[Bật mí] Thực hiện sinh thiết ung thư vú bao lâu có kết quả?
Nội dung bài viết
Sinh thiết ung thư vú bao lâu có kết quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm? Bởi vì rất nhiều người bệnh ngại đau và mất thời gian nên không muốn thực hiện phương pháp này. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem sinh thiết ung thư vú bao lâu thì có kết quả nhé?
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Giải đáp thắc mắc: Ung thư vú có quan hệ vợ chồng được không?
- Bệnh nhân ung thư vú có nên uống sữa không?- Những điều cần biết
1. Sinh thiết ung thư vú là phương pháp gì?
Trước khi đến với câu hỏi sinh thiết vú bao lâu có kết quả, thì hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin cơ bản về phương pháp này.
U vú là loại u thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Những khối u này thường được phát hiện thông qua thăm khám lâm sàng, siêu âm hay chụp X quang tuyến vú hoặc một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Tuy nhiên, chỉ dựa vào những phương pháp này thì chưa đủ cơ sở để đưa ra kết luận khối u vú là lành tính hay ác tính.
Để có thể biết được chính xác tính chất của khối u vú là gì, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm sinh thiết u vú.
Sinh thiết tế bào khối u vú bằng kim nhỏ là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Bản chất của phương pháp này hiểu đơn giản là sử dụng một mũi kim siêu nhỏ để tiếp cận với khối u, sau đó lấy ra một ít chất dịch rồi mang đi xét nghiệm để tìm kiếm, phát hiện tế bào ác tính. Qua đó chọc hút tế bào u vú giúp cho người bệnh có thể lấy mẫu thử để xác định u lành hay ác mà không cần phải thực hiện phẫu thuật.
2. Vì sao cần phải thực hiện sinh thiết vú?
Phương pháp sinh thiết vú có thể được thực hiện nhằm các mục đích:
- Kiểm tra tính chất của một khối u có thể cảm nhận được hoặc sờ thấy ở bên trong vú.
- Kiểm tra một bất thường được tìm thấy thông qua các hình ảnh chụp quang tuyến vú, chẳng hạn như là lắng đọng canxi trong khối mô vú (vôi hóa tuyến vú) hoặc khối u có chứa đầy chất lỏng (u nang).
- Giúp đánh giá được một số vấn đề về núm vú, ví dụ như là chảy máu từ núm vú.
- Tìm hiểu, xác định tính chất của khối u vú là ung thư vú (ác tính) hay là không phải ung thư (lành tính).
- Xác định nguyên nhân gây ra khối u hoặc một vị trí đáng ngờ khác trong vú (do ung thư hay một số vấn đề khác ít nghiêm trọng hơn).
3. Một số trường hợp được chỉ định thực hiện phương pháp sinh thiết vú
Không phải tất cả các trường hợp có bất thường ở vú đều được chỉ định thực hiện sinh thiết.
Một số trường hợp được chỉ định thực hiện chọc hút tế bào khối u vú đó là:
- Người bệnh cảm nhận được hoặc trong quá trình thăm khám lâm sàng bác sĩ phát hiện ra có khối u hoặc một một vài vị trí dày lên bất thường ở vú và nghi ngờ có thể là ung thư.
- Kết quả các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X quang hoặc chụp MRI cho thấy có xuất hiện bất thường ở vú.
- Người bệnh có các biểu hiện bất thường ở vùng núm vú như sưng, đau, nứt, rỉ dịch, chảy máu, biến đổi hình dạng, vùng da xung quanh núm vú bị nhăn hoặc lõm…
Sinh thiết tế bào khối u vú sẽ cung cấp cho bác sĩ kết quả cụ thể về bản chất của khối u để từ đó có phương hướng điều trị phù hợp.
4. Các phương pháp sinh thiết vú
Hiện nay, có nhiều phương pháp sinh thiết vú khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u vú hoặc khu vực nghi ngờ mà sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp sinh thiết phù hợp.
Các loại sinh thiết vú bao gồm:
4.1. Phương pháp sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ (FNA):
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để chọc vào khối u và lấy ra một ít dịch để mang đi xét nghiệm. Sinh thiết FNA cho phép kiểm tra xem khối u đó là u nang (có chứa chất lỏng) hay u rắn.
4.2. Sinh thiết kim lõi (CNB)
Với phương pháp sinh thiết kim lõi sẽ lấy mẫu xét nghiệm bằng một cây kim có lõi rỗng. Mỗi mẫu xét nghiệm sẽ có kích thước bằng khoảng hạt gạo.
4.4. Sinh thiết kim định vị không gian
Khi thực hiện sinh thiết bằng phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt nằm sấp trên bàn có lỗ chạy bằng điện và có thể điều chỉnh nâng lên được.
Phần ngực của người bệnh sẽ được đặt cố định giữa hai tấm kim loại ở phía dưới bàn. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ và lấy mẫu xét nghiệm bằng một kim chuyên dụng hoặc máy dò hút.
4.5. Phương pháp sinh thiết kim lấy lõi theo chỉ dẫn của ảnh chụp MRI
Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp và ngực đặt trong một chỗ lõm trên bàn. Các hình ảnh của tuyến vú sẽ được chụp bởi máy MRI. Từ đó, giúp cho bác sĩ xác định được khối u. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vết rạch nhỏ và lấy mẫu xét nghiệm bằng cây kim lấy lõi.
4.6. Sinh thiết mở (phẫu thuật)
Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên vùng vú và loại bỏ đi một phần hoặc toàn bộ khối u. Phần mô vú bị loại bỏ sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm, thông qua kết quả xét nghiệm sẽ biết được khối u đã được cắt bỏ có đủ hay chưa. Vị trí khối u đã được cắt sẽ được đánh dấu bằng một miếng kim loại nhỏ để có thể theo dõi một cách dễ dàng trong tương lai.
4.7. Phương pháp sinh thiết lập thể
Với phương pháp này, hình ảnh 3D của vùng vú sẽ được tạo ra bằng máy tính và từ kết quả chụp quang tuyến vú. Hình ảnh 3D sau đó sẽ được dùng để hướng dẫn kim sinh thiết đến vị trí chính xác của khối u vú hoặc các khu vực đáng ngờ. Các mẫu tế bào được lấy ra sẽ đem đi xét nghiệm để xác định ung thư.
4.8. Sinh thiết có siêu âm hướng dẫn
Phương pháp này sẽ sử dụng hình ảnh siêu âm của khối u vú, giúp hướng dẫn kim đi đến vị trí cần sinh thiết một cách chính xác.
4.9. Kỹ thuật sinh thiết ung thư vú bằng kim có hút chân không hỗ trợ dưới định vị Stereotactic
Với phương pháp này sử dụng kim sinh thiết có kích thước lớn từ 12G trở lên, kết hợp với lực hút chân không nên sẽ giúp lấy được nhiều mẫu bệnh phẩm hơn, từ đó mang lại khả năng thành công cao hơn.
Mặt khác, kỹ thuật này cũng ít xâm lấn hơn so với phương pháp sinh thiết mở. Vị trí rạch da không cần khâu cũng có khả năng phục hồi, không cần phải chăm sóc đặc biệt. Và người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt làm việc bình thường ngay ngày hôm sau.
Ngoài ra, việc đặt marker đánh dấu vị trí can thiệp cũng được tiến hành ngay trong lúc làm thủ thuật sẽ giúp cho việc theo dõi tổn thương sau khi có kết quả xét nghiệm được thuận lợi hơn.
5.Thực hiện sinh thiết ung thư vú có nguy hiểm không?
Nhìn chung đây là một phương pháp chẩn đoán được đánh giá là tương đối an toàn, gần như không gây ra biến chứng gì. Một số trường hợp sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau một chút trong vòng vài ngày. Tại vị trí đâm kim có thể xuất hiện vết bầm tím tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, một số biến chứng sau khi sinh thiết tế bào khối u vú rất hiếm gặp có thể là:
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng vết sinh thiết.
- Có các dấu hiệu bất thường khác ở vị trí đâm kim. Thông báo ngay với bác sĩ nếu như vùng sinh thiết bị sưng to, chảy máu, tiết dịch, sưng đỏ hoặc nóng kéo dài ở bên vú thực hiện chọc hút tế bào.
6. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh thiết vú
6.1. Các bước chuẩn bị khi thực hiện sinh thiết tế bào khối u vú
Sinh thiết tế bào khối u vú hầu như rất ít xâm lấn, nhẹ nhàng và nhanh chóng nên thường người bệnh ít khi phải chuẩn bị gì, chỉ cần làm theo hướng dẫn của các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên.
Trước khi tiến hành sinh thiết tế bào, người bệnh sẽ cần phải cởi bỏ quần áo đang mặc. Đồng thời thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng (nếu có) cũng như tình trạng dị ứng của bản thân. Trường hợp có sử dụng thuốc chống đông máu thì cần phải tạm ngừng sử dụng trong vòng 3 ngày trước khi thực hiện chọc hút tế bào.
Tốt nhất khi đi khám nên có người nhà hoặc bạn bè đi cùng để đưa người bệnh ra về sau khi hoàn thành sinh thiết tế bào khối u vú.
6.2. Quy trình sinh thiết tế bào ung thư vú
Các bước chung khi thực hiện sinh thiết tế bào u vú thường như sau:
- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, ngay ngắn hoặc đôi khi có thể hơi nghiêng sang một bên.
- Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn ở vùng da, vị trí có khối u vú.
- Trong một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ thực hiện gây tê tại chỗ để giúp cho người bệnh giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, vì việc chọc hút tế bào là tương đối nhẹ nhàng, chỉ tương tự như lấy máu xét nghiệm nên phần lớn bệnh nhân không cần thực hiện gây tê tại chỗ. Bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau khó chịu lúc đưa kim vào nhưng cảm giác này chỉ là tạm thời và rất nhẹ.
- Sử dụng một cây kim nhỏ và rỗng đưa qua da để tiếp cận đến vị trí khối u.
- Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng hút, lấy ra đủ lượng mô hay chất dịch cần kiểm tra để mang đi phân tích dưới kính hiển vi.
- Sau khi hoàn tất, mũi kim được rút ra.
- Ấn nhẹ vào vùng đã chọc kim để giảm bớt nguy cơ chảy máu và băng lại ngay sau đó.
Toàn bộ quá trình sinh thiết này thường diễn ra trung bình trong thời gian khoảng 15 phút. Người bệnh thường sẽ hoàn toàn tỉnh táo, có thể sẽ cảm thấy hơi nhói hay khó chịu một chút trong quá trình thực hiện.
Vết kim sinh thiết rất nhỏ nên hoàn toàn không để lại sẹo ở vùng vú. Trong thời gian thực hiện, bệnh nhân nên nằm im, thả lỏng cơ thể, không gồng cứng người lên. Khi đã hoàn tất sau quá trình lấy mẫu sinh thiết, người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 15 – 30 phút, nếu không có vấn đề gì là có thể về nhà.
7. Sinh thiết ung thư vú bao lâu có kết quả và ý nghĩa của kết quả
Sau khi thực hiện sinh thiết, bệnh phẩm lấy được từ khối u của bệnh nhân sẽ được mang đi làm xét nghiệm tại Khoa Giải phẫu bệnh. Kết quả sinh thiết vú có thể có trong ngày hoặc đôi khi mất một khoảng thời gian từ 2 – 5 ngày, phụ thuộc vào lượng mô lấy ra và phương pháp xét nghiệm.
Kết quả sinh thiết tế bào vú có thể có ý nghĩa như sau:
- Nếu kết quả sinh thiết là khối u đó lành tính, bác sĩ sẽ chỉ khuyến cáo bệnh nhân theo dõi, tầm soát định kỳ để kiểm tra và xác định khối u đó không thay đổi về tính chất.
- Nếu kết quả dương tính với tế bào ung thư, thì bác sĩ sẽ cần xác định bản chất của ung thư và sử dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hỗ trợ khác để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc sinh thiết ung thư vú bao lâu có kết quả sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như phương pháp. Bên cạnh đó, một số thông tin khác liên quan đến sinh thiết ung thư vú cũng đã được cung cấp trong bài viết này, hy vọng có ích cho bạn đọc.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng