ sinh quá lâu, thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện.
5. Dấu hiệu sa trực tràng ở trẻ em
Các bậc phụ huynh có thể nhận biết sớm bệnh khi thấy xuất hiện một khối màu đỏ sẫm, đôi khi nó có kèm theo chất nhầy hoặc một chút máu nhô ra từ lỗ hậu môn của trẻ sau khi trẻ đi đại tiện hoặc sau khi vận động gắng sức. Ban đầu khối sa chỉ xuất hiện sau khi trẻ đi đại tiện và rặn. Tuy nhiên dần dần theo thời gian thì khối sa sẽ tiến triển lớn hơn, sa ra ngoài hậu môn thường xuyên hơn và không còn khả năng tự thu hồi. Khối sa sẽ xuất hiện ngay cả khi trẻ vận động nhẹ như đứng quá lâu, ho hoặc hắt hơi… Ngoài ra sa trực tràng ở trẻ còn có thể đi kèm với các triệu chứng khác để nhận biết sớm như:
- Thường xuyên cảm thấy đau hay khó chịu ở vùng trực tràng, hậu môn khi đi đại tiện.
- Sau khi đi đại tiện luôn có cảm giác còn sót phân, rò rỉ phân và chất nhầy chảy ra từ hậu môn.
- Thấy máu rỉ ra ở vùng hậu môn trực tràng sau khi đi đại tiện.
- Không còn cảm giác mót đi vệ sinh.
- Bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Quấy khóc nhiều, thường xuyên mệt mỏi, ngứa rát và khó chịu vùng hậu môn.
- Tắc ruột.
6. Chẩn đoán bệnh ѕa trựᴄ tràng ở trẻ em như thế nào?
Khi đưa trẻ bị sa trực tràng đến ᴄáᴄ ᴄơ ѕở у tế, ᴄáᴄ báᴄ ѕĩ ѕẽ khám hậu môn để kiểm tra xem trẻ có bị sa trực tràng thật hay không. Ngoài ra trẻ còn đượᴄ ᴄhỉ định làm một ѕố các хét nghiệm ѕau để ᴄhẩn đoán ᴄhính хáᴄ:
- Xét nghiệm ᴄlorua mồ hôi để хáᴄ định được lượng ᴄlorua ᴄó trong mồ hôi ᴄủa trẻ. Khi trẻ bị ѕa trựᴄ tràng thì lượng ᴄlorua mồ hôi ᴄủa trẻ cũng ѕẽ tăng ᴄao.
- Tiến hành chụp X-quang, ѕiêu âm hoặᴄ ᴄhụp CT ѕẽ giúp bác sĩ thấy được ᴄáᴄ ᴠấn đề ᴄủa trựᴄ tràng.
- Xét nghiệm ᴠi trùng ᴄó trong ruột để хem ᴄó loại nào đang gâу bệnh ᴄho trẻ haу không.
7. Sa trực tràng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Ở trẻ em, sa trực tràng thường ở các mức độ nhẹ và không cần can thiệp các phương pháp để điều trị. Chúng ta chỉ cần điều trị theo phương pháp nội khoa, điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Tình trạng sa trực tràng của trẻ sẽ được cải thiện khi các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể phát triển một cách hoàn thiện.
Tuy nhiên ở một số trường hợp nếu không được điều trị, tình trạng bệnh sa trực tràng ở trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể gặp phải các biến chứng không mong muốn như:
- Chảy máu khi đi đại tiện
- Chảy máu, viêm loét trực tràng
- Phù nề, nhiễm trùng hoặc hoại tử khối sa
- Tắc ruột, lồng ruột
- Trực tràng sa kéo theo sa âm đạo, tử cung ở nữ, nghiêm trọng hơn là cả túi cùng Douglas.
8. Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị sa trực tràng
Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, tình trạng sa trực tràng được coi là một bệnh lý có tính chất lành tính. Vì thế nếu trẻ gặp phải tình trạng này, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng mà hãy hỗ trợ giúp đẩy khối sa lên cho trẻ.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Đặt bé nằm ở tư thế ngửa, hai chân dạng ra và kê thêm gối để nâng cao mông. Một người phụ giúp để giữ và giơ hai chân của trẻ lên cao.
- Người còn lại đứng đối diện, dùng nước ấm để rửa và vệ sinh khối sa trực tràng trước khi tiến hành đẩy lên.
- Một tay cầm ngọn khối sa, tay còn lại nhẹ nhàng đẩy khối vào trong
- Cùng lúc đó người phụ sẽ từ từ hạ thấp hai chân của trẻ xuống.
- Khi khối sa được đẩy vào hết thì giữ hai chân trẻ và để duỗi thẳng trong khoảng 30 phút. Lưu ý không nên để cho trẻ quẫy đạp nhiều vì như thế sẽ khiến cho khối sa có thể bị tụt và sa ra ngoài trở lại.
9. Phác đồ điều trị sa trực tràng ở trẻ em
Đối với trẻ dưới 3 tuổi, các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bảo tồn bằng kỹ thuật nội khoa và theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu sau 3 tuổi tình trạng sa trực tràng của trẻ vẫn không có hiện tượng cải thiện thì sẽ được cân nhắc và chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Thông thường khi trẻ sẽ được các bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, giúp làm mềm phân để trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh của từng trẻ mà các bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc kháng sinh, các thuốc bổ như vitamin, chất khoáng và men vi sinh lợi tiêu hóa… để cải thiện tình trạng và giúp cho hệ tiêu hóa tốt hơn.
Điều quan trọng của phương pháp điều trị nội khoa là phụ huynh cần phải đảm bảo tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra, duy trì chế độ ăn hợp lý và hạn chế thói quen bắt trẻ ngồi bô lâu…
Điều trị theo phương pháp ngoại khoa
Trẻ bị sa trực tràng sẽ được cân nhắc chỉ định can thiệp ngoại khoa và phẫu thuật khi:
- Khối sa trực tràng chuyển biến nhanh và nặng kèm theo các biểu hiện như: chảy máu, đau nhiều, nhiều chất nhầy và dịch, hậu môn bị viêm hoặc khối sa bị thoát ra ngoài thường xuyên ngay cả khi trẻ không gắng sức.
- Sau phẫu thuật Pull through xảy ra hiện tượng sa trực tràng ở trẻ cũng thì cần can thiệp ngoại khoa điều trị ngay.
- Khối sa không tự giới hạn mà ngược lại còn phát triển to và nặng hơn sau thời gian theo dõi từ 12 – 18 tháng.
- Với trẻ đã trên 4 tuổi mà vẫn còn khối sa trực tràng cũng nên can thiệp phẫu thuật cho trẻ.
Một số phương pháp phẫu thuật cho trẻ bị sa trực tràng được áp dụng hiện nay là:
- Thủ thuật chích xơ và tiêm xơ hóa.
- Phẫu thuật Thiersch hay còn được gọi là khâu vòng hậu môn với mục đích nhằm làm hạn chế tình trạng giãn quá mức của lỗ hậu môn. Từ đó góp phần giảm thiểu được tình trạng sa hậu môn trực tràng.
- Phẫu thuật cố định khung trực tràng: Được thực hiện khi các phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Việc phẫu thuật có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này, vì vậy cha mẹ cần thận trọng và nghe tư vấn cụ thể từ bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật cho con.
10. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sa trực tràng
Việc chăm sóc cho trẻ bị sa trực tràng cũng cần được các phụ huynh quan tâm. Chăm sóc tốt cho trẻ sẽ quyết định khả năng hồi phục của trẻ nhanh hay chậm. Một số lưu ý khi chăm sóc cho trẻ em bị sa trực tràng đó là:
- Cha mẹ cần theo dõi tần suất đi đại tiện của trẻ mỗi ngày, không nên để trẻ bị táo bón quá lâu. Nếu trẻ không thể đi đại tiện được trong vòng 2 ngày thì cần thay đổi chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Cần tích cực cho trẻ uống nước, ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn và sử dụng thuốc làm mềm phân cho trẻ.
- Không nên cho trẻ ngồi bô, ngồi xổm trong thời gian quá lâu khi đi đại tiện. Tư thế này có thể giúp trẻ đi dễ đi hơn, nhưng nếu để trẻ ngồi quá lâu như vậy sẽ làm cho lòng hậu môn mở rộng, từ đó làm tăng nguy cơ bị sa trực tràng ở trẻ. Để khắc phục tình trạng này các bậc phụ huynh cần tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày.
- Đối với những trẻ có tiền sử đã từng bị sa trực tràng trước đó, khi đi đại tiện, các mẹ có thể giữ bé ở tư thế bế ngửa trẻ, để trẻ dựa hẳn vào lưng vào mẹ, hai tay mẹ giữ đùi trẻ khép lại. Tư thế này vừa giúp cho trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn, vừa làm hạn chế làm cho hậu môn bị giãn rộng.
- Nếu trẻ đang trong thời gian điều trị bệnh sa trực tràng và theo dõi diễn biến bệnh thì cha mẹ cần phải cho trẻ đi tái khám định kỳ 3 tháng một lần để theo dõi sát sao sự phục hồi của bệnh.
11. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sa trực tràng
Song song với việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hồi phục của trẻ bị sa trực tràng. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm chính cho trẻ bao gồm: protein, lipid và carbohydrate để bảo đảm trẻ không bị thiếu chất. Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu như cơm mềm, súp, cháo, canh hầm…
- Nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau xanh, trái cây tươi, hạt ngũ cốc, … để giúp trẻ mềm dễ đi ngoài hơn.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu quá. Từ đó giúp cho quá trình phân giải và hấp thu các dưỡng chất được diễn ra thuận lợi.
- Bổ sung thêm các loại sữa chua, men vi sinh… vào thực đơn mỗi ngày cho trẻ. Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và làm tăng cường hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn những loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều chứa dầu mỡ vì những đồ ăn này không tốt cho hệ tiêu hóa đang phát triển của trẻ.
Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc cha mẹ về bệnh sa trực tràng ở trẻ em. Những trẻ bị sa trực tràng cần được tái khám theo dõi lâu dài dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, do vậy cần đặc biệt chú ý đến sức khỏe của con để có thể kịp thời điều trị bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng