Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Nội dung bài viết
Hiện nay, các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất được người bệnh ưa chuộng. Đó là do chúng có hiệu quả và độ lành tính cao. Trong bài viết, GHV KSol sẽ gửi đến bạn đọc Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Viêm loét dạ dày có phải mổ không? Khi nào thì cần phải mổ
- Những loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến hiện nay
1. Ưu nhược điểm khi dùng các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Những cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc nam có các ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Nguyên liệu đều là các dược liệu tự nhiên nên tương đối lành tính, hầu như không gặp phải những tác dụng phụ hay các biến chứng nguy hiểm.
- Đa phần các cây thuốc nam đều dễ tìm, sẵn có nên giá thành sẽ thấp và dễ áp dụng tại nhà.
- Hoạt chất của các thảo dược sẽ tác động trực tiếp từ bên trong cơ thể, giúp cải thiện bệnh từ từ và hạn chế sự bệnh tái phát.
Nhược điểm:
- Cách sử dụng của các bài thuốc chỉ được truyền miệng và không có ghi chép cụ thể lại nên ít nhiều cũng bị sai lệch, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
- Thời gian sử dụng thuốc mất nhiều, không thể hiện tác dụng nhanh chóng. Do đó, một số bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội, xuất huyết dạ dày thì không nên dùng thuốc nam.
- Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh.
- Tác dụng của các bài thuốc không đặc trị. Do đó, chỉ phù hợp với người mới bị bệnh, chưa có triệu chứng nghiêm trọng.
2. Top 16 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
2.1. Cây chè dây
Chè dây hay còn có tên gọi khác là bạch liễm. Đây là một loại cây dây leo được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc của nước ta. Qua thử nghiệm cho thấy, chiết xuất chè dây có thể trung hòa axit, giảm lượng axit dư trong dạ dày, làm lành vết loét nhanh.
Đồng thời, chè dây còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP– thủ phạm phổ biến gây viêm loét dạ dày.
Ngày nay, loại thuốc nam này được bán khá phổ biến ở dạng phơi khô hoặc trà túi lọc. Cách dùng chè dây chữa viêm loét dạ dày như sau:
- Dùng 10-15g lá chè dây phơi khô, sao vàng. Cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi, đợi 5 phút rồi rót ra uống dần. Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày
- Trường hợp dùng chè dây ở dạng túi lọc, thì có thể pha 2 túi uống mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh do vi khuẩn HP thì có thể tăng lên khoảng 4 túi.
2.2. Gừng
Gừng có khả năng kiềm hóa axit và kích thích tiêu hóa. Do đó, có thể giúp giải quyết được các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đặc biệt, các hoạt chất gingerol và shogaol trong gừng còn hoạt động như chất kháng viêm tự. Bên cạnh đó, các thành phần kẽm, kali và vitamin A, D, E có trong gừng cũng giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
Cách 1: Dùng gừng dưới dạng trà
- Rửa sạch 1 nhánh gừng, băm nhỏ, đem nấu với 300ml nước.
- Đun sôi khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong vào, khuấy đều và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Cách 2: Kết hợp gừng với mía
- Trộn đều 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng.
- Uống hết vào buổi sáng. Duy trì tháng liên tục để giảm tình trạng bệnh rõ rệt.
2.3. Cây nhọ nồi
Nghiên cứu về thành phần của cây cỏ nhọ nồi, đã ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như tanin, carotene, flavonoid. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm tăng tốc độ lành của các vết loét.
Cách 1: Uống nước cây nhọ nồi
- Rửa sạch 1 nắm cỏ nhọ nồi đã chuẩn bị, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng 15 phút.
- Thái nhỏ, xay nhuyễn lá nhọ nồi với 1 ly nước đun sôi để nguội.
- Lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần uống trước ăn.
Cách 2:
- Chuẩn bị: 50g cây nhọ nồi, 4 quả táo tàu khô, 25g bạch cập và 15g quốc lão.
- Đem sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 300ml.
- Chia phần nước thuốc làm 2 phần bằng nhau, uống hết trong ngày. Dùng sau ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.
2.4. Cây dạ cẩm
Sử dụng lá, ngọn non hoặc rễ của cây dạ cẩm để làm thuốc chữa bệnh. Trong cây có các thành phần như Saponin, Tanin, Alkaloid hay Anthrax Glycosid. Những chất này có khả năng kháng khuẩn, giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm lành tổn thương ở dạ dày.
Cách sử dụng:
- Đem ngọn và lá dạ cẩm đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đựng trong túi ni lông dùng dần.
- Mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi khoảng 20 phút trên lửa nhỏ là được.
- Gạn lấy nước thuốc, để nguội, chia thành 3 lần uống trước ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút.
2.5. Cây khôi tía
Lá khôi tía chứa tanin và glucosid, là các chất có khả năng ức chế vi khuẩn HP, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh lành, đồng thời ức chế tiết axit ở dạ dày.
Nhờ đó mà cây khôi tía được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
Cách làm:
- Chuẩn bị: 60g lá khôi, 40g lá bồ công anh, 12g lá khổ sâm và 20g cam thảo dây.
- Cho tất cả vào ấm, đun sôi kỹ trong 20 phút cùng 1,5l nước.
- Chia thành 3 lần uống khi đang đói, tốt nhất là trước khi ăn khoảng 30 phút.
Lưu ý: Dùng lá khôi tía quá liều có thể gây mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Do đó, không nên lạm dụng cách này.
2.6. Cây nha đam
Theo y học cổ truyền, nha đam có tính kháng viêm, sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu độc, kích thích tiêu hóa nên được dùng trong điều trị táo bón, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng.
Cách 1: Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, gọt vỏ, lấy phần ruột bên trong rồi đem xay nhuyễn. Uống một cốc trước khi ăn bữa chính khoảng 30 phút.
Cách 2:
- Mật ong kết hợp với nha đam sẽ giúp trung hòa axit dịch vị, làm dịu kích ứng dạ dày, cải thiện sức đề kháng.
- Chuẩn bị: 5 lá nha đam to và nửa lít mật ong.
- Gọt vỏ nha đam, lấy ruột bên trong, cắt nhỏ, rửa hết nhớt rồi xay nhuyễn cùng với mật ong.
- Cho hỗn hợp vào hũ thủy tinh, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.
- Mỗi lần uống 10ml x 3 lần trong ngày, trước các bữa ăn chính khoảng 30 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.7. Nghệ vàng
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong củ nghệ vàng có chứa hàm lượng curcumin nhiều hơn hẳn so với các nguyên liệu khác. Chất này có thể giúp chống lại viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để bảo niêm mạc.
Cách 1:
- Nghệ tươi giã nát 1 củ, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều rồi vắt lấy nước cốt.
- Thêm mật ong vào nước cốt nghệ, trộn đều rồi uống.
- Trường hợp sử dụng tinh bột nghệ thì trộn trực tiếp với mật ong rồi ăn là được. Mỗi ngày dùng 2 lần.
Cách 2: Pha tinh bột nghệ với nước ấm rồi uống. Có thể thêm một chút mật ong để tăng tác dụng và dễ uống hơn.
Lưu ý: Không sử dụng nghệ cho phụ nữ mang thai, người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật.
2.8. Cây trầu không
Trong lá trầu có chứa nhiều tinh dầu, tanin và beta phenol. Đây là các hợp chất quý có tác dụng tích cực trong tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét.
Cách sử dụng: Rửa sạch 1 nắm lá trầu rồi vò nhẹ đến khi hơi nát. Cho vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn nước ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày và duy trì trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt.
2.9. Lá mơ lông
Lá mơ lông có chứa nhiều sulfur dimethyl disulphide, là một hoạt chất có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, lá mơ lông còn có khả năng giảm đau, giải độc, tiêu thực, kích thích lưu thông máu, giảm phù nề ở niêm mạc dạ dày. Dùng đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng ăn không tiêu, đau rát ở thượng vị, tiêu chảy, ợ nóng do viêm loét dạ dày gây ra.
Cách sử dụng: Rửa sạch 20-30g lá mơ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt uống trước bữa ăn, ngày uống 1 – 2 lần.
XEM THÊM >>> Những lưu ý khi bị ung thư dạ dày người bệnh không nên bỏ qua
2.10. Cây lược vàng
Trong thành phần cây lược vàng có nhiều hoạt chất sinh học như steroid hay flavonoid. Các chất này hoạt động tương tự như chất kháng viêm giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày, giảm các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày.
Cách 1: Dùng lá lược vàng hãm nước sôi.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá cây lược vàng.
- Cách sử dụng: Rửa sạch lá cây lược vàng, ngâm với nước muối rồi thái nhỏ, cho vào bình thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào, vặn chặt nắp và ủ trong 12 giờ. Chia thành nhiều lần uống hết trong.
Cách 2: Nhai lá tươi
- Chuẩn bị: 4 – 5 lá cây lược vàng tươi.
- Cách sử dụng: Rửa sạch lá, rồi cho vào miệng nhai chung cùng với vài hạt muối ăn. Nuốt nước từ từ và có thể nuốt cả bã nếu được.
2.11. Búp ổi non
Trong búp ổi chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, thanh lọc cơ thể, giải độc và ức chế lượng dịch vị tiết ra trong dạ dày. Từ đó mang lại công dụng chữa trị, cải thiện, phục hồi và tăng cường chức năng bảo vệ dạ dày trước những tác nhân gây bệnh.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị: 20g búp ổi hoặc lá ổi non), một nắm gạo lứt và 500ml nước sạch.
- Cách làm: Sao vàng lá ổi chung với gạo lứt. Sau đó, đem sắc chung với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 300ml.
- Cách dùng: Chia lượng thuốc thành 2 phần để uống khi bụng đói. Kiên trì sử dụng trong 15 ngày, người bệnh sẽ cảm nhận được phần nào sự thuyên giảm của bệnh.
2.12. Lá vú sữa
Lá vú sữa có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, hoạt huyết và làm tan máu đọng. Vì vậy, có thể sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh đau, viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong lá vú sữa có hàm lượng chất xơ, vitamin dồi dào và có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, kích thích tiêu hóa.
Cách sử dụng lá vú sữa như sau:
- Lấy 1 nắm lá vú sữa khô.
- Cho vào nồi đun hay hãm trong ấm với nước khoảng 20-25 phút, sau đó chắt nước ra bát.
- Mỗi ngày uống 2 lần.
2.13. Cây bàng
Trong lá bàng có hoạt chất tanin và tinh chất flavonoid. Những chất này có hoạt tính làm lành tổn thương dạ dày, kích thích quá trình tái tạo mô để ngăn ngừa viêm nhiễm và chống viêm loét dạ dày.
Cách chữa viêm loét dạ dày, tá tràng bằng lá bàng như sau:
- Dùng 5-6 lá bàng non, đem đi rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá bàng vào nồi cùng với 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 20 phút.
- Chắt nước ra bát, để nguội và dùng để uống hết trong ngày.
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng nước lá bàng, người bệnh có thể gặp tình trạng đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên, đây là quá trình đào thải sau khi uống nên để giúp dạ dày hoạt động ổn định, vẫn có thể tiếp tục thực hiện cách này.
XEM THÊM >>> [Hỏi đáp] Ung thư dạ dày có uống được tam thất không?
2.14. Cây hoàn ngọc sâm
Cây hoàn ngọc sâm là một dược liệu quý, chứa nhiều thành phần như: Flavonoid, sterol, saponin, acid hữu cơ, carotenoid và đường khử. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa các loại nấm vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh viêm loét.
Cách làm:
- Hái một vài lá hoàn ngọc sâm.
- Đem đi rửa thật sạch.
- Dùng để nhai và ăn trực tiếp.
- Mỗi ngày nên thực hiện cách này 2-3 lần để giúp tình trạng viêm loét được thuyên giảm.
2.15. Cây nguyệt quế
Trong quả và lá của cây nguyệt quế có chứa tinh dầu Cineol. Đây là chất có khả năng hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đau, viêm loét dạ dày và táo bón nhiều lần.
Cách thực hiện:
- Hái vài lá cây nguyệt quế.
- Rửa sạch, rồi đem đi ngâm với nước muối.
- Nhai trực tiếp trước khi ăn để giảm đau và chống viêm loét dạ dày, tá tràng.
2.16. Cây hoàng liên
Hoàng liên là cây dược liệu có khả năng chống vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa cùng một số bệnh viêm nhiễm khác. Nhờ có hoạt chất berberin, cây thảo dược này thể chống lại quá trình hình thành vết viêm loét gây chảy máu trong dạ dày. Qua đó giúp giảm nhanh các triệu chứng của đau dạ dày, tiêu hóa kém, tiêu chảy và chống viêm loét dạ dày.
Cách thực hiện:
- Các nguyên liệu cần có: Cam thảo 6g, đại táo và sơn chi mỗi thứ 12g, hoàng cầm 16g, mai mực và mạch nha mỗi thứ 20g, ngô thù 2g, hoàng liên 8g.
- Mang các nguyên liệu đã chuẩn đi rửa sạch và để ráo nước.
- Cho vào nồi sắc thuốc, đun trong khoảng 30 phút.
- Chắt nước thuốc ra bát, chia làm 2 lần uống trong ngày.
3. Dùng cây thuốc nam chữa viêm loại dạ dày tá tràng có hiệu quả không?
Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày chủ yếu sử dụng các thảo dược từ tự nhiên nên tương đối lành tính và an toàn nếu được sử dụng đúng cách.
Với các cách này, người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp nhiều tác dụng phụ như khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.
Các bài thuốc nam điều trị bệnh dựa trên nguyên lý bảo toàn và thông qua việc bổ sung các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giảm đau tự nhiên sẵn có trong dược liệu để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét, tổn thương ở dạ dày.
Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên các cây thuốc nam cho tác dụng chậm, đẩy lùi bệnh một cách từ từ và đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài chứ không thể cho hiệu quả tức thì như thuốc tây. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong vài tháng hoặc thậm chí lên đến vài năm. Thời gian điều trị bằng các cây thuốc nam dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm loét của dạ dày, tá tràng.
XEM THÊM >>> Tìm hiểu người bị ung thư dạ dày có nên mổ không?
4. Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Để tăng cường hiệu quả của các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, tá tràng thì trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý:
- Kết hợp sử dụng các cách này với thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể gây ra tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.
- Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh: Tránh việc hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Đi ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh, tâm trạng bị căng thẳng quá mức.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý việc ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế việc tiêu thụ các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, gia vị cay nóng nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là 16 loại cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, các thông tin trong bài viết này chỉ có tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý dùng và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng