GIẢI ĐÁP: Gan nhiễm mỡ có uống được nấm linh chi không?
Nội dung bài viết
Nấm linh chi được biết biết đến là vị thuốc quý đối với các bệnh lý về gan. Vậy gan nhiễm mỡ có uống được nấm linh chi không? Dùng như thế nào để hiệu quả? Cùng GHV KSol tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Cần kiêng gì khi gan nhiễm mỡ?
- [GIẢI ĐÁP] Bệnh viêm gan có lây qua đường ăn uống không?
1. Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ
1.1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý thường gặp ở gan, do mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan.
Với người khỏe mạnh, lượng mỡ trong gan khá thấp, chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Tuy nhiên, với những người bị gan nhiễm mỡ, tỉ lệ này sẽ tăng lên từ 5-10% trọng lượng của gan.
Hiện nay, tại Việt Nam, bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, ước tính khoảng 20-30% dân số có biểu hiện của gan nhiễm mỡ. Đa phần những người mắc gan nhiễm mỡ ở độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.2. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ
Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác nhau có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Một số nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Thừa cân, béo phì:
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 80-90 % người bị béo phì đều kèm theo gan nhiễm mỡ.
- Sử dụng nhiều chất kích thích, có cồn như rượu bia:
Người sử dụng quá nhiều chất có cồn làm cho lượng mỡ trong cơ thể không chuyển hóa được, gây ứ đọng trong gan, làm cho tế bào gan bị mỡ hóa, lâu ngày chuyển thành xơ gan, cực kỳ nguy hiểm.
- Chế độ ăn uống
Gan nhiễm mỡ không chỉ xuất hiện ở những người béo phì mà ngay cả với những người suy dinh dưỡng vẫn có khả năng mắc gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do chế độ ăn chứa quá nhiều chất béo xấu, Cholesterol, hoặc do chế độ ăn uống thiếu hụt protein, làm cơ thể giảm sản sinh triglycerides ở gan.
- Người cao tuổi sức đề kháng yếu, chức năng gan bị suy giảm, hệ thống miễn dịch yếu nên có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ khá cao.
- Người mắc bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch như hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải HIV- AIDS, viêm ruột, …
- Các rối loạn di truyền về khả năng oxy hóa acid béo tại ty lạp thể.
- Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính như viêm gan C mãn tính, tiểu đường, bệnh Wilson,…
- Người sử dụng thuốc tây kéo dài có chứa các chất Valproic acid, Amiodarone, Tetracycline, …
1.3. Dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ
- Giai đoạn đầu: Giai đoạn này, đa phần không có các dấu hiệu điển hình, rõ rệt. Chỉ khi đi thăm khám, tiến hành siêu âm, xét nghiệm thì mới có thể phát hiện được. Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp một số biểu hiện như đau tức, nặng vùng gan, mệt mỏi,…
- Ở giai đoạn sau: Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các dấu hiệu nhìn thấy rõ ràng như vàng da, đau bụng, buồn nôn, nôn. Lúc này bệnh đã tiến triển nặng và có thể xuất hiện các biến chứng, việc điều trị sẽ hết sức khó khăn.
1.4. Phân loại
Gan nhiễm mỡ chia làm 4 loại khác nhau:
- Gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ở nhóm này, người mắc bệnh không phải do nguyên nhân liên quan tới rượu mà xuất phát từ việc bị rối loạn khả năng chuyển hóa mỡ của gan, từ đó, dẫn đến dư thừa mỡ trong gan. Những người thuộc nhóm này khi tỉ lệ mỡ trong gan trên 10% trọng lượng của gan.
- Gan nhiễm mỡ do rượu.
Gan nhiễm mỡ được coi là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm gan do rượu. Những người có thói quen uống nhiều rượu trong thời gian dài sẽ gây tổn thương chức năng gan và ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa mỡ của gan. Nếu uống rượu quá nhiều và liên tục trong khoảng thời gian dài thì bệnh gan nhiễm mỡ có nguy cơ bị xơ gan.
- Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu.
Bệnh lý viêm gan, gan nhiễm mỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi lượng mỡ trong gan đạt đến một tỷ lệ nhất định, gan dần to lên, chức năng gan bị suy giảm. Nếu không được điều trị sớm, có thể gây ra những tổn thương khó hồi phục, thậm chí gây xơ gan, ung thư gan.
- Gan nhiễm mỡ cấp tính trong quá trình mang thai.
Đây là trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên, lại cực kỳ nguy hiểm. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ bị gan nhiễm mỡ có thể có một số triệu chứng như buồn nôn, nôn liên tục, da vàng, khó chịu khắp cơ thể, đau hạ sườn phải,…
Do vậy, phụ nữ mang thai cần được kiểm tra sàng lọc, điều trị từ sớm. Các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh và không gây ra hậu quả gì.
XEM THÊM >>> Bật mí bệnh nhân ung thư gan có nên ăn tôm không?
2. Gan nhiễm mỡ có uống được nấm linh chi không?
Theo các nhà khoa học, nấm linh chi có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nấm linh chi cũng được coi là vị thuốc giúp phòng ngừa, điều hòa và làm giảm cholesterol máu , các triglycerid trong máu. Từ đó, giúp tăng cường chức năng và hoạt động của gan, giúp thanh lọc và giải độc tố. Không những vậy, sử dụng nấm linh chi thường xuyên còn giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa tích tụ trong gan ra ngoài, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan và các bệnh lý khác.
Hơn nữa, sử dụng nấm linh chi thường xuyên đem lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho cơ thể. Giúp bạn kích thích ăn ngon, cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất tốt, giảm nguy cơ mắc một số bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
Tác dụng cải thiện gan nhiễm mỡ của nấm linh chi đã được nghiên cứu và minh chứng bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Với thành phần quý hiếm, ngày nay nấm linh chi được người dùng lựa chọn là loại thực phẩm gắn liền với sức khỏe của gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày nay, có 2 loại nấm linh chi được sử dụng là nấm linh chi đỏ và nấm linh chi đen, là 2 loại thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như ung thư gan, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
Nấm linh chi chứa nhiều hoạt chất như Polysaccharides, Germanium, Letina, Aromatase inhibitor, Beta – D – Glucan và các Vitamin khoáng tố vi lượng, Acid amin giúp ổn định lượng mỡ trong gan và máu, giảm tác động của Cholesterol xấu, đồng thời giúp ổn định lượng mỡ trong gan.
Đặc biệt, ở nấm linh chi đỏ dùng trên những người bị gan nhiễm mỡ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đào thải độc tố tốt hơn, tăng cường chức năng bài tiết. Hơn nữa còn hỗ trợ giảm cân, hạn chế béo phì, tạo điều kiện cho gan nghỉ ngơi và tái tạo, sán sinh các tế bào mới.
3. Cách dùng nấm linh chi để hạn chế gan nhiễm mỡ
Có nhiều phương pháp khác nhau để chế biến, sử dụng nấm linh chi để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ. Bệnh nhân có thể áp dụng một số cách như sau:
Nấu nấm linh chi trên bếp
Nguyên liệu: Sử dụng khoảng 10g nấm linh chi khô, 1 lít nước và 3 lát cam thảo (có thể thay bằng atiso hoặc mật ong).
Chế biến: Cắt lát nấm linh chi thành những miếng mỏng. Tiến hành cho nấm linh chi và các nguyên liệu vào nồi, thêm vào 1 lít nước lạnh rồi đun sôi trong 20 phút, để nguội, dùng để uống thay nước cả ngày. Bã nấm linh chi có thể nấu lần 2 để tái dùng do còn nhiều hoạt chất.
Nấu nấm linh chi bằng bình cách thủy
Nguyên liệu: Dùng khoảng 10g nấm linh chi khô (đã được cắt lát hoặc nghiền thành bột), 1 lít nước sôi, 3 lát cam thảo.
Chế biến: Cho tất cả các nguyên liệu đun sôi, sau đó cho vào trong bình cách thủy, đậy nắp kín trong 15 phút là dùng được. Có thể thay cam thảo bằng Atiso hoặc mật ong, hoa cúc.
XEM THÊM>>> [Xem ngay] Bệnh nhân ung thư gan có nên truyền đạm hay không?
Hãm trà
Nguyên liệu: Cũng dùng 10g nấm linh chi khô đã nghiền nhỏ, 1 lít nước sôi, bình trà có nắp kín, 3 lát cam thảo.
Chế biến: Cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong bình trà, đậy nắp kín trong 10 phút, có thể dùng ngay. Uống hết tiếp tục thêm nước và để 10 phút là có thể dùng được.
Trên đây là bài viết tổng hợp và trả lời cho thắc mắc Gan nhiễm mỡ có uống được nấm linh chi không. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết về bệnh gan nhiễm mỡ cũng như cách sử dụng nấm linh chi để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng